Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược sản phẩm lương khô tại công ty cổ phần 22 thuộc tổng cục hậu cần (Trang 53 - 55)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1.6. Tình hình sản phẩm của Công ty

3.2.3. Phương pháp phân tích

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Được dùng mô tả tình hình cơ bản của doanh nghiệp, tình hình kinh doanh, phát triển thị trường,… tiêu thụ sản phẩm của công ty qua năm thông qua sử dụng chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu để so sánh sự biến động về tài sản, nguồn vốn, về lao động, kết quả tiêu thụ của mỗi nhóm sản phẩm, kết quả ở từng vùng thị trường, biến động về doanh thu, lợi nhuận… của công ty qua các năm, từ đó thấy được xu hướng biến động, so sánh sự phát triển thị trường của công ty qua các năm; với kế hoạch và mục tiêu đề ra. Từ đó đưa ra những nhận xét, tìm hiểu nguyên nhân và là cơ sở để đưa ra các giải pháp tối ưu trong từng trường hợp. Trong phân tích, đánh giá sử dụng cả số bình quân, số tương đối và số tuyệt đối.

3.2.3.3. Phương pháp ma trận SWOT

Phương pháp sử dụng để tı̀m ra điểm ma ̣nh, điểm yếu, cơ hô ̣i, thách thức trong phát triển và tiêu thụ sản phẩm. Kết hợp bốn yếu tố có trong một ma trận (SO, WO, SO, WT), tiến hành phân tích giúp tìm ra các giải pháp để phát huy thế mạnh, hạn chế điểm yếu, nắm bắt cơ hội và vượt qua các thách thức.

Điểm mạnh (S): Strengths là khả năng bên trong, cái mà chúng ta có. Điểm yếu (W): Weaknesses là sự thiếu khả năng bên trong, nói lên chúng ta thiếu cái gì.

Cơ hội (O): Opportunities những điểm tích cực từ hoàn cảnh bên ngoài, chúng ta có thể nhận được cái gì.

Thách thức (T): Threats là những điểm tiêu cực từ hoàn cảnh bên ngoài, chúng ta có thể mất cái gì.

Bảng Phân tích ma trận SWOT Chỉ tiêu Điểm mạnh (S) S1 ……….. S2 ……….. Điểm yếu (W) W1 ……… W2 ………

Cơ hội (O)

O1 ……… O2 ………

S/O: sử dụng mặt mạnh để khai thác cơ hội giúp tăng doanh thu, phát triển mô hình

W/O: tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu

Nguy cơ(T)

T1 ……… T2 ………

S/T: sử dụng mặt mạnh khống chế nguy cơ nhằm khắc phục điểm yếu để nắm bắt cơ hội

W/T: tối thiểu hóa các điểm yếu để tránh nguy cơ mà mô hình quản lý gặp phải

3.2.3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

a. Chỉ tiêu đánh giá thị trường lương khô theo chiều rộng

- Số lượng thị trường mở qua các năm

- Số lượng đại lý và hộ kinh doanh qua các năm - Sản lượng sản phẩm tiêu thụ qua các năm - Số chủng loại sản phẩm qua các năm - Doanh thu tăng thêm ở các thị trường - Thị phần sản phẩm của DN qua các năm

b. Chỉ tiêu đánh giá thị trường lương khô theo chiều sâu

- Chất lượng sản phẩm được cải thiện - Sản phẩm mới tăng thêm qua các năm - Tiềm năng phát triển thị trường

- Các chương trình mục tiêu khuyến khích phát triể thị trường. - Sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược sản phẩm lương khô tại công ty cổ phần 22 thuộc tổng cục hậu cần (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)