TRONG LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NGAO THƯƠNG PHẨM
Có thể khẳng định rằng liên kết trong sản xuất tiêu thụ là hướng đi đúng đắn trong xu thế CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Đưa sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa là xu hướng hội nhập và phát triển. Nghề nuôi ngao ở các xã ven biển huyện Tiền Hải cũng bởi vậy sẽ trở thành nghề chính mang lại thu nhập cao cho người nông dân nơi đây.
Công cụ SWOT dưới đây sẽ được sử dụng để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm của vùng và từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường mối liên kết ở hiện tại và phát triển trong tương lai.
a. Điểm mạnh (S)
- Diện tích bãi triều lớn, được quy hoạch và có khả năng mở rộng và phát
triển nuôi ngao;
- Người nuôi ngao đã có thâm niên sản xuất và kinh nghiệm lâu năm
trong nghề nuôi ngao;
Trên địa bàn xã chúng tôi những năm qua các hộ nông dân cũng như các đơn vị cơ sở thu mua, chế biến đã tích cực tham gia vào các mối liên kết hơn. Hộ nuôi ngao liên kết chủ yếu với hai tác nhân đó là các cơ sở thu mua trên địa bàn huyện và công ty TNHH Nghêu Thái Bình. Nhìn chung các hộ nuôi ngao đã tích cực hơn trong việc tham gia liên kết tuy nhiên trong việc kí kết các hợp đồng ràng buộc vẫn còn hạn chế dẫn đến tình trạng mối liên kết lỏng lẻo, chưa có ràng buộc pháp lý và lúc xảy ra mâu thuẫn chúng tôi cũng khó khăn hơn trong việc can thiệp, giải quyết. Trong thời gian tới chúng tôi cũng sẽ tuyên truyền khuyến khích các hộ nuôi tham gia liên kết để tạo ra một chuỗi cung ứng hiệu quả đối với con ngao thương phẩm. Xã chúng tôi cũng mong có các tổ chức, đơn vị về địa phương tập huấn, hướng dẫn cho các hộ, cơ sở thu mua nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình hơn trong việc tham gia liên kết.
- Vùng sản xuất ngao của huyện Tiền Hải được Châu Âu cho phép cấp chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể hai mảnh vỏ;
- Nguồn lực lao động dồi dào, dễ huy động tại địa phương
- Mối liên kết giữa hộ nuôi ngao và các cơ sở thu mua đã được hình thành
và duy trì từ nhiều năm nay, các mối liên kết này ngày càng được mở rộng khi thị trường tiêu thụ của các cơ sở thu mua mở rộng thêm;
- Là một trong hai huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, Tiền Hải được sự quan
tâm, chú trọng của tỉnh trong việc nuôi trồng thủy sản và phát triển kinh tế biển.
b. Điểm yếu (W)
- Phần lớn giao dịch giữa các tác nhân không có hợp đồng mua bán theo
quy định, chủ yếu là thỏa thuận miệng và liên kết tự do;
- Hoạt động xuất khẩu sang thị trường nước ngoài của các sơ sở thu mua
chủ yếu qua con đường tiểu ngạch, bị động;
- Mức độ liên kết giữa người nuôi ngao và các tác nhân khác còn lỏng
lẻo, chưa có ràng buộc pháp lý về trách nhiệm của các bên tham gia liên kết;
- Hiểu biết về thị trường còn hạn chế, các thông tin mà các họ có được
đôi khi là thông tin ngoài lề, không chính xác;
- Trình độ kỹ thuật nuôi ngao của người dân không đồng đều, chủ yếu
vẫn là từ kinh nghiệm thực tế;
- Nhiều hộ chưa nhận thức được tầm quan trọng, lợi ích của liên kết trong
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thậm chí có hộ sợ ràng buộc về trách nhiệm khi tham gia liên kết;
- Chế biến ngao kém phát triển, sản phẩm ngao đơn điệu chủ yếu là tươi sống.
c. Cơ hội (O)
- Nghề nuôi Ngao được chính quyền địa phương quan tâm với việc ban
hành Đề án phát triển nuôi ngao vùng ven biển Thái Bình giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020 và có Cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất ngao giống nhân tạo, chế biến ngao thương phẩm;
- Vùng nuôi Ngao của huyện được EU công nhận cấp chứng nhận xuất
xứ xuất khẩu sang những thị trường lớn nên thuận lợi cho xuất khẩu sang các nước Châu âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc;
- Nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước về các sản phẩm ngao ngày càng tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu;
- Nguồn nguyên liệu đầu vào cung cấp cho chế biến ổn định, dồi dào; kéo
dài cả năm không bị ngắt quãng như các nguyên liệu thủy sản khác thuận lợi cho đẩy mạnh chế biến;
- Công nghệ sản xuất ngao giống nhân tạo, ươm ngao giống trong đầm
bãi bắt đầu được đưa vào ứng dụng đạt được những kết quả ban đầu. Phương pháp nuôi được hoàn thiện cho năng suất cao hơn;
- Nhà nước đưa ra mô hình liên kết 4 nhà tạo mối liên kết vững chắc
trong phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ các hàng hóa nông sản trong nông nghiệp. Các tổ chức hiệp hội thuỷ sản được thành lập, tăng cường mối liên kết giữa nông dân với các tổ chức khác;
- Các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng, nâng cao nhận thức hiểu biết cho hộ
nuôi ngao, cơ sở thu mua ngày càng được mở nhiều hơn, quan tâm chú trọng đến chất lượng hơn.
