Định hướng hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử tại kho bạc nhà nước quận 1 – thành phố hồ chí minh (Trang 98)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.1 Định hướng hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho

bạc nhà nước điện tử tại Kho bạc nhà nước Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh

Theo đó, định hướng trong công tác KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử là: Đổi mới công tác quản lý, KSC qua KBNN trên cơ sở xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc; thực hiện KSC theo kết quả đầu ra, theo nhiệm vụ và chương trình ngân sách; thực hiện phân loại các khoản chi NSNN theo nội dung và giá trị để xây dựng quy trình KSC hiệu quả trên nguyên tắc quản lý theo rủi ro; phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị sử dụng NSNN; có chế tài xử phạt hành chính đối với cá nhân, tổ chức sai phạm hành chính về sử dụng NSNN. Thống nhất quy trình và đầu mối kiểm soát các khoản chi của NSNN. Tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác KSC, bảo đảm đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát, hoàn thiện quy trình KSC điện tử.

Thực hiện tốt công tác KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hành tiết kiệm, tập trung nguồn lực tài chính để phát triển KT-XH, ổn định và lành mạnh nền tài chính quốc gia, chống các hiện tượng tiêu cực, lãng phí, góp phần ổn định tiền tệ, chống lạm phát. Việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử trong thời gian tới phải đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây:

Thứ nhất, hoàn thiện KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử trên cơ sở luật pháp chính sách phải nhất quán, rõ ràng và phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, của KBNN, của đơn vị sử dụng NS.

Luật pháp, chính sách là yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định sự thành công của việc hoàn thiện KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử. Để đưa được luật pháp, chính sách vào phần mềm ứng dụng thì luật pháp chính sách phải nhất quán từ các văn bản quy định chung có tính pháp lý cao đến văn bản hướng dẫn thực hiện chi tiết. Hệ thống tiêu chuẩn định mức chi phải đồng bộ, chi tiết, sát với thực tế và phải đưa được vào phần mềm ứng dụng.

Mặt khác, luật pháp, chính sách cũng cần phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị tham gia vào quy trình KSC NSNN. Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan tài chính, của KBNN trong việc thực hiện KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử cũng như quyền hạn, trách nhiệm của đơn vị sử dụng NS khi tham gia vào quy trình KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử. Xây dựng và ban hành cơ chế xử phạt hành chính đối với cá nhân, tổ chức sai phạm hành chính về quản lý, sử dụng kinh phí NSNN.

Luật pháp chính sách cần chặt chẽ để không cơ quan nào, không đơn vị nào có thể làm sai so với quy định, không cơ quan nào có thể nhũng nhiễu đơn vị trong quá trình thực hiện KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử.

Luật pháp, chính sách cũng cần quy định phù hợp với thực tế công việc diễn ra hàng ngày, đảm bảo khi thực hiện phải tuân thủ nguyên tắc chung, đảm bảo an ninh an toàn thông tin đồng thời luật pháp, chính sách không được cứng nhắc gây ách tắc công việc.

Thứ hai, hoàn thiện KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử trên cơ sở quy trình KSC phải công khai, minh bạch trong quá trình KSC NSNN.

KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử đòi hỏi quy trình KSC phải rõ ràng, minh bạch, từng bước trong quy trình đều được thực thi trên máy tính có kết nối mạng. Công việc KSC diễn ra tại mỗi bước trong quy trình đều được lập trình theo một quy trình nghiệp vụ rõ ràng, minh bạch, nếu quy trình KSC không rõ ràng, minh bạch thì quy trình này không thể đưa vào phần mềm ứng dụng được. Phần mềm ứng dụng chỉ có thể lập trình để biết được đúng hoặc sai, có dữ liệu đầu vào sẽ có dữ liệu đầu ra, rất rõ ràng nên quy trình KSC muốn đưa được vào phần mềm ứng dụng để áp dụng cho KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử thì quy trình KSC

phải rõ ràng, minh bạch, quy định đầy đủ các bước công việc cần thực hiện cũng như quy định đầy đủ các mẫu biểu, các tài liệu cần có trong hồ sơ KSC. Khi quy trình KSC rõ ràng, minh bạch, được số hóa vào phần mềm máy tính thì con người không thể can thiệp vào quy trình theo ý muốn chủ quan của mình. Việc này giúp loại bỏ hiện tượng nhũng nhiễu của cán bộ KSC khi thụ lý hồ sơ KSC của đơn vị đồng thời cũng làm cho đơn vị sử dụng NS phải tuân thủ theo quy trình KSC đã được lập trình sẵn, không thể dùng ảnh hưởng của cá nhân tác động vào quy trình thụ lý hồ sơ cũng như không thể sử dụng đồng tiền tác động để làm tắt quy trình KSC, làm sai so với quy định của Nhà nước.

4.1.2 Mục tiêu hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử tại Kho bạc nhà nước Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 là: Xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tổng KTNN nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước. Đến năm 2020, các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại theo mô hình Kho bạc điện tử.

KBNN Quận 1 đã đặt ra chỉ tiêu cụ thể về phát triển hoạt động KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử đến hết năm 2020 là 100% các đơn vị sử dụng ngân sách tham gia sử dụng dịch vụ công. Với chỉ tiêu này, các đơn vị sử dụng ngân sách sẽ phải nỗ lực để có sự phát triển, góp phần vào việc đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của TP.HCM nói riêng và theo định hướng của Chính phủ, của KBNN nói chung.

4.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử tại Kho bạc nhà nước Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh

4.2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách và quy trình kiểm soát chi ngân sách nhà nước phù hợp với mô hình kho bạc nhà nước điện tử nước phù hợp với mô hình kho bạc nhà nước điện tử

quy trình cấp phát NSNN theo cam kết chi NSNN. Các đơn vị dự toán cam kết sử dụng dự toán chi NS thường xuyên được giao hàng năm để thanh toán cho hợp đồng đã ký giữa đơn vị dự toán với nhà cung cấp. Các chủ đầu tư cam kết sử dụng kế hoạch vốn đầu tư được giao hàng năm để thanh toán hợp đồng đã ký giữa chủ đầu tư với nhà cung cấp, đảm bảo trong phạm vi kế hoạch vốn năm được duyệt. Nguyên tắc quản lý và kiểm soát cam kết chi là tất cả các khoản chi của NSNN đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao dự toán đối với chi thường xuyên hoặc giao kế hoạch vốn đối với chi đầu tư có hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị 200 triệu đồng trở lên đối với chi thường xuyên hoặc 1 tỷ đồng trở lên đối với chi ĐTXDCB thì phải được quản lý, kiểm soát cam kết chi qua KBNN.

Việc duyệt dự toán, phân bổ kinh phí phải đảm bảo chính xác và kịp thời, đơn vị phải xây dựng kế hoạch chi tiêu bám sát nhu cầu. Thay thế cơ chế KBNN kiểm soát bảng kê thanh toán tạm ứng bằng nội dung kiểm soát và thanh toán trực tiếp đến đơn vị cung cấp hàng hoá, lao vụ hoặc người nhận thầu. Đối với các khoản chi lớn thực hiện việc đăng ký cam kết chi NSNN trên cơ sở dự toán được duyệt và hợp đồng đã ký giữa đơn vị sử dụng NSNN và tổ chức cung cấp hàng hóa nhằm đảm bảo cho việc chi tiêu NSNN đã có đầy đủ hồ sơ, thủ tục và chủ động trong bố trí tồn quỹ ngân sách. Thí điểm thực hiện khoán chi theo yêu cầu nhiệm vụ nhưng cần thiết phải có một biện pháp quản lý chi NSNN trên cơ sở các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu hết sức khoa học và đương nhiên mọi khoản chi tiêu NSNN đều phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Tài chính, KBNN và các cơ quan chức năng.

Đối với chi XDCB phải ban hành thống nhất quy trình kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm cả vốn đầu tư trong nước và ngoài nước, trên cơ sở gộp hai quy trình về kiểm soát chi vốn đầu tư trong nước và ngoài nước như hiện nay và các quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng.

Nội dung quy trình quy định rõ đối tượng KSC là các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN thanh toán qua hệ thống KBNN bao gồm cả vốn trong nước và vốn ngoài nước, cụ thể đối với từng loại vốn, chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án; phải quy định cụ thể được các vấn đề như kiểm soát chi khối lượng phát sinh, kiểm soát chi đối với các dự án do xã làm chủ đầu tư, kiểm soát chi đối với các loại công việc ký

kết với các cá nhân hoặc nhóm người không có tư cách pháp nhân. Như vậy, sẽ đảm bảo nhất quán chỉ có một quy trình kiểm soát chi vốn đầu tư cho NSNN, đồng thời dễ tra cứu, đối chiếu khi cần thiết và tiện lợi cho khách hàng khi giao dịch. Thường xuyên kiểm tra đánh giá quy trình kiểm soát chi vốn ĐTXDCB nhằm mục đích cải tiến cho phù hợp với quy định mới cũng như thực tế phát sinh.

4.2.2. Tiếp tục hoàn thiện kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử

Để hoàn thiện việc kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu chi NSNN theo mô hình KBNN điện tử, KBNN cần nhanh chóng triển khai việc khai báo và giao nhận hồ sơ KSC trên cổng thông tin điện tử KBNN thay cho việc giao nhận hồ sơ giấy tại quầy giao dịch như hiện nay.

Đơn vị sử dụng NS có thể thực hiện khai báo phiếu giao nhận hồ sơ giao dịch kiểm soát chi qua mạng và giao dịch một cửa; kê khai yêu cầu thanh toán trực tuyến, sau đó có thể theo dõi tiến độ, trạng thái giao nhận hồ sơ, xử lý yêu cầu thanh toán và nhận thông báo trả kết quả xử lý trực tuyến thông qua cổng thông tin điện tử của KBNN.

