Phần 2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Đặc điểm ngành thực phẩm Việt Nam
Năm 2017, ngành bánh kẹo xuất khẩu đã thu về 595,5 triệu USD, tăng 11,69% so với năm 2016. Tính riêng tháng 12/2017, kim ngạch xuất khẩu bánh kẹo tăng 3,7% so với tháng trước, đạt 58,1 triệu USD. Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam đã có mặt tại thị trường EU, Đông Nam và các nước khác. Trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chủ lực, chiếm 13,4% tổng kim ngạch, đạt 97,6 triệu USD tăng 5,29%. Đứng thứ hai về kim ngạch là thị trường Campuchia, đạt 47,5 triệu USD, tăng 2,9%. Kế đến là thị trường Mỹ, Hàn Quốc,Nhật Bản với mức tăng lần lượt 9,7%; 8,31% và 9,48%... Nhìn chung, năm 2017 xuất khẩu sang các thị trường đều có kim ngạch tăng, chiếm 64% và ngược lại kim ngạch giảm chỉ chiếm 36% (Hương Nguyễn, 2018).
Nam, tuy kim ngạch chỉ đạt 13,3 triệu USD (chiếm 0,02%) nhưng tăng gấp hơn 4 lần so với năm 2016. Ngoài ra, cũng phải kể đến các thị trường có mức tăng trên 50% như: Nga 55,44%, Nam Phi 65,81%. Bên cạnh những thị trường có tốc độ tăng, thì xuất sang thị trường Ghana giảm mạnh 50,95% tương ứng với 794,8 nghìn USD.
Với tốc độ tăng trưởng 2 con số và nhìn vào tốc độ mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp trong ngành bánh kẹo, cho thấy đây là ngành hàng có triển vọng xuất khẩu cao. Không chỉ vậy, ngành bánh kẹo đang dần chiếm lĩnh thị trường nội địa.
Dẫn nguồn tin từ Sài Gòn Giải phóng, thời điểm này gần đến Tết Nguyên đán tại các hệ thống siêu thị như Lotte Mart, Aeon Mall, Mega Market đều có quầy kệ riêng cho bánh kẹo nhập khẩu, phần lớn là thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng như Orion, Danisa, LU, Ritz… Cụ thể, tại Lotter Mart, tỷ lệ bánh kẹo Việt chiếm xấp xỉ so với hàng ngoại. Đại diện hệ thống siêu thị BigC cho biết, bánh kẹo Việt chiếm khoảng 90% tổng lượng bánh kẹo đang bày bán tại đây. Người tiêu dùng ngày càng chuộng bánh kẹo Việt nhờ chất lượng ngày càng nâng cao. mẫu mã, bao bì bắt mắt hơn. Nhiều thương hiệu Việt cũng làm tốt công tác quảng bá thương hiệu nên giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn.
Theo thống kê của hệ thống siêu thị Co.opmart, hàng Việt về cơ cấu hiện vẫn chiếm hơn 90% tổng lượng hàng bán trong siêu thị. Riêng nhóm hàng bánh kẹo thì hàng nội, đặc biệt trong dịp tết năm nay chiếm trên 80% với mẫu mã rất đa dạng, phong phú, giá bán phù hợp với nhiều đối tượng tiêu dung (Hương Nguyễn, 2018).
Tại các cửa hàng bán lẻ bánh kẹo, nhiều chủ cửa hàng cho biết, các thương hiệu bánh sản xuất trong nước như Kinh Đô, Bibica vẫn chiếm vị thế chủ lực. Với bánh kẹo ngoại, có nhãn hiệu Lu và Danisa được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất.
Ở mặt hàng trái cây sấy khô, sản phẩm đặc trưng của Vinamit, Nhà Bè như mít sấy, hạt sen, chuối sấy… được đóng trong các loại hộp khá đẹp mắt; phù hợp chọn làm quà tặng, biếu trong dịp tết.
Theo số liệu nghiên cứu thị trường bánh kẹo tại Việt Nam của một số công ty cho thấy, dự báo năm 2018, doanh thu toàn ngành bánh kẹo Việt Nam đạt khoảng 40.000 tỷ đồng. Thị trường bánh kẹo Việt Nam còn rất tiềm năng bởi
mức tiêu thụ trên đầu người chỉ khoảng 2kg, thấp hơn mức trung bình của thế giới (2,8kg/người/năm). Trong lĩnh vực kỹ nghệ thực phẩm, bánh kẹo là ngành có mức tăng trưởng cao và ổn định. Đây chính là lý do các DN nước ngoài đẩy