Kinh nghiệm về kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử tại kho bạc nhà nước quận 1 – thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 42)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm về kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho

bạc nhà nước điện tử.

1.2.1. Kinh nghiệm về kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử nhà nước điện tử

1.2.1.1. Kinh nghiệm của KBNN Hà Nội

Kho bạc nhà nước Hà Nội đã và đang thực hiện công cuộc cải cách mạnh mẽ về cải cách hành chính nói chung và dịch vụ công trực tuyến nói riêng. Việc thực hiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử được xem như một dấu ấn quan trọng trong sự phát triển kiểm soát chi ngân sách nhà nước vì điều này đã dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong hệ thống kiểm soát chi ngân sách nhà nước.

Để hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử tại thành phố Hà Nội, các đơn vị và cơ quan liên quan đã thực hiện một số biện pháp sau:

Một là thực hiện các biện pháp tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật liên quan đến quản lý ngân sách nhà nước và các quy định trong công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử.

Hai là nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ trong lĩnh vực tin học vào công tác chi ngân sách nhà nước. Công tác tin học được Kho bạc nhà nước Hà Nội phát triển rất sớm và đã hỗ trợ đắc lực cho công tác chi ngân sách nói chung và công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử nói riêng.

Ba là tăng cường chú trọng công tác tổ chức cán bộ: Kho bạc nhà nước Hà Nội xem đội ngũ cán bộ là nhân tố quyết định trong việc mang lại những thành quả to lớn của đơn vị và luôn chú trọng việc nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ tại đơn vị.

Từ quan điểm này, đơn vị đã thực hiện việc chọn lọc, sắp xếp và quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức vào những vị trí phù hợp với năng lực từng người. Đồng thời tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công chức với nhiều hình thức đa dạng. Sự phát triển về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kiểm soát chi ngân sách nhà nước là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng lên về chất lượng công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của KBNN Quận 5

KBNN Quận 5 được thành lập từ năm 1990, đến nay Kho bạc Quận 5 quản lý 198 đơn vị, tổng chi thường xuyên ngân sách hơn 1.800 tỷ đồng/năm. Số biên chế được giao là: 40 người, số cán bộ làm công tác KSC là: 23 người.

KBNN Quận 5 luôn thực hiện tốt công tác KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử, đảm bảo các khoản chi đều có trong dự toán được duyệt, đúng đối tượng, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức quy định, giải quyết kịp thời mọi khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện KSC, vừa đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc quản lý, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị SDNS. Qua công tác KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử, KBNN Quận 5 đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN, tham gia tích cực vào công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng, tăng cường kỷ luật tài chính.

Từ năm 2013 đến 2017, tổng số chi NSNN qua KBNN Quận 5 là 9.420 tỷ đồng. Tính riêng năm 2017, tổng chi NSNN là 1.976 tỷ đồng. Thông qua công tác KSC thường xuyên NSNN, KBNN Quận 5 đã từ chối 19 món với tổng số tiền trên 1,9 tỷ đồng do các đơn vị chi vượt số dư dự toán, chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức do nhà nước quy định và hơn 1.000 món với số tiền trên 20 tỷ đồng do hồ sơ chứng từ chưa đủ điều kiện thanh toán phải bổ sung.

Để đạt được kết quả trên, KBNN Quận 5 đã tập trung làm tốt một số công tác sau: Một là: Đẩy mạnh thực hiện điện tử để thực hiện công khai, dân chủ. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu thập cơ sở dữ liệu về KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử.

Hai là: Tổng hợp, kiểm tra và đối chiếu số liệu với các ĐVSDNS bảo đảm chính xác, đầy đủ, kịp thời. Xác nhận số liệu chi ngân sách nhà nước theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Ba là: Triển khai thực hiện chương trình nâng cao trình độ, năng lực nguồn nhân lực.

Bốn là: Công tác tin học luôn được lãnh đạo KBNN Quận 5 đặc biệt quan tâm, năm 2012 cùng với KBNN TP.HCM đơn vị đã triển khai thành công dự án TABMIS, năm 2014 đơn vị tham gia triển khai vận hành chương trình thanh toán điện tử song phương với Ngân hàng Công thương chi nhánh Quận 5; Từ tháng 4/2016, KBNN Quận 5 đã nâng cấp chương trình TABMIS-LKB, chứng từ chuyển đi/đến trong hệ thống KBNN được thực hiện trên chương trình TABMIS và chính thức không sử dụng chương trình TTĐT LKB

1.2.1.3 Kinh nghiệm của KBNN Bình Thạnh

KBNN Bình Thạnh được thành lập theo Quyết định số 186 TC/QĐ-TCCB ngày 21/3/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/1990. Từ đó đến nay, KBNN Bình Thạnh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. KBNN Bình Thạnh quản lý hơn 210 đơn vị giao dịch với 650 tài khoản, biên chế của đơn vị là 32 người, số cán bộ làm công tác KSC là 13 người, số chi thường xuyên ngân sách bình quân 1 năm trên 1.750 tỷ đồng. Mặc dù khối lượng công việc trong những năm gần đây tăng nhanh, biên chế thiếu hụt nhưng khách hàng giao dịch vẫn nhận được sự phục vụ chu đáo, văn minh, lịch sự của đội ngũ cán bộ công chức.

Cùng với công tác thu NSNN, KBNN Bình Thạnh thực hiện tốt công tác thanh toán và KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử. Từ năm 2013 đến năm 2017, tổng số chi NSNN qua KBNN Bình Thạnh là 8.766 tỷ đồng. Thông qua công tác KSC thường xuyên NSNN, KBNN Bình Thạnh đã từ chối hàng trăm món với tổng

số tiền lên đến hàng tỷ đồng, từ năm 2013 – 2017, KBNN Bình Thạnh đã từ chối thanh toán 27 món với tổng số tiền là 2.9 tỷ đồng do chi vượt số dư dự toán, thanh toán không đúng đối tượng, thanh toán vượt giá trị hợp đồng, bị tạm dừng do chi mua sắm sửa chữa bị vướng Nghị quyết 01/NĐ – CP của Chính phủ (các khoản chi mua sắm, sửa chữa đã có trong dự toán giao đầu năm nhưng sau ngày 30/6 đơn vị SDNS mới thực hiện mua sắm, sửa chữa nên KBNN tạm dừng thanh toán), chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức do nhà nước quy định và hơn 900 món với số tiền trên 13 tỷ đồng do hồ sơ chứng từ chưa đủ điều kiện thanh toán phải bổ sung như chứng từ thiếu dấu, sai mẫu, hợp đồng thiếu giấy uỷ quyền của Thủ trưởng đơn vị, hợp đồng hết thời gian thanh toán phải bổ sung phụ lục, …

Để đạt được kết quả trên, KBNN Bình Thạnh đã tập trung làm tốt một số công tác sau:

Một là, thực hiện các biện pháp tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật liên quan đến quản lý ngân sách nhà nước và các quy định trong công tác KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử.

Hai là, nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ trong lĩnh vực tin học vào công tác KSC NSNN. Công tác tin học được Kho bạc nhà nước Bình Thạnh phát triển rất sớm và đã hỗ trợ đắc lực cho công tác KSC NSNN nói chung và công tác KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử nói riêng.

Ba là, tăng cường chú trọng công tác tổ chức cán bộ: Kho bạc nhà nước Bình Thạnh xem đội ngũ cán bộ là nhân tố quyết định trong việc mang lại những thành quả to lớn của đơn vị và luôn chú trọng việc nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ tại đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử tại kho bạc nhà nước quận 1 – thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)