Quy mô sản xuất của các hộ sản xuất, kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 105)

Bảng 4.21. Ảnh hưởng của quy mô sản xuất đến mối liên kết Quy mô Không tham gia

liên kết

Có tham gia liên kết

Diện tích < 1ha 75,00 25,00

Diện tích từ 1 - 3 ha 46,67 53,33

Diện tích > 3 ha 21,05 78,95

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Phần lớn hộ nuôi ngao đã có rất nhiều kinh nghiệm trong nuôi ngao thương phẩm do có thời gian nuôi khá dài. Điều này cũng tạo điều kiện rất lớn cho các hộ nuôi ngao mạnh dạn đầu tư vốn vào hoạt động sản xuất của mình. Qua quá trình điều tra chúng tôi thấy rằng các hộ nuôi ngao đã có mối liên kết với nhau cũng như liên kết với các tác nhân khác, tuy nhiên không phải tất cả các hộ nuôi ngao đều tham gia liên kết. Rất nhiều hộ đang sản xuất độc lập mà không có sự tương tác với các tác nhân khác. Một trong những lý do ảnh hưởng đến mối liên kết này chính là quy mô sản xuất của hộ. Đa phần những hộ nuôi ngao với quy mô nhỏ chưa chú ý đến liên kết, họ tự chủ động trong suốt quá trình sản xuất cho đến khi tiêu thụ cũng tự do thương lượng thỏa thuận với các tác nhân khác.

Bảng 4.21 thể hiện rất rõ sự ảnh hưởng của quy mô nuôi ngao đến việc liên kết của các hộ với các tác nhân khác. Có thể thấy những hộ nuôi ngao với

diện tích hơn 3ha đa số có mối liên kết với các tác nhân khác, ngược lại những hộ có diện tích nuôi ngao nhỏ hơn 1 ha chưa quan tâm nhiều đến việc liên kết với các tác nhân khác để đạt hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm. Qua điều tra cho thấy những hộ có quy mô sản xuất từ 1 đến 3 ha diện tích nuôi ngao thương phẩm thì có 24/45 hộ có mối liên kết với tác nhân khác. Các mối liên kết ở đây chủ yếu đem lại lợi ích cho việc tiêu thụ sản phẩm, thông tin thị trường… Trong các mối liên kết đó mặc dù hộ nuôi ngao trực tiếp là người tạo ra sản phẩm nhưng họ tham gia liên kết còn thụ động, sản xuất và tiêu thụ còn phụ thuộc vào các tác nhân thu mua cũng như doanh nghiệp chế biến.

4.3.2. Trình độ học vấn, nhận thức của các hộ nuôi ngao

Trình độ học vấn và kinh nghiệm của các hộ nuôi ngao thường không tương xứng. Những hộ có kinh nghiệm lâu năm thì trình độ học vấn không cao thường thì hết cấp II, những hộ có trình độ học vấn cao hết cấp III thì ít kinh nghiêm hơn. Và hầu hết các hộ nuôi ngao chỉ mới học hết bậc phổ thông, số lượng ít được qua đào tạo nghề, do vậy, mà hiểu biết của họ về liên kết chưa được sâu và rõ ràng. Điều này khiến cho trình độ học vấn của các hộ ảnh hưởng không nhiều tới mối liên kết. Ngược lại, số năm kinh nghiệm lại ảnh hưởng khá rõ tới mối liên kết, những hộ có kinh nghiệm lâu năm quy mô thường lớn, thường muốn mối liên kết chặt chẽ hơn.

Bảng 4.22. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến mối liên kết Trình độ học

vấn

Hộ tự do Hộ liên kết Hộ liên kết với DNCB Hộ liên kết với cơ sở thu mua Số lượng (hộ) cấu (%) Số lượng (hộ) cấu (%) Số lượng (hộ) cấu (%) Số lượng (hộ) cấu (%) Tổng số hộ 37 100,00 43 100,00 16 100,00 27 100,00 Cấp II 25 67,57 16 37,21 3 18,75 13 48,15 Cấp III 12 48,00 17 39,53 6 37,5 11 40,74 THCN, CĐ, ĐH 0 0,00 10 23,26 7 43,75 3 11,11

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Qua bảng 4.22 ta thấy sự ảnh hưởng của trình độ học vấn của các hộ nuôi ngao đến việc tham gia liên kết với các tác nhân khác. Các hộ có trình độ học vấn