Trên cổng thông tin điện tử KBNN, hồ sơ và chứng từ chi NSNN được thiết kế mẫu theo đúng mẫu quy định với đầy đủ các tiêu chí thông tin trên hồ sơ, chứng từ, các đơn vị sử dụng NS có thể truy cập vào cổng thông tin điện tử của KBNN để lập và nộp hồ sơ trực tuyến.

Các tiêu chí trên hồ sơ điện tử được lập trình sẵn trong phần mềm lập hồ sơ trực tuyến theo những ràng buộc đúng với luật pháp, chính sách quy định. Khi đơn vị lập hồ sơ trực tuyến, phần mềm sẽ kiểm soát bước đầu tính hợp lệ của hồ sơ ngay tại khâu lập hồ sơ trực tuyến. Nếu đơn vị lập hồ sơ theo đúng các quy định với đầy đủ thông tin đã được đưa vào phần mềm thì đơn vị có thể gửi hồ sơ đã lập đến KBNN qua cổng thông tin điện tử, ngược lại, nếu đơn vị lập hồ sơ không tuân theo các bước quy định hoặc không điền đầy đủ các thông tin quy định trong hồ sơ, phần mềm sẽ không cho phép đơn vị gửi hồ sơ chưa hoàn thiện đến KBNN đồng thời hiển thị cảnh báo cho đơn vị biết những nguyên nhân sai sót làm cho hồ sơ của đơn vị không được chấp nhận.

Như vậy, nếu đơn vị sử dụng NS muốn lập và nộp được hồ sơ KSC đến KBNN để thực hiện tạm ứng hoặc thanh toán thì bắt buộc đơn vị phải lập hồ sơ tuân theo đúng các quy định và các tiêu chí trong hồ sơ đã được lập trình sẵn trong phần mềm giao nhận hồ sơ trực tuyến.

Nói một cách khác, khi KBNN triển khai thực hiện việc giao nhận hồ sơ KSC NSNN qua cổng thông tin điện tử của hệ thống KBNN thì bắt buộc đơn vị sử dụng NS phải lập hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ mới có thể tiến hành giao dịch các bước tiếp theo. Việc này đảm bảo cho tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, chứng từ KSC NSNN qua KBNN.

4.2.3. Thực hiện việc kiểm soát tính pháp lý của chữ ký điện tử của đơn vị sử dụng ngân sách khi thực hiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình dụng ngân sách khi thực hiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử.

Việc kiểm soát tính pháp lý của chữ ký điện tử của đơn vị sử dụng NS khi thực hiện KSC từ trước đến nay hệ thống KBNN chưa thực hiện được do chưa triển khai việc giao nhận hồ sơ KSC trực tuyến trên cổng thông tin điện tử mà vẫn giao nhận hồ sơ KSC theo dạng giấy tờ tại quầy giao dịch của KBNN. Hồ sơ KSC dưới dạng giấy tờ bắt buộc đơn vị sử dụng NS phải có chữ ký tươi của thủ trưởng và kế toán đơn vị sử dụng NS kèm theo con dấu thể hiện tư cách pháp nhân của đơn vị để đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu KSC của đơn vị.

Để kiểm tra, kiểm soát được tính pháp lý của CKĐT đi kèm với hồ sơ, chứng từ KSC do đơn vị gửi đến, KBNN phải được trang bị hệ thống máy chủ xác thực CKĐT với các phần mềm chuyên dụng trong việc xác thực CKĐT. Hiện tại, năng lực của máy chủ xác thực CKĐT của KBNN có thể đáp ứng được việc kiểm tra, kiểm soát được tính pháp lý của CKĐT đi kèm với hồ sơ, chứng từ KSC điện tử.

Khi hồ sơ, chứng từ của khách hàng được lập qua mạng, được thủ trưởng và kế toán đơn vị ký chữ ký điện tử và gửi đến KBNN, hệ thống máy chủ của KBNN sẽ tự động kiểm tra tính hợp pháp của chữ ký số trong hồ sơ, chứng từ. Nếu phát hiện chữ ký điện tử không hợp pháp, hồ sơ, chứng từ sẽ bị trả lại người gửi. Nếu chữ ký điện tử hợp pháp, hồ sơ, chứng từ sẽ được nhận vào hệ thống dữ liệu của KBNN để cán bộ kiểm soát chi tiến hành kiểm soát chi thông qua phần mềm kiểm soát chi.

Việc ứng dụng chữ ký số trong quá trình kiểm tra, kiểm soát hồ sơ KSC điện tử, ký duyệt kết quả xử lý hồ sơ sẽ giảm thời gian đi lại của đơn vị do không cần làm việc trực tiếp tại KBNN đồng thời làm tăng tốc độ thụ lý hồ sơ của cán bộ KBNN, đảm bảo chính xác tuyệt đối tính pháp lý của CKĐT, mang lại hiệu quả cao trong việc giải quyết hồ sơ KSC NSNN.

4.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử tại kho bạc nhà nước quận 1 – thành phố hồ chí minh (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)