Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 61)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Vùng ven biển Tiền Hải nằm trong vùng đất bồi tụ của tỉnh Thái Bình được hình thành từ sự bồi đắp của các con sông lớn và dòng hải lưu của biển Đông vì vậy nơi đây là vùng đất trẻ với nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dưới điều kiện thuận lợi của tự nhiên, địa hình, chất đất, nguồn nước… và nhu cầu của thị trường thì các một số vung đất ven biển, đất làm muối không hiệu quả cao, dất ngoài đê, đất bãi triều đã đàn chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản và con ngao đã dược đưa vào nuôi và đã thu lại nhiều thành công. Các hoạt đông nuôi trồng đầu tiên bắt đầu từ sự tự phát của người dân nơi đây, nhưng qua một thời kỳ phát triển mang lại hiệu quả, đã dần được quan tâm của Nhà nước, đầu tư và đưa vào quản lý tầm vĩ mô.

Tiền Hải có 34 xã và một thị trấn, trong đó có 8 xã ven biển chia làm 2 khu vực là khu Đông và khu Nam, khu Đông gồm 4 xã là Đông Hoàng, Đông Minh, Đông Hải và Đông Long còn khu Nam gồm 4 xã là Nam Thịnh, Nam Hưng, Nam Phú và Nam Cường. Do tính chất và điều kiện thời gian nghiên cứu đề tài không thể đi sâu vào tìm hiểu đánh giá toàn vùng nuôi trồng vì vậy địa điểm nghiên cứu được lựa chọn dựa số liệu thống kê của tỉnh, huyện về diện tích nuôi ngao, sản lượng tiêu thụ, nguồn vốn đầu tư, đồng thời tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn, các hộ nuôi trồng và ý kiến của người dân trong vùng. Các xã được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu bao gồm:

1) Xã Đông Minh 2) Xã Nam Thịnh 3) Xã Nam Phú

Các xã được lựa chọn thoả mãn các tiêu chí sau:

- Có nhiều Km bờ biển, có điều kiện thích hợp để nuôi ngao. - Có sự đa dạng về hình thức nuôi ngao.

- Có nhiều hộ tham gia nuôi, kinh doanh, tiêu thụ ngao.

- Chính quyền địa phương tạo điều kiện cho phát triển vùng nuôi ngao, tạo thêm việc làm cho người dân địa phương.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Bảng 3.5. Nội dung thu thập thông tin số liệu thứ cấp

STT Nội dung số liệu Địa điểm thu thập Phương pháp thu thập

1 Số liệu về cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam và các nước trên thế giới về phát triển bền vững sản xuất ngao thương phẩm.

Sách, báo, internet có liên quan

Tra cứu, chọn lọc thông tin.

2 Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Tình hình phân bổ đất đai, dân số, lao động, tình hình phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, tình hình sử dụng đất đai…

Phòng thống kê, phòng NN &PTNT, UBND huyện Tiền Hải

Tìm hiểu, phân tích, tổng hợp từ các báo cáo

3 Những văn bản, cơ chế chính

sách tạo điều kiện cho phát triển sản xuất ngao thương phẩm

UBND, phòng NN &PTNT, Phòng thống kê huyện Tiền Hải

Khảo sát, tổng hợp

4 Số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng ngao thương phẩm của các xã, các mối liên kết trong sản xuất và tiêu ngao thương phẩm của xã.

Ban thống kê, ban nông nghiệp các xã.

Tìm hiểu, khảo sát, tổng hợp từ các báo cáo.

5 Biến động về giá cả, thị trường tiêu thụ ngao thương phẩm

Ban thống kê, ban nông nghiệp xã

Tìm hiểu, tổng hợp

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả (2015)

3.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Trên cơ sở vấn đề nghiên cứu, đặc điểm địa bàn nghiên cứu và chọn mẫu nghiên cứu, chúng tôi tiến hành thiết lập phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp theo biểu mẫu với các chỉ tiêu cụ thể đối với các hộ gia đình, trại sản xuất giống và doanh nghiệp được chọn điều tra mẫu, đại diện cho qui mô sản xuất khác nhau. Nội dung câu hỏi phục vụ cho việc thu thập thông tin sơ cấp như sau:

- Thông tin về đặc điểm chung của hộ và chủ hộ - Thông tin về các tài sản phục vụ sản xuất và đời sống - Thông tin về điều kiện đất đai và sử dụng đất đai của hộ - Thông tin về nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn

- Thông tin về tình hình sản xuất ngao của hộ

- Thông tin về các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao

- Thông tin kỹ thuật nuôi ngao, hình thức nuôi, nguồn và lượng giống, số lần thu hoạch trong năm, sản lượng, năng suất ngao nuôi, tình hình tiêu thụ, hạch toán kinh tế trong nuôi ngao.