III trở lên đều tham gia liên kết, chỉ có 12 hộ trên tổng số hộ học hết cấp 3 không tham gia liên kết, các hộ đã học đến bậc THCN, CĐ, ĐH trở lên đều tham gia liên kết với các tác nhân khác, trong đó chủ yếu là liên kết với công ty TNHH Nghêu Thái Bình bởi họ nhìn nhận được sự chắc chắn, bền vững hơn trong mối liên kết này so với các tác nhân khác. Trong mối liên kết với DNCB có 37,5% số hộ đã học hết cấp 3 và 43,75 số hộ đã được đào tạo ở THCN và CĐ, ĐH. Đối với mối liên kết với cơ sở thu mua thì đa số số hộ nuôi ngao học hết cấp II và cấp III. Ở nhóm các hộ chưa tham gia liên kết với tác nhân nào thì chủ yếu là những hộ có trình độ học vấn học hết cấp II và chưa được qua đào tạo chuyên môn (67,57% số hộ).

Đối với người sản xuất do thiếu trình độ hiểu biết về liên kết, về hợp đồng, trách nhiệm trong liên kết, họ chỉ nhìn những cái lợi ích trước mắt mà không tính đến lợi ích lâu dài. Họ sợ ràng buộc về pháp lý khi ký kết hợp đồng. Mặt khác, có những hộ nuôi ngao mặc dù đã có thỏa thuận mua bán với công ty nhưng khi mà nơi nào mua với giá cao hơn họ vẫn bán dẫn tới tình trạng phá vỡ liên kết, làm cho các công ty không chủ động được nguyên liệu. Còn xảy ra hiện tượng công ty tạo điều kiện cho người dân sản xuất bằng cách ứng vốn, mua nguyên liệu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, thu mua với giá đảm bảo ổn định, vậy mà vẫn có những trường hợp nông dân không thực hiện đúng cam kết với công ty mà sẵn sàng bán cho đối tượng khác nếu họ trả giá cao hơn.

Ngoài ra sản xuất của hộ vẫn mang tính tự phát, không tập trung, quy mô sản xuất của hộ rất nhỏ, diện tích manh mún, không mang tính tập trung, sản xuất hàng hóa. Hơn nữa tình trạng thay đổi phương thức sản xuất của hộ rất ít, hầu như họ không dám mạnh dạn đầu tư, tư duy trong sản xuất của mình, sợ ảnh hưởng quyền lợi mà họ đang có, sợ rủi ro trách nhiệm khi tham gia liên kết.

Như vậy, nhận thức của hộ nông dân về liên kết sản xuất là rất kém, các lý do trên làm cho việc liên kết còn hạn chế và để liên kết trong sản xuất của hộ được hiệu quả hơn thì cần giải quyết tốt các lý do ảnh hưởng trên.

4.3.3. Nhận thức của cơ sở thu mua, doanh nghiệp chế biến

Trong các hình thức liên kết, còn có tác nhân quan trọng khác ngoài các hộ nuôi ngao là các cơ sở thu mua, doanh nghiệp chế biến. Đối tượng này cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành phát triển mối liên kết ở địa phương. Tuy nhiên trong thực tế lại tồn tai những khó khăn khiến cho liên kết không xảy ra

hoặc bị phá vỡ. Nhận thức của các hộ thu mua ngao thương phẩm chưa cao. Qua điều tra 20 cơ sở thu mua cho thấy cả 20 cơ sở đều không muốn ký kết hợp đồng bằng văn bản với các hộ nông dân. Bởi vì, họ không muốn đầu tư sâu và thích đáng cho mối liên kết, họ thấy chỉ cần thỏa thuận miệng là đủ, thuận mua vừa bán, nguyên nhân một phần xuất phát từ chính các hộ nông dân hay phá vỡ thỏa thuận, coi nhẹ sự liên kết, dù liên kết thì các hộ vẫn có thể vi phạm cam kết.

Các cơ sở thu gom chưa hiểu biết nhiều về khái niệm liên kết, các hình thức liên kết, trách nhiệm trong liên kết. Ngoài ra các cơ sở thu gom chưa nhận thức được sự quan trọng của việc xây dựng và đầu tư cho các đối tác của mình. Chỉ có 3 tác nhân thu mua là có sự hỗ trợ vốn cho các hộ nuôi ngao liên kết với họ, các tác nhân mua còn lại cho rằng không cần thiết hoặc chính họ cũng gặp những khó khăn về tài chính nhất định. Cũng chính vì yếu tố này mà thường thì liên kết giữa hộ sản xuất và tác nhân thu mua chưa chặt chẽ.

