5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Bài học rút ra cho KBNNQuận 1
Qua mô hình kiểm soát chi NSNN theo mô hình KBNN điện tử tại KBNN Hà Nội, KBNN Quận 5 và KBNN Bình Thạnh, kết hợp với thực tiễn mô hình Kho bạc, trình độ nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng CNTT, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho KBNN Quận 1 trong việc hoàn thiện kiểm soát chi NSNN theo mô hình KBNN điện tử như sau:
Một là, phải nhận thức được rằng công tác KSC ngân sách nhà nước không phải chỉ đơn thuần là công việc của riêng Kho bạc nhà nước, mà nó bao gồm nhiều khâu
và có liên quan đến nhiều cấp, ngành và các cơ quan, đơn vị. Vì vậy, để thực hiện tốt công tác KSC NSNN theo mô hình Kho bạc nhà nước điện tử, Kho bạc phải biết phối hợp tốt với các cơ quan đơn vị trên địa bàn, tranh thủ sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương. Chủ động tham mưu cho các cấp ban ngành liên quan một cách nhanh chóng và đầy đủ các văn bản thuộc lĩnh vực ngân sách.
Hai là, cần nhận thức tầm quan trọng của yếu tố con người trong công tác KSC NSNN theo mô hình Kho bạc nhà nước điện tử và vai trò con người trong vận hành cơ chế KSC NSNN. Để công tác KSC NSNN theo mô hình Kho bạc nhà nước điện tử ngày càng hoàn thiện hơn thì trước hết đội ngũ cán bộ công chức Kho bạc nhà nước nói chung và cán bộ KSC ngân sách nhà nước nói riêng cũng cần phải được hoàn thiện.
Để làm được điều này, Kho bạc nhà nước Quận 1 cần phải thực hiện các phương án nhằm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công chức. Những phương án này cần được áp dụng trong tất cả các khâu từ tuyển dụng, bố trí, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng,... Việc bố trí cán bộ làm công tác KSC ngân sách nhà nước không chỉ chú trọng khả năng chuyên môn mà còn phải chọn người có đạo đức tốt, liêm khiết, công minh.
Ba là, tăng cường ứng dụng những tiến bộ trong tin học điện tử vào các hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc nhà nước, đặc biệt là trong công tác KSC NSNN nói chung và công tác KSC NSNN theo mô hình Kho bạc nhà nước điện tử nói riêng.
Bốn là, đảm bảo sự chủ động trong các hoạt động của cơ quan Nhà nước các cấp trong công tác KSC NSNN theo mô hình Kho bạc nhà nước điện tử. Đồng thời cũng cần chú trọng trong nhận thức của các ĐVSDNS, tuyên truyền nâng cao hiểu biết của các ĐVSDNS.
Trên đây là kinh nghiệm rút ra từ thực tế nghiên cứu hệ thống quản lý tài chính tích hợp theo mô hình KBNN điện tử tại KBNN Quận 5 và KBNN Bình Thạnh. Hiện nay KBNN Quận 1 vẫn đang tiếp tục học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu để hoàn thiện KBNN Quận 1 thực sự là KBNN điện tử.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU