Thông tin chung về các tác nhân trong mối liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 72 - 90)

tham gia và quá trình sản xuất và tiêu thụ ngao. Với việc xác định sơ đồ liên kết giữa các tác nhân giúp cho các tác nhân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hình dung được mạng lưới và mối liên kết ngang dọc trong chuỗi, thể hiện được sự tác động phụ thuộc lẫn nhau giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi, giúp cho các tác nhân trong và ngoài chuỗi có thể hình dung được toàn bộ hoạt động, quy trình của chuỗi. Sơ đồ các tác nhân liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.1. Các tác nhân sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm huyện Tiền Hải – tỉnh Thái Bình

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả (2015)

4.2.1.1. Tác nhân nuôi ngao (người sản xuất)

Tác nhân nuôi ngao là tác nhân có mắt xích quan trọng trong chuỗi, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, sử dụng kỹ thuật canh tác và các đầu vào

Tác nhân chế biến Tác nhân thu mua lớn Tác nhân nuôi ngao Tác nhân thu mua nhỏ lẻ Người tiêu dùng nước ngoài Tác nhân bán lẻ tại chợ Người tiêu dùng trong nước

trong sản xuất để tạo ra sản phẩm cung ứng cho các thành viên khác trong chuỗi. Thời gian bắt đầu hình thành nghề nuôi ngao, tác nhân nuôi tự do đóng cọc giăng lưới nhận bãi ở những vùng có ngao sinh sản nhiều và trông coi đến khi ngao đủ trọng lượng thì thu hoạch xuất bán; đến nay các vùng nuôi ngao đã được quy hoạch phân khu phân vây có luồng lạch đi vào, người nuôi tiến hành vệ sinh bãi nuôi, san lấp tạo mặt bằng và nhập giống về nuôi thả.

Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu cơ bản về hộ nuôi ngao

Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng

1. Số lượng hộ nuôi ngao điều tra hộ 80

2. Tuổi bình quân của chủ hộ nuôi tuổi 46,8

3. Số năm tham gia nuôi ngao bình quân/hộ năm 7,5

4. Trình độ học vấn của chủ hộ

- Cấp 2 % 51,25

- Cấp 3 % 36,25

- THCN, CĐ, ĐH trở lên % 12,5

5. Vốn bình quân/hộ nuôi ngao tr.đ/hộ 560

- Vốn tự có % 68,42

- Vốn đi vay % 31,58

6. Diện tích nuôi bình quân/hộ ha/hộ 2,13

7. Thời gian thuê đất nuôi bình quân/hộ năm 5,7

8. Lao động bình quân/ hộ lđ/hộ 2,4

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Tuổi chủ hộ: Tuổi chủ hộ nuôi ngao của các hộ điều tra ở các xã trung bình là trên 46 tuổi, ở độ tuổi này họ có đủ bản lĩnh và kinh nghiệm trong nuôi ngao, họ dám đầu tư hàng trăm triệu đồng để nuôi ngao, họ có sự chính chắn để đưa ra những quyết định đầu tư lớn, bên cạnh yếu tố kinh nghiệm thì những chủ hộ này thường tích lũy được một nguồn vốn nhất định khi chuyển đổi từ các nhành nghề khác sang. Một bộ phận các hộ có độ tuổi trung bình thì trẻ hơn bình

quân khoảng 40 tuổi, họ còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm và nguồn vốn huy động được nên lượng hộ có chủ hộ trẻ không nhiều nhưng việc nắm bắt kỹ thuật và tiếp cận khoa học kĩ thuật nhanh hơn. Cùng với độ tuổi chủ hộ thì số năm tham gia nuôi ngao của hộ cũng phản ánh kinh nghiệm nuôi ngao của các hộ điều tra. Qua số liệu cho thấy trung bình một hộ nuôi ngao đã có trên 7 năm kinh nghiệm, một số ít hộ có thời gian nuôi ít hơn 4 năm, những hộ này chủ yếu là những hộ trẻ, mới tách khẩu, mặc dù chưa nuôi lâu năm nhưng trước đó họ cũng trực tiếp tham gia sản xuất hoặc làm thuê cho các hộ nuôi lớn nên khi có đủ tài chính họ tự thuê bãi để làm.

Trình độ học vấn: Trình độ học vấn thể hiện tư duy, nhận thức và kiến

thức trong việc nuôi ngao, ở đây ta thấy số lao động có trình độ cấp 2 là chiếm hơn 50%, một phần lớn do chủ hộ đều ở độ tuổi trên 40, ở giai đoạn này đại đa số người dân địa phương chỉ có điều kiện học hết cấp 2 mà không có điều kiện học cao hơn. Tuy nhiên, cũng có đến 36,25 số hộ được học hết cấp 3, những hộ này đa phần có tuổi đời trẻ hơn. Ở đây có cả lao động có trình độ đại học, cao đẳng nhưng chiếm tỷ lệ rất ít, dù sao đó cũng là dấu hiệu đáng mừng để nhận thấy một điều là nghề nuôi ngao của huyện không chỉ đang biến đổi về lượng mà còn cả về chất. Cũng có một lượng lớn các bác sĩ, giáo viên, công nhân viên chức,… đầu tư nguồn kinh phí vào nuôi ngao nhưng họ hoàn toàn thuê người trong coi bảo vệ và chăm sóc. Số liệu trên cho ta thấy các hộ có độ tuổi thấp hơn, nhưng đây là nhóm hộ mà có trình độ cấp 3 và đại học, cao đẳng trung học chuyên nghiệp cao hơn nhóm hộ có điều kiện kinh tế khá giả, đây là nhóm hộ có khả năng tiếp thu kỹ thuật nuôi ngao tốt và nhanh hơn, nên có tiềm năng trong tương lai.

Cũng qua bảng 4.3 cho thấy, trung bình một hộ nuôi ngao có diện tích nuôi khoảng 2,13 ha với số lao động gia đình là hơn 2 lao động/hộ và thời gian thuê đất nuôi khoảng từ 5 đến 6 năm. Với diện tích nuôi như vậy mỗi năm hộ phải đầu từ đến 560 triệu động cho hoạt động sản xuất của mình. Những hộ có kinh tế khá giả thì vốn tự có ở mức cao hầu như không phải đi vay mượn nhiều, nhưng những hộ trẻ điều kiện kinh tế chưa có thì vốn vay nhiều hơn. Tính trung bình một hộ có 68,42% vốn tự có và 32,58% vốn đi vay tại các đơn vị như: Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, ngân hàng chính sách xã hội huyện, quỹ tín dụng….

Bảng 4.4. Đầu tư chi phí trong sản xuất Ngao thương phẩm

(Tính bình quân 1 ha Ngao thương phẩm trong 1 vụ nuôi)

Chỉ tiêu

Hộ quy mô nhỏ

(<1 ha) Hộ quy mô TB (1 đến 3 ha) Hộ quy mô lớn (>3 ha) BQC

Số tiền Tr.đ Cơ cấu % Số tiền Tr.đ Cơ cấu % Số tiền Tr.đ Cơ cấu % Số tiền Tr.đ Cơ cấu % Tổng chi phí 391,61 100,00 405,14 100,00 414,76 100,00 404,72 100,00

1 Chi phí trung gian 359,79 91,88 374,15 92,35 382,19 92,15 373,19 92,21

- Giống 254,86 70,83 270,44 72,28 282,01 73,79 270,07 72,37

- Vây quây bãi 13,22 3,67 12,84 3,43 12,52 3,28 12,84 3,44

- Phun cát san bãi, đảo bãi 17,21 4,78 15,19 4,06 14,08 3,68 15,33 4,11

- Chòi canh Ngao 11,16 3,10 9,86 2,64 9,33 2,44 9,99 2,68

- Quản lý, trông coi, vệ sinh vây 34,89 9,70 34,08 9,11 35,17 9,20 34,50 9,25

- Thu hoạch 21,88 6,08 20,18 5,39 18,30 4,79 20,07 5,38

- Chi phí khác 6,57 1,83 11,56 3,09 10,79 2,82 10,38 2,78

2 Thuê bãi nuôi 11,95 3,05 9,25 2,28 8,31 2,00 9,57 2,36 3 Lãi suất tiền vay 13,30 3,40 15,73 3,88 18,04 4,35 15,79 3,90 4 Khấu hao TSCĐ 6,56 1,68 6,01 1,48 6,22 1,50 6,17 1,65

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Nghề nuôi ngao cần có một sự đầu tư về vốn không nhỏ cho các hoạt động mua con giống, đầu tư cơ sở hạ tầng và đặc biệt là chi phí cho việc quản lý, trông coi và thu hoạch ngao, bình quân mỗi hộ phải đầu tư từ 300 -500 triệu đồng/ha ngao thương phẩm. Chi phí đầu tư tập trung đến hơn 90% là chi phí trung gian cho quá trình nuôi ngao, trong đó chủ yếu là đầu tư mua con giống. Bình quân 1 hộ phải đầu tư chi phí mua con giống lên đến 270 triệu đồng/ha và hơn 100 triệu đồng cho các chi phí khác như: vây bãi, phun cát đảo bãi, làm choi canh, trông coi, thu hoạch… Chi phí trả cho thuê, đấu thầu bãi nuôi tùy thuộc vào vị trí của bãi nuôi, ở những bãi nuôi bằng phẳng, lặng gió, độ mùn hữu cơ thực vật phù du phong phú thì chi phí trả thuê bãi sẽ cao hơn vùng có địa hình không bằng phẳng, sóng lớn, tỷ lệ cát cao... không thuận lợi nhiều cho nuôi ngao thì chi phí thuê bãi sẽ thấp hơn.

Qua điều tra các hộ nuôi ngao trên địa bàn huyện chúng tôi nhận thấy sự đầu tư cho nuôi 1 ha ngao trong 1 vụ nuôi của các nhóm hộ có sự khác biệt nhau, tuy nhiên sự khác biệt là không lớn. Cụ thể chi phí trung gian của các hộ có quy mô nhỏ, quy mô TB, quy mô lớn lần lượt là 359,79, 374,15, 382,19 triệu đồng, trong đó chi phí đầu tư chủ yếu là mua con giống (chiếm hơn 70% chi phí trung gian). Ngược lại các chi phí chuẩn bị bãi nuôi, quản lý, thu hoạch và tiền thuê bãi thì các hộ có quy mô lớn đều tiết kiệm nhất so với các hộ quy mô TB và các hộ quy mô nhỏ. Riêng chi phí thuê bãi nuôi ngao thì các hộ các hộ quy mô lớn với diện tích nuôi ngao lớn hơn cũng như thời gian tham gia thuê thường lâu hơn so với các nhóm hộ còn lại do vậy tính chi phí trung bình chia ra một vụ của họ nhỏ hơn so với các nhóm hộ khác.

Như vậy có thể thấy, nhóm hộ có diện tích nuôi ngao lớn hơn 3 ha có mức đầu tư chi phí cho 1 ha ngao trong 1 vụ nuôi là lớn nhất, sau đó đến các hộ có quy mô trung bình, và chi phí đầu tư thấp nhất là các hộ nuôi có quy mô nhỏ hơn 1 ha. Điều này có thể lý giải là do các hộ có quy mô lớn đa phần là các hộ đã có tuổi đời cũng như tuổi nghề lâu năm với dày dặn kinh nghiệm, nên họ cũng mạnh dạn đầu tư hơn, đặc biệt họ rất quan tâm chú ý đến vấn đề con giống nên việc đầu tư chi phí để lựa chọn mua con giống nhiều hơn. Tổng chi phí đầu tư cho 1 ha diện tích nuôi ngao trong một vụ của các nhóm hộ giao động từ 390 đến 415 triệu đồng/hộ.

Tổng chi chi phí một hộ nuôi ngao đầu tư vào 1 ha ngao lên đến hơn 400 triệu, sau thời gian khoảng 12 đến 20 tháng thì ngao thương phẩm bắt đầu được thu hoạch.

Bảng 4.5. Kết quả và hiệu quả hoạt động của hộ nuôi Ngao

(Tính bình quân 1 ha Ngao thương phẩm trong 1 vụ nuôi)

Chỉ tiêu ĐVT Hộ quy mô nhỏ (<1 ha) Hộ quy mô TB (1 đến 3 ha) Hộ quy mô lớn (>3 ha) BQC Năng suất Tấn 37,26 39,15 41,12 39,24 1. Giá bán bình quân/1kg 1000đ 13,18 13,51 13,18 13,36 2. GO Tr.đ 490,90 528,92 541,96 524,41 3. IC Tr.đ 359,79 374,15 382,19 373,19 4. VA Tr.đ 131,11 154,77 159,77 151,22 5. Lao động công 136,13 125,79 130,35 128,94 6. MI Tr.đ 111,22 133,03 135,51 129,25 7. Hiệu quả sử dụng CPTG - GO/IC lần 1,36 1,41 1,42 1,41 - VA/IC lần 0,36 0,41 0,42 0,41 - MI/IC lần 0,31 0,36 0,35 0,35 8. Hiệu quả sử dụng LĐ - GO/V Tr.đ/công 3,61 4,20 4,16 4,07 -VA/V Tr.đ/công 0,96 1,23 1,23 1,17 - MI/V Tr.đ/công 0,82 1,06 1,04 1,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Kết quả và hiệu quả của các hộ nuôi ngao được thể hiện ở bảng 4.5. Giá trị sản xuất của tác nhân nuôi ngao cũng chính là doanh thu của hộ được tính bằng sản lượng thu hoạch nhân với giá bán trên thị trường, giá ngao trên thị trường được chia thành các loại khác nhau tùy thuộc và kích cỡ ngao, loại ngao dưới 40 con/kg, loại từ 40-60 con/kg, loại từ 60-80 con/kg và loại trên 80 con/kg. Ở thời điểm năm 2010 đến năm 2012, giá ngao thương phẩm bán được trên 20.000đ/kg, người nuôi ngao đạt lợi nhuận rất cao, siêu lợi nhuận, ở thời điểm này người ta gọi con ngao nơi đây là “con vàng con bạc” của Tiền Hải. Tuy nhiên từ năm 2013 đến nay, do bị ảnh hưởng mạnh bởi thị trường xuất sang

Trung Quốc nên giá ngao bán giảm mạnh chỉ còn 13-14.000đ/kg nên lợi nhuận của tác nhân nuôi ngao giảm đảng kể, thậm chí những hộ nuôi ngao mới, chưa có nhiều kinh nghiệm còn thua lỗ nặng. Bên cạnh năng suất và giá bán ngao thương phẩm thì giá mua giống ngao cũng có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận thu được của người nuôi ngao vì nó chiếm gần 70% tổng chi phí trong sản xuất ngao.

Qua bảng 4.5 cho thấy, bình quân năng suất 1 hộ nuôi đạt 39,24 tấn ngao thương phẩm trên 1 ha bãi nuôi. Với giá bán ra trung bình khoảng 13,36 nghìn đồng/kg thì bình quân một hộ nuôi thu được 524,41 triệu đồng doanh thu. Sau khi trừ đi các chi phí trung gian, khấu hao tài sản cố định cũng như lãi suất tiền vay thì một hộ nuôi ngao thu về thu nhập hỗn hợp khoảng 129 triệu đồng/ha ngao thương phẩm. Xem xét chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí trung gian thì ta thấy GO/IC, VA/IC và MI/IC của nhóm hộ nuôi ngao lần lượt là 1,41, 0,41 và 0,35. Hiệu quả sử dụng lao động của hộ nuôi ngao được thể hiện ở chỉ tiêu GO/V, VA/V và MI/V lần lượt là 4,04, 1,17 và 1 triệu đồng/công lao động. Đây là con số khá lý tưởng so với các ngành nghề khác tại huyện Tiền Hải.

So sánh kết quả sản xuất giữa các nhóm hộ ta thấy nhóm hô quy mô lớn có năng suất lớn nhất đạt 41,12 tấn/ha trong đó các hộ có quy mô nhỏ chỉ đạt 37,26 tấn/ha và các hộ quy mô TB đạt 39,15 tấn/ha. Sở dĩ như vậy là do các hộ quy mô lớn vừa có sự đầu tư nhiều hơn so với các hộ khác cũng như kinh nhiệm, tuổi đời, tuổi nghề trong sản xuất đều lớn hơn so với các hộ khác. Tuy nhiên so sánh về giá bán thì các hộ có quy mô TB lại có mức giá bán cao hơn so với hai nhóm hộ còn lại, ở đây một phần do thời điểm bán và sự thay đổi của thị trường, một phần do các hộ bán cho các đối tượng khác nhau. Tổng giá trị sản xuất của nhóm hộ có quy mô lớn đạt lớn nhất là 541,96 triệu đồng/ha, sau đó đến các hộ có quy mô TB là 528,92 triệu đồng/ha và thấp nhất là các hộ có quy mô nhỏ với 490,90 triệu đồng/ha. Sau khi trừ đi các loại chi phí thì thu nhập của các nhóm hộ đạt khoảng 130 triệu đồng/ha, trong đó cao nhất là nhóm hộ quy mô lớn với 135,51 triệu đồng và thấp nhất là nhóm hộ quy mô nhỏ với 111,22 triệu đồng.

Tuy nhiên về hiệu quả sản xuất có thể thấy không có sự khác biệt nhiều giữa hai nhóm hộ quy mô TB và quy mô lớn và cao hơn so với nhóm hộ quy mô nhỏ. Hiệu quả sử dụng chi phí trung gian và hiệu quả sử dụng lao động thì ở nhóm hộ có quy mô TB được đánh giá cao hơn so với nhóm hộ có quy mô lớn.

Sở dĩ như vậy là do các hộ có quy mô TB biết cách tận dụng lao động hơn đối với khối lượng thu hoạch không quá lớn nhu ở các hộ có quy mô lớn.

Tóm lại, có sự khác biệt về kết quả và hiệu quả sản xuất giữa các nhóm hộ và nhóm hộ quy mô lớn và quy mô TB có kết quả và hiệu quả sản xuất cao hơn hẳn so với nhóm hộ có quy mô sản xuất nhỏ.

4.2.1.2. Tác nhân thu mua

Tác nhân thu mua ngao trên địa bàn huyện Tiền Hải chủ yếu tập trung tại 3 xã Nam Thịnh, Đông Minh và Nam Trung, đây là một kênh tiêu thụ quan trọng, họ chủ yếu thu mua ngao thương phẩm của các hộ nuôi ngao trên địa bàn huyện và xuất bán ra các thị trường khác nhau. Ở đây có thể phân chia các tác nhân thu mua này thành hai nhóm nhất định. Nhóm 1 là những tác nhân thu mua lớn, họ chuyên thu mua và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc) qua con đường tiểu ngạch hoặc chính ngạch; nhóm 2 là những tác nhân thu mua nhỏ, thị trường của họ là thị trường nội địa trong và ngoài tỉnh, họ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 72 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)