- Thông tin về việc tuân thủ các điều kiện thực hành nuôi trồng tốt tại Việt Nam - VietGap.

- Nhóm câu hỏi về những khó khăn, thuận lợi, đề xuất, ý kiến của hộ nuôi ngao, so sánh với các ngành khác, định hướng trong tương lai của hộ.

Điều tra hộ nuôi ngao: Chúng tôi tiến hành điều tra 80 hộ nuôi ngao

thuộc 3 xã Đông Minh, Nam Thịnh, Nam Phú:

Chọn hộ đại điện: Căn cứ theo tỷ lệ diện tích của mỗi xã và tỷ lệ diện tích các quy mô sản xuất, địa chỉ của chủ hộ và địa chỉ bãi nuôi ngao, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 80 hộ trong 3 xã theo phương pháp chọn điển hình tỷ lệ dựa vào qui mô diện tích ngao: nhỏ (dưới 1 ha); Trung bình ( từ 1- 3 ha); Lớn (trên 3 ha) của từng xã. Do tỷ lệ diện tích xã Nam Thịnh và Nam Phú chiếm khoảng 37,5% tổng diện tích của toàn huyện do vậy tôi tiến hành chọn 37,5% tổng số hộ tương ứng với 30 hộ điều tra tại xã Nam Thịnh và 30 hộ điều tra tại xã Nam Phú. Còn lại tôi lựa chọn 20 hộ tại xã Đông Minh.

Bảng 3.6. Số hộ điều tra ở huyện Tiền Hải

Xã điều tra Tổng số Nhỏ TB Lớn

1. Nam Thịnh 30 8 12 10

2. Nam Phú 30 5 19 6

3. Đông Minh 20 3 14 3

Cộng 80 16 45 19

Điều tra cơ sở thu mua: Tiến hành điều tra 20 cơ sở thu mua bao gồm 10 cơ sở thu mua lớn và 10 cơ sở thu mua nhỏ trên địa bàn huyện.

Điều tra DN chế biến: Tiến hành thu thập số liệu, phỏng vấn cán bộ,

công nhân tại công ty TNHH Nghêu Thái Bình có trụ sở làm việc tại xóm 1 xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Các số liệu thu thập được từ phiếu điều tra được mã hoá và đưa vào máy tính để xử lý, tính toán theo mục đích nghiên cứu của luận văn bằng công cụ phần mềm máy tính Excel. Phân tổ thống kê theo xã, quy mô diện tích (nhỏ, trung bình và lớn).

3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

Sau khi xử lý số liệu tôi tiến hành phân tích số liệu theo phương pháp cụ thể như sau:

- Thống kê mô tả: Mô tả dữ liệu bằng các phép tính và chỉ số thống kê

như: số trung bình, số trung vị, phương sai, độ lệch chuẩn… cho các biến số liên tục và không liên tục để phân tích theo góc độ kinh tế - xã hội . Sử dụng chủ yếu trong tổng hợp số liệu điều tra như số liệu về tình hình lao động, việc làm, diện tích nuôi ngao… qua các năm điều tra.

- Phương pháp so sánh: Bao gồm so sánh các tuyệt đối và so sánh tương

đối nhằm phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu về tình hình chung của huyện Tiền Hải, so sánh quy mô qua các thời kỳ từ đó thấy được tốc độ phát triển về diện tích, sản lượng qua các năm.

- Phân tích SWOT

Ma trận SWOT là ma trận kết hợp giữa phân tích và dự báo các yếu tố bên trong và bên ngoài về tình hình sản xuất ngao trên địa bàn nghiên cứu.