d. Thách thức (T)
- Giá ngao thương phẩm tăng giảm thất thường; thị trường xuất khẩu phụ
thuộc quá nhiều và Trung Quốc qua đường tiểu ngạch dễ bị ép giá, không ổn định;
- Thông tin thị trường tuy nhiều nhưng không đảng tin cậy, thiếu kịp thời,
không được cập nhật thường xuyên;
- Việc mở rộng diện tích nuôi và mật độ nuôi tăng và tình trạng 1 số hộ
dân chấp hành không tốt quy chế quản lý vùng nuôi dẫn đến việc kiểm soát dịch bệnh ngày càng khó khăn;
- Ảnh hưởng của các khu công nghiệp, thuốc hoá học trong sản xuất nông
nghiệp từ các cửa sông đổ ra biển, tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu là nguy cơ làm ảnh hưởng tới nghề nuôi Ngao;
- Tình hình kinh tế thế giới trong và ngoài nước vẫn chưa có dấu hiệu
phục hồi, các nước phát triển áp dụng các quy định chống bán phá giá, rào cản kỹ thuật gây khó khăn cho xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản Việt Nam.
Bảng 4.23. Kết hợp điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội thách thức của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm trên địa bàn huyện Tiền Hải
SWOT S (Strengths – Điểm mạnh) W (Weaknesses – Điểm yếu)
O
(Opportunities – Cơ hội)
SO: - Mở rộng diện tích nuôi theo quy hoạch nhằm khai thác tiềm năng diện tích bãi bồi hiện có, nâng cao chất lượng, kích cỡ ngao thương phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường nhất là cho xuất khẩu.
- Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong nuôi Ngao và đăc biệt là sản xuất ngao giống để chủ động nguồn giống mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng. - Mở rộng xuất khẩu chính ngạch tận dụng thế mạnh vùng nuôi đã được Châu âu công nhận là vùng nuôi an toàn. Sản xuất đảm bảo theo tuân chuẩn của các thị trường khó tính đã chấp nhận.
WO: - Đẩy mạnh phát triển chế biến ngao nhằm nâng cao giá trị gia tăng được từ sản xuất ngao thương phẩm. Đa dạng hóa sản phẩm ngao chế biến để phục vụ các thị trường khác nhau.
- Khuyến khích thành lập các tổ hợp tác, các hiệp hội; Tạo mối liên kết giữa người nuôi ngao với các tổ chức hiệp hội, giữa các tác nhân khác với các hiệp hội nhằm tăng cường mối liên kết.
- Tạo điều kiện cho các tác nhân tham gia vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất.
- Xây dựng thương hiệu Ngao Thái Bình.
T (Threats – Thách thức)
ST: - Tăng cường công tác kiểm soát vệ sịnh an toàn thực phẩm (kiểm tra, cấp chứng nhận xuất
xứ nhuyễn thể 2 mảnh
vỏ(ngao)).
- Khai thác hiệu quả diện tích bãi nuôi; thực hiện tốt quy chế quản lý vùng nuôi để quản lý dịch bệnh tốt hơn và tránh để xảy ra xung đột giữa các hộ nuôi. - Áp dụng hiệu quả mô hình liên kết bốn nhà để đem lại lợi ích cao trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản
WT: - Phải có hợp đồng mua bán giữa các tác nhân nhằm tăng mức gắn kết trong quá trình sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm.
- Phải gắn trách nhiệm pháp lý đối với các bên tham gia liên kết để hạn chế tình trạng phá vỡ hợp đồng, gây thiếu nguồn hàng cung hoặc bị é giá.
- Đầu tư thiết bị cảnh báo biến động môi trường, Tăng cường năng lực cảnh báo dịch bệnh; quản lý chặt chẽ nguồn giống ngao nhập từ tỉnh ngoài và Trung Quốc vào tỉnh.
- Nhà nước có chính sách hạn chế rủi ro, triển khai bảo hiểm cho người nuôi Ngao.
- Hạn chế xuất khẩu tiểu ngạch, tránh sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc.