Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 62 - 64)

3.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Bảng 3.5. Nội dung thu thập thông tin số liệu thứ cấp

STT Nội dung số liệu Địa điểm thu thập Phương pháp thu thập

1 Số liệu về cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam và các nước trên thế giới về phát triển bền vững sản xuất ngao thương phẩm.

Sách, báo, internet có liên quan

Tra cứu, chọn lọc thông tin.

2 Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Tình hình phân bổ đất đai, dân số, lao động, tình hình phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, tình hình sử dụng đất đai…

Phòng thống kê, phòng NN &PTNT, UBND huyện Tiền Hải

Tìm hiểu, phân tích, tổng hợp từ các báo cáo

3 Những văn bản, cơ chế chính

sách tạo điều kiện cho phát triển sản xuất ngao thương phẩm

UBND, phòng NN &PTNT, Phòng thống kê huyện Tiền Hải

Khảo sát, tổng hợp

4 Số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng ngao thương phẩm của các xã, các mối liên kết trong sản xuất và tiêu ngao thương phẩm của xã.

Ban thống kê, ban nông nghiệp các xã.

Tìm hiểu, khảo sát, tổng hợp từ các báo cáo.

5 Biến động về giá cả, thị trường tiêu thụ ngao thương phẩm

Ban thống kê, ban nông nghiệp xã

Tìm hiểu, tổng hợp

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả (2015)

3.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Trên cơ sở vấn đề nghiên cứu, đặc điểm địa bàn nghiên cứu và chọn mẫu nghiên cứu, chúng tôi tiến hành thiết lập phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp theo biểu mẫu với các chỉ tiêu cụ thể đối với các hộ gia đình, trại sản xuất giống và doanh nghiệp được chọn điều tra mẫu, đại diện cho qui mô sản xuất khác nhau. Nội dung câu hỏi phục vụ cho việc thu thập thông tin sơ cấp như sau:

- Thông tin về đặc điểm chung của hộ và chủ hộ - Thông tin về các tài sản phục vụ sản xuất và đời sống - Thông tin về điều kiện đất đai và sử dụng đất đai của hộ - Thông tin về nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn

- Thông tin về tình hình sản xuất ngao của hộ

- Thông tin về các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao

- Thông tin kỹ thuật nuôi ngao, hình thức nuôi, nguồn và lượng giống, số lần thu hoạch trong năm, sản lượng, năng suất ngao nuôi, tình hình tiêu thụ, hạch toán kinh tế trong nuôi ngao.

- Thông tin về việc tuân thủ các điều kiện thực hành nuôi trồng tốt tại Việt Nam - VietGap.

- Nhóm câu hỏi về những khó khăn, thuận lợi, đề xuất, ý kiến của hộ nuôi ngao, so sánh với các ngành khác, định hướng trong tương lai của hộ.

Điều tra hộ nuôi ngao: Chúng tôi tiến hành điều tra 80 hộ nuôi ngao

thuộc 3 xã Đông Minh, Nam Thịnh, Nam Phú:

Chọn hộ đại điện: Căn cứ theo tỷ lệ diện tích của mỗi xã và tỷ lệ diện tích các quy mô sản xuất, địa chỉ của chủ hộ và địa chỉ bãi nuôi ngao, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 80 hộ trong 3 xã theo phương pháp chọn điển hình tỷ lệ dựa vào qui mô diện tích ngao: nhỏ (dưới 1 ha); Trung bình ( từ 1- 3 ha); Lớn (trên 3 ha) của từng xã. Do tỷ lệ diện tích xã Nam Thịnh và Nam Phú chiếm khoảng 37,5% tổng diện tích của toàn huyện do vậy tôi tiến hành chọn 37,5% tổng số hộ tương ứng với 30 hộ điều tra tại xã Nam Thịnh và 30 hộ điều tra tại xã Nam Phú. Còn lại tôi lựa chọn 20 hộ tại xã Đông Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.6. Số hộ điều tra ở huyện Tiền Hải

Xã điều tra Tổng số Nhỏ TB Lớn

1. Nam Thịnh 30 8 12 10

2. Nam Phú 30 5 19 6

3. Đông Minh 20 3 14 3

Cộng 80 16 45 19

Điều tra cơ sở thu mua: Tiến hành điều tra 20 cơ sở thu mua bao gồm 10 cơ sở thu mua lớn và 10 cơ sở thu mua nhỏ trên địa bàn huyện.

Điều tra DN chế biến: Tiến hành thu thập số liệu, phỏng vấn cán bộ,

công nhân tại công ty TNHH Nghêu Thái Bình có trụ sở làm việc tại xóm 1 xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 62 - 64)