Hộp 4.3. Ý kiến của cơ sở thu mua về tham gia liên kết

Đối với DN chế biến, đây chính là tác nhân góp phần làm nâng cao giá trị của con ngao trên địa bàn huyện. Trên địa bàn huyện Tiền Hải, công ty TNHH Nghêu Thái Bình đóng vai trò là DN duy nhất trong lĩnh vực chế biến do vậy vai trò của công ty càng quan trọng hơn. Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại địa phương, DN chế biến cần tích cực hơn nữa trong các hoạt động liên kết với các tác nhân khác, đem lại lợi ích kinh tế cho các bên tham gia. Đặc biệt cần có những hợp đồng nguyên tắc, hợp đồng mua bán nhất

Chỗ chúng tôi thì cũng có liên kết với các hộ nuôi ngao để mua bán sản phẩm và xuất đi các thị trường khác. Nói chung chúng tôi cứ trao đổi mọi thứ với nhau bằng lời nói thôi, không kí hợp đồng văn bản gì cả, chỉ có lúc nào thu mua sản phẩm thì viết giấy xác nhận số lượng, đơn giá và số tiền đã thanh toán trước và còn nợ lại bao nhiêu để biết trả nợ lại thôi. Chứ không kí hợp đồng gì cả, chúng tôi làm với nhau lâu rồi cũng không cần thiết lắm, cứ đến vụ thu thì báo giá và lượng hàng cần lấy. Một nhà không đủ thì phải gom của mấy nhà, rồi thì thương lái chúng tôi cũng tự thương lượng trao đổi với nhau để làm sao đủ số lượng hàng xuất đi một lần theo yêu cầu của bên kia. Thông thường chúng tôi gom hàng và bán cho một chủ buôn ở Quảng Ninh để xuất đi Trung Quốc

định với các hộ nuôi ngao, tác nhân thu mua để hoạt động mua bán được ràng buộc chặt chẽ hơn, tạo mối liên kết trên cơ sở pháp lý.

Hộp 4.4. Ý kiến của công ty TNHH Nghêu Thái Bình về tham gia liên kết

4.3.4. Sự tác động của các cấp chính quyền, địa phương

Trong các đối tác chính ảnh hưởng tới quá trình liên kết trong tiêu ngao thương phẩm mỗi đối tượng chỉ quan tâm tới lợi ích riêng của mình mà không quan tâm nhiều tới lợi ích của phía còn lại. Chính vì vậy mà sự liên kết càng không bền vững. Sự tác động của chính quyền địa phương có vai trò thúc đẩy quá trình liên kết diễn ra nhanh hay chậm, có chức năng là trung gian cầu nối cho hai bên liên kết.

Cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là chính quyền cơ sở chưa thực hiên tốt vai trò là trọng tài cho việc giải quết những mâu thuẫn trong quá trình liên kết. Chính quyền hầu như thả nổi cho cơ sở thu mua, doanh nghiệp chế biến và hộ nông dân tự thỏa thuận liên kết với nhau.

Chính quyền địa phương chưa xác định, phân rõ quyền hạn, trách nhiệm, lợi ích cho các bên khi tham gia liên kết. Vì vậy, nhiều khi cơ sở thu mua và hộ nông dân cảm thấy lúng túng không biết làm thế nào là hợp lý. Hẩu hết hình thức liên kết là thỏa thuận miệng do đó vẫn lỏng lẻo và chưa có tính pháp lý.

Mặc dù trong thời gian qua nhà nước và địa phương đã có những chính sách khuyến khích sự liên kết chặt chẽ cơ sở thu mua, công ty và hộ nuôi ngao nhưng những chính sách này chưa thực sự phát huy được hiệu quả.

