Liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản ở một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 41 - 43)

- Liên kết GAP ( Good Agricultural Practices) sông Tiền gồm 6 tỉnh thuộc

khu vực sông Tiền gồm: Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang, Long An và Tp. Hồ Chí Minh. Liên kết GAP ra đời để liên kết giữa sản xuất và kinh doanh trái cây để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong cũng như ngoài nước và đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Mục tiêu đề ra là GAP phải tạo ra được mối liên kết bền vững trong nguyên tắc tự nguyện chịu sự chỉ đạo của ban điều hành giữa 4 nhà: Nhà sản xuất cây ăn trái gồm có nhà vườn, hợp tác thị trấn, nông trường; Doanh nghiệp, nhà kinh doanh trái cây; thu mua, đóng gói, bảo quản, xuất nhập khẩu, vận chuyển, ngân hàng, hợp tác thị trấn tiêu thụ; cơ quan khoa học ngành nông nghiệp và đại diện nhà nước ngành nông nghiệp.

GAP gắn các thành viên với nhau bởi nhiệm vụ của họ. Nhà sản xuất: Tiếp nhận kỹ thuật mới, sáng tạo đi đầu trong sản xuất sản phẩm chất lượng cao và an toàn theo yêu cầu của thị trường. Nhà kinh doanh: cung cấp các yêu cầu của khách hàng cho nhà sản xuất, nhà khoa học, nhà nước để sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng góp phần cải tiến nâng cao giá trị sản phẩm, chủ động sáng tạo và mở rộng thị trường. Nhà nước có trách nhiệm đề ra chính sách thích hợp hỗ trợ kinh tế tập thể, tổ chức liên kết tạo ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn đủ sức cạnh tranh. Nhà khoa học cung cấp kỹ năng, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển hỗ trợ huấn luyện, đào tạo, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững.

-Thực hiện mối liên kết “ 4 nhà” trong sản xuất nông nghiệp, Ninh Bình đã xuất hiện một số mô hình liên kết tiêu thụ nông sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 1999, Ninh bình thực hiện dự án “ Sản xuất thử nấm ăn – hoàn thiện công nghệ trồng nấm” với sự giúp đỡ về kỹ thuật của Trung tâm công nghệ sinh học viện di truyền thực vật nông nghiệp và chủ trì dự án là Trung tâm khuyến nông tỉnh. Dự án đã thí điểm trồng thử 3 loại nấm gồm: nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ tại HTXNN Hợp Tiến xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh và HTXNN xã Bạch Cừ huyện Hoa Lư. Trên cơ sở kết quả dự án của tỉnh, năm 2000, UBND huyện Yên Khánh đã chủ động xây dựng chương trình phát triển nghề trồng nấm với sự giúp đỡ của Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật. Từ đó công nghệ nuôi trồng nấm đã từng bước đi vào người dân và phát triển thành một nghề nấm có vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp của huyện, tạo sức lan tỏa sang các huyện khác và đã trở thành trung tâm nấm của tỉnh. Năm 2006 toàn huyện có 627 họ tham gia sản xuất nấm ăn, giá trị sản xuất nấm ăn đạt 2119,2 triệu đồng đến năm 2008 số hộ sản xuất nấm ăn tăng lên 988 hộ và giá trị sản xuất nấm ăn tăng lên 4129,8 triệu đồng. Như vậy trung bình mỗi năm tốc độ phát triển về số hộ sản xuất nấm ăn trong huyện đạt 125,53%. Điều đó cho thấy nghề sản xuất nấm ăn có triển vọng phát triển và bền vững trong ngành nông nghiệp.

-Xã Phú Lộc huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa có 428 ha đất nông nghiệp,

trong đó có hơn 190 ha có thể sản xuất cây trồng hàng hóa. Cũng như các địa phương khác Phú Lộc đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp hàng hóa, đưa những cây trồng có giá trị cao vào sản xuất để tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Trên cơ sở điều kiện thổ nhưỡng và trình độ thâm canh của nông dân, xã đã đưa vào sản xuất các loại dưa bao tử, ngô ngọt, khoai tây. Để đảm bảo đầu ra cho nông sản, xã đã giao cho HTX dịch vụ nông nghiệp Phú Lộc đảm nhiệm việc bao tiêu sản phẩm. HTX có nhiệm vụ thực hiện điều tra, khảo sát thị trường, tìm kiếm các doanh nghiệp bao tiêu hết nông sản cho nông dân theo hợp đồng giúp bà con yên tâm sản xuất hạn chế tình trạng được mùa rớt giá hoặc không thể tiêu thụ được sản phẩm sau khi thu hoạch. Cùng với việc chịu trách nhiệm tiêu thụ nông sản, HTX Phú Lộc còn đảm nhận cung ứng vật tư nông nghiệp cho nông dân, đầu tư ứng trước phân bón, giống, máy móc làm đất cho nông dân, liên hệ với các nhà khoa học để hỗ trợ nông dân kiến thức về thâm canh, chăm sóc cây trồng,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 41 - 43)