Cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử tại kho bạc nhà nước quận 1 – thành phố hồ chí minh (Trang 88)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.4. Cơ sở vật chất

Hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị là điều kiện cần để thực hiện công tác KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử trên địa bàn. Để việc truyền nhận thông tin và giao dịch diễn ra một cách nhanh chóng và chính xác thì cần có một hệ thống thiết bị hiện đại, hoạt động tốt, thời gian xử lý nhanh. Đồng thời, một đường truyền tốc độ cao sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ truyền dữ liệu giữa các đơn vị tham gia. Với hệ thống hiện đại thì quy trình KSC sẽ diễn ra suôn sẻ hơn và tạo sự thuận lợi cho cả KB, TC và ĐVSDNS.

Việc áp dụng công nghệ thông tin và hạ tầng truyền thông sẽ giúp việc KSC NSNN chính xác, thời gian thực hiện các giao dịch chi ngân sách nhà nước nhanh chóng, từ đó ĐVSDNS sẽ không phải chờ đợi lâu, chứng từ liên quan sẽ được ghi nhận ngay lập tức thông qua việc hạch toán trên các chương trình phần mềm ứng dụng hiện đại,... Những cải tiến này sẽ góp phần to lớn vào quá trình nâng cao hiệu quả của việc quản lý chi ngân sách nhà nước.

Bảng 3. 15. Kết quả khảo sát ý kiến của đơn vị sử dụng ngân sách về cơ sở vật chất tại KBNN quận 1 – TP.HCM

Đơn vị: %

TT Nội dung Mức độ đánh giá

1 2 3 4 5

1 Trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại 8 12 27 34 19 2 Nơi giao dịch có cơ sở vật chất trông hấp

dẫn, sắp xếp khoa học, hợp lý

10 15 39 25 11

3 Đầy đủ các tài liệu liên quan đến dịch vụ 12 23 29 22 14 4 Hệ thống máy móc có chất lượng tốt, đường

truyền internet nhanh, kết nối tốt 15 22 30 21 12

(Nguồn: Kết quả khảo sát các đối tượng sử dụng ngân sách năm 2018)

Một trong những điểm mạnh của KBNN Quận 1 là trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại, điều này thể hiện qua số liệu thống kê trong Bảng 3.13 cụ thể 34% đối tượng đồng ý, 19% rất đồng ý và chỉ có 20% không đồng ý với nội dung này. Cũng có 36% đối tượng sử dụng ngân sách đồng ý (cụ thể là 25% đồng ý và 11 % rất

đồng ý) với nội dung khảo sát cho rằng nơi giao dịch có cơ sở vật chất trông hấp dẫn, sắp xếp khoa học, hợp lý.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực trong các phản hồi về hệ thống trang thiết bị là nhiều ý kiến phản ánh rằng hệ thống đường truyền internet có chất lượng chưa tốt và còn chậm: Có 22% không đồng ý và 15% rất không đồng ý với nội dung “Hệ thống máy móc có chất lượng tốt, đường truyền internet nhanh, kết nối tốt”. Qua đó, ta thấy rằng đơn vị tham gia cần đầu tư hơn nữa vào hệ thống đường truyền internet nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Bên cạnh đó, một số ý kiến còn phản ánh rằng tại KBNN Quận 1 chưa có đầy đủ tài liệu hướng dẫn thực hiện các quy trình của dịch vụ, cụ thể: 23% không đồng ý và 12% rất không đồng ý với nội dung cho rằng KBNN Quận 1 đã có đầy đủ tài liệu liên quan đến quy trình KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử.

3.5 Đánh giá chung về kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử tại Kho bạc nhà nước Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh

3.5.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, luật pháp, chính sách và các quy định có liên quan đến xây dựng và phát triển KBNN điện tử đã từng bước được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển KBNN điện tử.

Luật ngân sách nhà nước ra đời cùng với các văn bản hướng dẫn Luật đã tạo tiền đề, cơ sở pháp lý tương đối hoàn chỉnh cho công tác tổ chức chi và kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN. Theo đó, tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước đều phải được các cơ quan quản lý tài chính kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ. Công tác lập, duyệt và phân bổ dự toán đã dần đi vào nề nếp.

Hệ thống văn bản quy định cụ thể về công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN cũng được ban hành đầy đủ, bao trùm được đầy đủ các nội dung nghiệp vụ của công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN.

Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, hệ thống văn bản về CNTT, về chữ ký điện tử phục vụ cho việc xây dựng và phát triển KBNN điện tử khá đầy đủ. KBNN có thể căn cứ vào hệ thống các Luật, các văn bản này để xây dựng chiến lược phát triển KBNN điện tử.

Thứ hai, đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ, tài liệu ngày càng tăng do có sự hướng dẫn và kiểm tra, kiểm soát nghiêm túc của cán bộ KSC KBNN trong quá trình tiếp nhận và thụ lý hồ sơ kiểm soát chi.

Với sự trợ giúp của CNTT, thông qua công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN, KBNN quận 1 đã kịp thời phát hiện các khoản chi không đúng thủ tục hoặc hồ sơ chưa đảm chặt chẽ, hợp lý, yêu cầu đơn vị phải hoàn thiện. Đồng thời kiên quyết từ chối các khoản chi vi phạm tiêu chuẩn định mức, chế độ của Nhà nước. Gắn việc thực hiện kiểm soát chi NSNN với thực hiện phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm.

KBNN quận 1 đã nghiên cứu và đưa vào triển khai ứng dụng thành công bước đầu chương trình quản lý KSC vốn đầu tư trên mạng máy tính ĐTKB-LAN, chương trình Tổng hợp báo cáo THBC-DTKB-LAN và Quản lý cam kết chi trên chương trình TABMIS đã giúp:

- Công tác quản lý, KSC vốn đầu tư được theo dõi một cách khoa học, chặt chẽ, hạn chế những sai sót có thể xảy ra trong quá trình theo dõi thủ công trước đây và kiểm tra được tình hình thanh toán có vượt KHV hay không.

- Chương trình tổng hợp báo cáo THBC-DTKB-LAN thông qua việc nhập đầy đủ dữ liệu vào Chương trình Tổng hợp báo cáo và truyền về KBNN cấp trên theo đúng thời gian quy định, đảm bảo số liệu chính xác, khớp đúng giữa bộ phận KSC và bộ phận kế toán, tiến tới không sử dụng phương pháp tổng hợp báo cáo thủ công, chuyển sang hoàn toàn thực hiện báo cáo theo chương trình Tổng hợp báo cáo, điều này giúp giảm bớt công việc cho bộ phận KSC trong việc báo cáo hàng tháng, tiến tới một bộ máy KBNN gọn nhẹ, an toàn và phù hợp với lộ trình cải cách hành chính và hiện đại hóa hoạt động KBNN.

Thứ ba, hồ sơ tài liệu của các đơn vị gửi đến KBNN quận 1 phần lớn đều đảm bảo các điều kiện chi theo chế độ quy định

Việc sử dụng phần mềm TABMIS trong việc giải quyết hồ sơ KSC rất nhanh chóng, chính xác, kết quả kiểm tra đúng, sai rõ ràng. Những đơn vị có hồ sơ không đạt yêu cầu cũng không có ý kiến thắc mắc vì hồ sơ được kiểm tra kiểm soát bằng phần mềm máy tính, theo những tiêu chí kiểm tra đã được đưa vào CSDL TABMIS

chứ không theo quyết định chủ quan của con người, việc này cũng giảm được vấn đề tiêu cực, nhũng nhiễu của cán bộ KSC trong quá trình giải quyết hồ sơ.

Với việc nhập và phân bổ dự toán thông qua phần mềm ứng dụng TABMIS kết hợp với việc thực hiện luật NSNN sửa đổi, thay đổi hình thức cấp phát từ hạn mức kinh phí sang kiểm soát và cấp phát theo dự toán, đã thuận lợi hơn cho đơn vị sử dụng NS và công tác kiểm soát chi của KBNN quận 1. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý chi NSNN cũng được quy định rõ hơn và vì vậy, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và điều hành NSNN.

Cùng với việc đảm bảo vốn ngân sách nhà nước sử dụng đúng mục đích, thanh toán đúng đối tượng, kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN đã góp phần vào việc kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng tiền mặt và ổn định lưu thông tiền tệ.

Thứ tư, trình độ nhân lực của KBNN quận 1 nói chung và cán bộ CNTT nói riêng đã từng bước được nâng lên.

Trong những năm gần đây, KBNN đã tổ chức nhiều khoá học đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức tin học cho đội ngũ công chức làm công tác chuyên môn cũng như cán bộ CNTT. Đến nay hầu hết cán bộ KBNN được đào tạo về tin học cơ bản, 90 % cán bộ có khả năng sử dụng máy tính cho công tác chuyên môn nghiệp vụ hàng ngày, cán bộ tin học được đào tạo về quản trị mạng và quản trị dữ liệu theo chuẩn quốc tế.

Với nguồn nhân lực có trình độ đại học và trên đại học chiếm số đông, có thể đánh giá KBNN quận 1 có được nguồn nhân lực tương đối chất lượng, cán bộ công chức KBNN quận 1 ngoài việc được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ còn được thường xuyên đào tạo trang bị kiến thức mới về CNTT nói chung và về các phần mềm nghiệp vụ trong hệ thống KBNN. Có thể đánh giá cán bộ nghiệp vụ KBNN quận 1 có thể đảm bảo tốt cho việc triển khai các phần mềm nghiệp vụ trong hệ thống KBNN trong quá trình xây dựng và phát triển KBNN điện tử.

Thứ năm, cơ sở hạ tầng CNTT của KBNN quận 1 đã bước đầu đáp ứng yêu cầu của công tác kiểm soát chi NSNN theo mô hình KBNN điện tử.

KBNN quận 1 đã thiết lập hệ thống hạ tầng CNTT tương đối mạnh, tạo cơ sở cho việc phát triển KBNN theo mô hình KBNN điện tử.

Hệ thống máy chủ, máy trạm, máy in, thiết bị tin học đã được kết nối tốc độ cao, từ đó tạo ra một cơ sở hạ tầng vững chắc cho việc vận hành các chương trình phần mềm ứng dụng của ngành theo hướng tập trung.

Khi thực hiện giao dịch điện tử, đơn vị có thể gửi hồ sơ, chứng từ điện tử qua dịch vụ công của KBNN 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, tết. Lợi ích của giao dịch điện tử là có hệ thống cảnh báo kiểm soát chi quá thời hạn. Đồng thời, giúp lãnh đạo có thể kiểm tra được tình trạng xử lý hồ sơ kiểm soát chi, làm tăng tính trách nhiệm đối với cán bộ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ (Tuy nhiên, do đang trong giai đoạn thí điểm nên các đơn vị sử dụng ngân sách vẫn có thể áp dụng song song hai phương pháp giao dịch điện tử và giấy truyền thống).

3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

3.5.2.1. Những hạn chế về kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử

Thứ nhất, luật pháp, chính sách về cơ bản đáp ứng được công tác quản lý và điều hành Ngân sách, tuy nhiên Luật NSNN, Luật giao dịch điện tử và hệ thống văn bản dưới Luật hướng dẫn thực hiện còn một số nội dung chưa phù hợp với yêu cầu thực tế.

Hệ thống chính sách pháp luật về quản lý NSNN còn những điểm hạn chế như: Căn cứ xây dựng dự toán NSNN hàng năm còn chưa đầy đủ, chưa gắn kết chặt chẽ với kế hoạch NSNN trung hạn, kế hoạch đầu tư trung hạn; chưa gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị cả về số lượng và chất lượng, chưa có tiêu chí đánh giá và giám sát thực hiện nhiệm vụ của đơn vị; công tác chấp hành, quyết toán ngân sách, thanh tra, kiểm toán còn chưa hợp lý, chưa đầy đủ; kỷ luật về ngân sách chưa nghiêm; chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính và hoàn thiện KBNN điện tử.

Các văn bản luật pháp chính sách về đầu tư và xây dựng chưa thật sự thống nhất, và đồng bộ, một số qui định trong các văn bản của các Bộ ngành còn chồng chéo chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội theo cơ chế thị trường; công tác quy hoạch trong đầu tư và xây dựng chưa thực sự đi trước một bước nên chưa đáp ứng tốc độ đầu tư; chất lượng công tác đầu tư vẫn còn hạn chế.