Cách xây dựng ma trận thuận chiều với tiếp cận từ bên trong (nội tại của các hộ nuôi ngao tại huyện), có nghĩa là điểm khởi đầu của ma trận sẽ được bắt đầu bằng S (điểm mạnh) và W (điểm yếu), rồi mới đến các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, cụ thể là O (cơ hội) và T (nguy cơ). Kết quả của quá trình phân tích tổng hợp là cơ sở để xây dựng phương hướng phát triển sản xuất chủ yếu.

Bảng 3.7. Ma trận phân tích SWOT

Phân tích Môi trường bên ngoài

Cơ hội (O) Nguy cơ (T)

Nội bộ trong huyện Điểm mạnh (S) Phối hợp (S/O) Phối hợp (S/T)

Điểm yếu (W) Phối hợp (W/O) Phối hợp (W/T)

Nguồn: Ngô Kim Thanh (2005)

Các cách kết hợp của ma trận SWOT:

- Phối hợp S/O: thu được từ sự kết hợp giữa các mặt mạnh chủ yếu với các cơ hội của các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao.

- Phối hợp W/O: là sự kết hợp giữa mặt yếu của mối liên kết với cơ hội bên ngoài. Sự kết hợp này mở ra các mối liên kết khả năng vượt qua mặt yếu để phát triển.

- Phối hợp W/T: là sự kết hợp giữa các mặt yếu và nguy cơ của các mối liên kết. Sự kết hợp này đặt ra yêu cầu cho các mối liên kết cần phải có các biện pháp để giảm bớt mặt yếu và tránh được nguy cơ bằng cách đề ra các giải pháp chiến lược trong phát triển.

- Phối hợp S/T: thu được từ sự kết hợp giữa các mặt mạnh với nguy cơ của sản xuất ngao. Sự kết hợp này giúp cho các mối liên kết vượt qua được những nguy cơ bằng cách tận dụng những điểm mạnh của mình.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Nhóm chỉ tiêu thể hiện điều kiện sản xuất ngao

- Diện tích, năng suất, sản lượng bình quân trên một hộ sản xuất ngao trong toàn huyện

- Lao động bình quân trên một hộ sản xuất ngao - Vốn bình quân trên một hộ

- Giá trị TSCĐ bình quân trên một hộ

Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ liên kết

- Tỷ lệ hộ nuôi ngao có hợp đồng văn bản với công ty và đơn vị thu gom - Tỷ lệ hộ nuôi ngao có hợp đồng thỏa thuận miệng với đơn vị thu gom,…

- Khối lượng sản phẩm bán theo hợp đồng - Giá bán sản phẩm theo hợp đồng

- Giá bán sản phẩm trên thị trường tự do

Nhóm chỉ tiêu phản ánh lợi ích từ các mối liên kết sản xuất và tiêu thụ ngao

- Lợi ích khi mua đầu vào - Lợi ích khi vay vốn tín dụng - Lợi ích khi tiêu thụ sản phẩm

Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả trong sản xuất và tiêu thụ ngao.

- Năng suất và sản lượng Ngao thu hoạch hàng năm (tấn/năm)

- Tổng giá trị sản xuất (GO): là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ giá trị sản phẩm trên một đơn vị sản xuất, KD.

GO = Qi x Pi

Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm i

Pi là giá của sản phẩm i

- Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ thực tế đã chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của mỗi tác nhân

- Giá trị gia tăng (VA): Là toàn bộ phần giá trị sản xuất được tăng lên trong quá trình sản xuất, kinh doanh VA = GO - IC

Trong đó: VA: Giá trị gia tăng, GO: Giá trị sản xuất, IC: Chi phí trung gian - Thu nhập hỗn hợp (MI): là thu nhập thuần túy của người sản xuất trong một chu kỳ sản xuất.

MI = VA – (A + T + LT)

Trong đó: A là khấu hao tài sản cố định T là thuế sản xuất

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NGAO THƯƠNG PHẨM CỦA TIỀN HẢI

4.1.1. Tình hình sản xuất ngao thương phẩm

Tiền Hải là huyện ven biển, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Thái Bình, với diện tích tự nhiên trên 226 km2, dân số trên 23 vạn dân. Với 23km bờ biển, Tiền Hải có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế biển toàn diện cả về khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản và du lịch sinh thái. Nơi đây với trải qua nhiều năm bồi đắp của hệ thống sông ngòi đã hình thành nên vùng đầm phá ngập mặn lợ với hệ sinh thái đa dạng đó là điều kiện thuận lợi để người dân Tiền Hải phát triển nghề nuôi trồng thủy hải sản, đặc biệt là nghề nuôi ngao.

Đại hội Đảng bộ huyện Tiền Hải nhiệm kì 2010-2015 đã nhấn mạnh: “Phát triển nuôi ngao là một chủ trương lớn, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế diện tích vùng bãi triều ven biển, tạo ra bước đột phá mới trong phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và của Tiền Hải nói riêng, góp phần tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện, bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các địa phương ven biển, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện”.

Cùng lợi thế sẵn có của một vùng biển trù phù, sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự năng động, nhạy bén trong việc chuyển đổi ngành nghề của người dân Tiền Hải, trong những năm qua diện tích nuôi ngao của huyện không ngừng tăng với tốc độ khá nhanh, năm 2005 thì diện tích nuôi ngao của huyện là 820 ha nhưng tới năm 2010 diện tích đã tăng lên 1116 ha và đến năm 2015 thì tổng diện tích nuôi ngao toàn huyện đạt 1919 ha. Riêng năm 2014 diện tích nuôi ngao trên toàn huyện giảm 96 ha so với năm 2013, điều này có thể hiểu là do sự ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ ngao trước đó vào năm 2012 và 2013. Trong hai năm này thị trường tiêu thụ ngao thương phẩm gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là thị trường xuất sang Trung Quốc dẫn đến nhiều hộ nuôi ngao thua lỗ nặng, buộc phải bỏ nghề. Tuy nhiên, theo chủ trương của huyện thì quy hoạch mở rộng diện tích vùng nuôi ngao theo đề án phát triển tới năm 2020, chính

quyền địa phương cùng với sự nỗ lực của người dân địa phương đã cố gắng mở rộng lại diện tích nuôi ngao, phát triển nghề nuôi ngao là một thế mạnh của các xã ven biển của huyện.

Qua Bảng 4.2 ta thấy từ năm 2005 đến năm 2012, sản lượng ngao thương phẩm liên tục tăng qua các năm với mức tăng trưởng bình quân 23,46%/năm, sản lượng thủy sản năm 2012 tăng gấp 3,4 lần so với năm năm 2005; riêng về diện tích nuôi năm 2012 có sự gia tăng đột biến do UBND huyện Tiền Hải đã thực hiện đo đạc, lập quy hoạch mở rộng diện tích những vùng có điều kiện thuận lợi để đưa và nuôi ngao nên diện tích nuôi năm 2012 tăng 320 ha so với năm 2011. Giai đoạn 2013 – 2015, diện tích và sản lượng ngao có tăng nhưng không nhiều, là do năm 2014 diện tích nuôi ngao giảm đồng thời ở giai đoạn này thị trường tiêu thụ ngao thương phẩm gặp rất nhiều khó khăn, nhiều hộ nuôi ngao phải thu hẹp diện tích hoặc tệ hại hơn là bỏ nghề. Diện tích nuôi ngao trên địa bàn 7 xã ven biển của huyện Tiền Hải, trong đó tập trung chủ yếu ở Nam Thịnh, Đông Minh, Nam Phú.

Ở giai đoạn 2009 – 2012, sự tăng cao về quy mô nuôi và sự ổn định về năng suất nuôi ngao, cùng với giá tiêu thụ ngao qua các năm bình quân là 20.000 đồng/kg đã tạo cho huyện nguồn thu nhập đáng kể từ việc nuôi ngao, thu nhập bình quân là khoảng trên 300 triệu đồng/hộ nuôi ngao/năm, đây là con số ấn tượng khi so sánh với các ngành nghề nuôi trồng thủy sản khác, có thể nói nuôi ngao giờ đây không chỉ là nghề thoát nghèo của người dân mà nó còn là nghề làm giàu của họ, với những thuận lợi sẵn có của một vùng ven biển thường xuyên thay những tấm áo mới đẹp đẽ hơn, tốt hơn bởi thủy triều, dường như nơi đây không bao giờ hết sự trù phú đó đã giúp người nuôi ngao có thể làm chủ được cuộc sống của mình, làm giàu cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên từ giữa năm 2012 sang năm 2013 thị trường tiêu thụ ngao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)