Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng thị trường tiêu thụ lương khô của Công ty cổ phần 22
4.1.1. Kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần 22
Trong bối cảnh hoạt động sự cạnh tranh hết sức gay gắt trên thị trường và tình hình nền kinh tế gặp khó khăn, khủng hoảng trong nhiều năm. Các mặt hàng sản xuất của Công ty (bao gồm các mặt hàng quốc phòng và mặt hàng kinh tế) có xu hướng giảm về số lượng do khó cạnh tranh với các đối thủ có cùng ngành nghề và cắt giảm hàng Quốc phòng. Cụ thể ở bảng 4.1.
Hiện nay, công ty triển khai sản xuất nhiều mặt hàng, trong đó có mặt hàng về lương thực, thực phẩm. Các mặt hàng về lương thực thực phẩm được sản xuất tập trung tại Xí nghiệp 22 thuộc Công ty cổ phần 22 chủ yếu là Bánh quy Hương thảo và Lương khô các loại. Hàng năm, Công ty cổ phần 22 xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ cụ thể làm căn cứ triển khai thực hiện.
Bảng 4.1. Tình hình tiêu thụ bánh quy và lương khô các loại
STT Năm Thực hiện (tấn) So sánh năm sau/năm trước (%) Doanh thu (triệu đồng) So sánh năm sau/năm trước (%) 1 2013 1.535 - 39.643 - 2 2014 1.330 86,64 40.191 101,38 3 2015 1.320 99,25 43.598 108,47 4 2016 1.273 96,44 48.643 111,57 5 2017 1.009 79,26 46.096 94,76 Tổng 6.873 218.171
Nguồn: Báo cáo tổng kết công ty cổ phần 22 (2013-2017) Số liệu trên đây là sản lượng tiêu thụ bánh, lương khô bán kinh tế tính từ năm 2013 đến năm 2017. Sản lượng tiêu thu giảm dần từng năm, điều này do: Số lượng hàng hóa ngày càng đa dạng, sự cạnh tranh trên thị trường bánh vô cùng gay gắt. Nhiều đối thủ liên tục cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm, liên tục nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm mới phù hợp nhất với thị hiếu và thu nhập
của người tiêu dùng dành cho mỗi phân khúc khác nhau về khu vực và lứa tuổi, nâng cao năng lực sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Không những thế, nhận thức và đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao cùng với xu hướng sính ngoại cũng là một khó khăn gây cản trở tới hoạt động kinh doanh ngành hàng của Công ty.
Mặc dù, doanh thu có sự biến động tăng lên hàng năm nhưng đây là do tác động của yếu tố giá. Việc tăng giá thành sản phẩm làm doanh thu tăng lên, tuy nhiên, đây cũng là một yếu tố khiến sản lượng tiêu thụ giảm xuống. Việc nâng giá bán để phù hợp hơn với tình hình sản xuất kinh doanh là khách quan nhưng nâng giá bán cũng cần có mục tiêu và chiến lược cụ thể bởi yếu tố giá bán là rất nhạy cảm, nó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh số của công ty, ảnh hưởng tới sản lượng tiêu thụ sản phẩm. Sản lượng tiêu thụ sản phẩm giảm đồng nghĩa với việc giảm quy mô sản xuất, giảm việc làm của người lao động, giảm thị phần trên thị trường và giảm vòng đời của sản phẩm. Giá tăng khiến sản lượng tiêu thụ giảm làm cho việc nghiên cứu, đánh giá nhu cầu thực trên thị trường về các sản phẩm của chúng ta chưa thực sự khách quan và chính xác.