Văn bản quy định về quản lý và sử dụng chữ ký số chuyên dùng (Thông tư số 05/2010/TT-BNV ngày 01/07/2010 của Bộ Nội vụ) còn hạn chế, chưa linh hoạt phù hợp với thực tế trong việc thu hồi, cấp đổi, cấp mới chữ ký số khi người sử dụng luân chuyển công tác, thay đổi vị trí công việc.

Thứ hai, vẫn còn xuất hiện hồ sơ KSC chưa đạt yêu cầu về tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ tài liệu do việc ứng dụng CNTT trong KSC chưa hoàn thiện, trình độ cán bộ lập hồ sơ tại đơn vị còn hạn chế.

Việc giao nhận hồ sơ và tài liệu của một số đơn vị gửi đến KBNN quận 1 còn chưa chuẩn, phải hoàn thiện nhiều lần do đơn vị chưa triển khai được chương trình giao nhận hồ sơ qua mạng. Mặt khác, do trình độ một số chủ đầu tư, đặc biệt chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án và cán bộ ban quản lý không có đủ năng lực, vì vậy khi triển khai thực hiện nhiệm vụ ĐTXDCB còn lúng túng ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hồ sơ thủ tục, tiến độ thi công, tổ chức giám sát, nghiệm thu để đề nghị thanh toán.

Thứ ba, những điều kiện để thực hiện KSC NSNN quy định khá đầy đủ, tuy nhiên định mức chi chưa đồng bộ, thậm chí lạc hậu hoặc thiếu định mức dẫn đến việc vi phạm điều kiện chi NSNN.

Việc phân bổ và giao dự toán ngân sách cho đơn vị sử dụng NS phải hoàn thành trước ngày 31/12 năm trước, nhưng trong thực tế tất cả các đơn vị đều có dự toán không đúng thời gian qui định, phổ biến việc phân bổ dự toán chậm 1 đến 2 tháng so với chế độ qui định. Chất lượng giao dự toán chưa cao, dự toán điều chỉnh, bổ sung phát sinh quá nhiều đặc biệt vào thời điểm cuối năm.

Một số tiêu chuẩn định mức chi đã được sửa đổi, bổ sung, nhưng xét về tổng thể thì hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi NSNN còn chưa đồng bộ, nhiều định mức đã quá lạc hậu, thậm chí có lĩnh vực chi chưa xác định được mức chi tiêu. Tình trạng này dẫn đến việc lập, duyệt dự toán không có căn cứ chắc chắn; tình trạng chi sai dự toán diễn ra khá phổ biến; KBNN quận 1 thiếu căn cứ để kiểm soát chi; đơn vị dự toán thường phải tìm cách để hợp pháp hoá các khoản chi cho phù hợp với những tiêu chuẩn, định mức đã lạc hậu, nên dễ vi phạm kỷ luật tài chính.

Thứ tư, trình độ CNTT của cán bộ cao tuổi chưa đáp ứng được yêu cầu của kiểm soát chi NSNN theo mô hình KBNN điện tử.

Trình độ nghiệp vụ KSC và trình độ CNTT của cán bộ làm công tác quản lý tài chính nói chung và kiểm soát chi NSNN nói riêng còn bộc lộ nhiều bất cập. Tại các đơn vị sử dụng NS, trình độ nghiệp vụ và trình độ CNTT của cán bộ kế toán làm công tác chi ngân sách cũng còn hạn chế nhiều, đặc biệt là đối với cán bộ tại khối xã, phường và các đơn vị sự nghiệp như các trường, nhà hát,…phần lớn cán bộ ít được đào tạo cơ bản về chuyên môn tài chính - kế toán và CNTT, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và điều hành NSNN.

Xu thế phát triển ứng dụng, triển khai và quản trị vận hành ứng dụng theo hướng tập trung ngày một tăng lên, số lượng cán bộ CNTT chuyên trách còn thiếu, chưa đáp ứng được đòi hỏi của xu thế phát triển ứng dụng, triển khai và quản trị vận hành ứng dụng theo hướng tập trung.

Thứ năm, cơ sở hạ tầng CNTT bước đầu đã được cải thiện nhưng về cơ bản vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử.

Hệ thống máy móc dự phòng khắc phục thảm họa chưa được đầu tư đúng mức cho các ứng dụng lớn, khi chuyển sang giai đoạn mới với xu thế tập trung hóa sẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử tại kho bạc nhà nước quận 1 – thành phố hồ chí minh (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)