Công ty chúng tôi hoạt động từ năm 2010, chúng tôi tiến hành thu mua ngao của các hộ nuôi rồi đưa vào dây chuyền chế biến để xuất sang các thị trường nước ngoài. Chúng tôi nhận thức rõ được lợi ích trong việc liên kết với các tác nhân khác để tạo ra lợi ích cao nhất cho các bên, chúng tôi cũng đã lỗ lực hết mình trong việc hợp tác với các tác nhân khác tuy nhiên trong quá trình liên kết còn rất nhiều vấn đề khó khăn chưa giải quyết được như: kí kết hợp đồng, chất lượng sản phẩm ngao thương phẩm, tuân thủ theo thỏa thuận…. Thời gian tới chúng tôi dự kiến sẽ tăng công suất hoạt động của công ty đồng thời tích cực hơn nữa trong các mối liên kết cũng như yêu cầu ràng buộc chặt chẽ hơn nữa để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nói chung cũng như sự phối hợp với các tác nhân khác được hiểu quả cao hơn.

Hộp 4.5. Ý kiến của cán bộ xã Đông Minh tình hình liên kết

4.4. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC TRONG LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NGAO THƯƠNG PHẨM TRONG LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NGAO THƯƠNG PHẨM

Có thể khẳng định rằng liên kết trong sản xuất tiêu thụ là hướng đi đúng đắn trong xu thế CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Đưa sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa là xu hướng hội nhập và phát triển. Nghề nuôi ngao ở các xã ven biển huyện Tiền Hải cũng bởi vậy sẽ trở thành nghề chính mang lại thu nhập cao cho người nông dân nơi đây.

Công cụ SWOT dưới đây sẽ được sử dụng để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm của vùng và từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường mối liên kết ở hiện tại và phát triển trong tương lai.

a. Điểm mạnh (S)

- Diện tích bãi triều lớn, được quy hoạch và có khả năng mở rộng và phát

triển nuôi ngao;

- Người nuôi ngao đã có thâm niên sản xuất và kinh nghiệm lâu năm

trong nghề nuôi ngao;

Trên địa bàn xã chúng tôi những năm qua các hộ nông dân cũng như các đơn vị cơ sở thu mua, chế biến đã tích cực tham gia vào các mối liên kết hơn. Hộ nuôi ngao liên kết chủ yếu với hai tác nhân đó là các cơ sở thu mua trên địa bàn huyện và công ty TNHH Nghêu Thái Bình. Nhìn chung các hộ nuôi ngao đã tích cực hơn trong việc tham gia liên kết tuy nhiên trong việc kí kết các hợp đồng ràng buộc vẫn còn hạn chế dẫn đến tình trạng mối liên kết lỏng lẻo, chưa có ràng buộc pháp lý và lúc xảy ra mâu thuẫn chúng tôi cũng khó khăn hơn trong việc can thiệp, giải quyết. Trong thời gian tới chúng tôi cũng sẽ tuyên truyền khuyến khích các hộ nuôi tham gia liên kết để tạo ra một chuỗi cung ứng hiệu quả đối với con ngao thương phẩm. Xã chúng tôi cũng mong có các tổ chức, đơn vị về địa phương tập huấn, hướng dẫn cho các hộ, cơ sở thu mua nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình hơn trong việc tham gia liên kết.

- Vùng sản xuất ngao của huyện Tiền Hải được Châu Âu cho phép cấp chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể hai mảnh vỏ;

- Nguồn lực lao động dồi dào, dễ huy động tại địa phương

- Mối liên kết giữa hộ nuôi ngao và các cơ sở thu mua đã được hình thành

và duy trì từ nhiều năm nay, các mối liên kết này ngày càng được mở rộng khi thị trường tiêu thụ của các cơ sở thu mua mở rộng thêm;

- Là một trong hai huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, Tiền Hải được sự quan

tâm, chú trọng của tỉnh trong việc nuôi trồng thủy sản và phát triển kinh tế biển.

b. Điểm yếu (W)

- Phần lớn giao dịch giữa các tác nhân không có hợp đồng mua bán theo

quy định, chủ yếu là thỏa thuận miệng và liên kết tự do;

- Hoạt động xuất khẩu sang thị trường nước ngoài của các sơ sở thu mua

chủ yếu qua con đường tiểu ngạch, bị động;

- Mức độ liên kết giữa người nuôi ngao và các tác nhân khác còn lỏng

lẻo, chưa có ràng buộc pháp lý về trách nhiệm của các bên tham gia liên kết;

- Hiểu biết về thị trường còn hạn chế, các thông tin mà các họ có được

đôi khi là thông tin ngoài lề, không chính xác;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)