Giải pháp tăng cường sự tham gia của các tác nhân trong liên kết 10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 114 - 116)

Việc liên kết trong tiêu thụ ngao đã mang lại nhiều lợi ích cho các tác nhân tham gia trong hoạt động này đặc biệt đối với các hộ nông dân. Hoạt động mở rộng liên kết giữa các hộ nông dân với doanh nghiệp nâng cao vị thế của liên kết trong cùng một ngành hàng là rất cần thiết để phát triển kinh tế địa phương.

Cần tổ chức lại sản xuất, phát triển mô hình kinh tế hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ cho các vùng nuôi ngao. Hỗ trợ, khuyến khích thành lập các hợp tác xã, câu lạc bộ sản xuất tiêu thụ ngao, tạo điều kiện để các mô hình hợp tác phát huy hiệu quả.

Khuyến khích tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư sản xuất, xây dựng và tổ chức mạng lưới thu mua bảo quản và chế biến ngao.

Thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp tiêu thụ ngao mang tính chuyên nghiệp cao giúp nông dân liên kết với doanh nghiệp xuất khẩu để sản xuất theo đúng tiêu chuẩn doanh nghiệp yêu cầu, từ thị trường định hướng cho sản xuất để nâng cao dần chất lượng ngao thương phẩm.

- Đối với các doanh nghiệp, tác nhân thu mua:

Khi xây dựng hợp đồng, thỏa thuận với người nông dân nuôi ngao thì công ty cần đưa ra nhiều điều khoản hơn nữa để ràng buộc một cách chặt chẽ với người nông dân. Công ty cần dự kiến những mâu thuẫn có thể xảy ra để đề ra các tình huống giải quyết mâu thuẫn, tránh được những hậu quả đáng tiếc sau này. Tuy nhiên công ty cũng cần đề ra các điều khoản về thưởng hấp dẫn cho hộ trồng ngao khi thực hiện tốt hợp đồng để khuyến khích hộ bán ngao cho công ty mình. Một khi đã ký hợp đồng với hộ trồng ngao các công ty phải thực hiện đến cùng cho dù giá ngao có biến động hay ảnh hưởng của các yếu tố khác.

Công ty cần phải kết hợp với cán bộ khuyến nông để hỗ trợ đầy đủ kịp thời cho người nuôi ngao chất lượng giống cao.

Cần tạo thêm các điều kiện về vốn và phương tiện vận chuyển giúp hộ có điều kiện phát triển tốt nhất, khuyến khích hộ liên kết lâu dài.

+ Tác nhân thu mua, doanh nghiệp chế biến cần có những mức giá phù hợp sao cho một mặt tạo động lực khuyến khích người nuôi ngao đầu tư thâm canh tăng năng suất để cung cấp nhiều sản phẩm cho nhà máy và phát huy được tối đa nguồn lực tự có của hộ tạo sự ganh đua trong sản xuất giữa các hộ với nhau. Như vậy, họ sẽ giảm được khoản đầu tư mà vẫn mua được lượng sữa nhiều hơn.

+ Có phương án chia sẻ rủi ro giữa các bên. Khi xảy ra rủi ro như thiên tai, đột biến về giá cả và các nguyên nhân bất khả kháng khác thì các thành viên liên kết phải tham gia kiểm tra bàn bạc, thảo luận để tìm ra một cơ chế thích hợp giải quyết thoả đáng lợi ích hai bên, để không bên nào cảm thấy thiệt thòi.

+ Các tác nhân thu mua, doanh nghiệp phải tự phòng vệ trước để tránh hiện tượng phá vỡ hợp đồng xảy ra.

+ Tác nhân thu mua, doanh nghiệp chế biến với trách nhiệm là một đơn vị thu mua cần quan tâm đến lợi ích của người nông dân để người nông dân không bị thiệt thòi trong quan hệ liên kết gây tác động xấu đến việc thực hiện các cam kết trong tiêu thụ, gây giảm hiệu quả liên kết. Các DNCB cần đẩy mạnh phát triển chế biến ngao nhằm nâng cao giá trị gia tăng được từ sản xuất ngao thương phẩm. Đa dạng hóa sản phẩm ngao chế biến để phục vụ các thị trường khác nhau. Đối với các cơ sở thu mua nhỏ khi thu mua ngao cần thực hiện ký kết hợp đồng bằng văn bản với người dân để tránh hiện tượng “lời nói gió bay” dẫn đến phá cam kết.

- Đối với hộ nuôi ngao

Nghề nuôi ngao thương phẩm được huyện Tiền Hải xác định là nghề chủ đạo và góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân các xã ven biển. Tuy nhiên, do trình độ dân trí thấp nên nhận thức của người nông dân trong tham gia hợp đồng còn hạn chế nên việc phá vỡ hợp đồng từ người nông dân còn nhiều. Vì vậy cần nâng cao nhận thức về liên kết, hợp đồng liên kết cho người nông dân để liên kết ngày càng bền vững hơn.

Cần nâng cao trình độ nhận thức của hộ nuôi ngao khi tham gia liên kết bằng các hình thức tập huấn, tuyên truyền, thông tin khoa học. Việc tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức của người dân là việc làm cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất cũng như trong liên kết, cần có sự hợp tác chặt chẽ của các nông dân và doanh nghiệp. Để doanh nghiệp tự đi trao đổi, thống nhất với từng hộ là điều

rất khó khăn. Vì vậy, các hộ nông dân sản xuất trong khu vực phải tự hợp tác với nhau, xây dựng tổ hợp tác tự nguyện, cử ra ban đại diện để làm việc với doanh nghiệp. Các hộ nông dân, tổ hợp tác tính toán chi phí, giá thành sản xuất để làm việc với doanh nghiệp trên địa bàn địa phương. Doanh nghiệp cũng sẽ tính toán chi phí, giá thành để cùng thống nhất với nông dân, cùng phân chia lợi nhuận. Làm như vậy sẽ khắc phục được tình trạng doanh nghiệp ép giá nông dân hoặc nông dân sợ doanh nghiệp được nhiều lợi ích hơn mình.

- Đối với chính quyền địa phương

Chính quyền cần làm tốt công tác trọng tài, yêu cầu hộ sản xuất ngao tuân thủ đúng những gì trong hợp đồng đã thỏa thuận. Đưa ra những thể chế chính sách chặt chẽ để ràng buộc các hộ nông dân với hợp đồng mà họ đã thỏa thuận.

Khuyến khích hộ nuôi ngao chủ động áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất nằm nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cùng với đó là nâng cao hiệu quả liên kết trong quá trình sản xuất

Cập nhật thường xuyên các thông tin liên kết đến hộ nuôi ngao để hộ hiểu và ý thức tốt hơn việc tham gia liên kết. Khuyến khích các hộ nông dân ký hợp đồng với doanh nghiệp bằng việc tăng nhiều mức hỗ trợ nhằm tạo đầu ra ổn định, bền vững và nâng cao hiệu quả liên kết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 114 - 116)