Mục đích, vai trò, nguyên tắc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 26 - 31)

2.1.3.1. Mục đích của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Liên kết kinh tế nhằm tạo mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc các quy chế hoạt động của từng tổ chức liên kết để tiến hành phân công sản xuất chuyên môn hóa và hiệp tác hóa, nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng của từng đơn vị tham gia liên kết, góp phần nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập của các bên liên kết, tăng thu ngân sách Nhà nước.

Liên kết kinh tế là nhằm đạt tới lợi nhuận tối đa và ổn định, là nhằm tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường, ngày càng mở rộng phạm vi. Lợi ích kinh tế là sợi dây, là chất nhựa làm gắn bó các doanh nghiệp, các chủ thể liên kết lại với nhau. Cạnh tranh là nhân tố khách quan thúc đẩy các chủ thể “tự nguyện” liên kết lại với nhau trên cơ sở đảm bảo lợi ích sống còn trên thị trường. Để đạt tới lợi nhuận tối đa và ổn định giữa các thành viên, hoạt động liên kết kinh tế là nhằm phát triển, tìm kiếm khai thác ngày càng nhiều nguồn nguyên liệu cho sản xuất, đa dạng hoá mặt hàng, tăng nhanh khối lượng và chất lượng sản phẩm, rút ngắn và đẩy nhanh quá trình lưu thông, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng phát triển thị trường, tức là nâng cao năng suất lao động, tồn tại, phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao.

Liên kết để cùng nhau tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng đơn vị cho từng thành viên, giá cả từng loại sản phẩm để bảo vệ lợi ích kinh tế của nhau, tạo cho nhau có khoản lợi nhuận cao nhất.

Liên kết kinh tế giúp đỡ nhau về kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh và quản lý, giúp đỡ nhau về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật, cũng như thực hiện cho nhau các công việc cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ vận chuyển, thông tin, xử lý thông tin ...Các hoạt động này được ghi thành hợp đồng kinh tế.

2.1.3.2. Vai trò của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

- Liên kết kinh tế giúp các tác nhân khắc phục những bất lợi về quy mô

Trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh như hộ, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp đều thực hiện một chuỗi các hoạt động từ cung cấp, dịch vụ đầu vào và đầu ra; mỗi cung đoạn lại có những đầu vào khác

nhau, quy trình công nghệ khác nhau và mang tính đặc thù, hơn nữa để sản xuất một loại sản phẩm đầu ra nào đó lại yêu cầu chủng loại vật tư, nguyên liệu đầu vào khác nhau mà bản thân đơn vị sản xuất (hộ, HTX, doanh nghiệp) không tự sản xuất ra tất cả, mà đó là kết quả của quá trình phân công lao động, liên kết hợp tác của hai hay nhiều bên nhằm phát huy lợi thế so sánh, giảm chi phí sản xuất và chủ động, ổn định sản xuất kinh doanh.

Trong một chuỗi các hoạt động sản xuất kinh doanh mỗi hộ, cơ sở đều có một hoặc một số lĩnh vực hoạt động chủ đạo, mang tính đặc thù, chuyên biệt. Bên cạnh những hoạt động chính, còn một loạt các hoạt động phụ mà bản thân cơ sở không thể thực hiện được, nhưng nó lại không thể thiếu đối với cả chuỗi dây chuyền chính. Ví dụ, trong sản xuất khoai tây người ta sử dụng các vật tư nông nghiệp chính là giống, phân đạm, thuốc bảo vệ thực vật…Các vật tư này nằm ở nhiều vùng miền khác nhau do nhiều chủ thể khác nhau đang quản lý; người ta sẽ vận chuyển các vật tư này đến các nơi trồng khoai tây. Tại đây, người sản xuất sẽ sử dụng các vật tư nông nghiệp này để sản xuất ra sản phẩm. Các sản phẩm này là kết quả hoạt động của nhiều lĩnh vực, nhiều chủ thể khác nhau mà mỗi hộ, doanh nghiệp khó có thể đảm nhận hết, hơn nữa nếu có làm được thì ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, các liên kết giúp các hộ, doanh nghiệp khắc phục hạn chế về quy mô và lĩnh vực hoạt động theo hướng hiệu quả hơn. Hình thức kinh doanh này xuất hiện từ lâu và hiện đang rất thịnh hành ở nhiều nước trên thế giới.

- Liên kết kinh tế giúp các tác nhân phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường

+ Nhu cầu của thị trường luôn thay đổi, điều đó buộc các nhà sản xuất vừa phải luôn thay đổi mẫu mã của các sản phẩm hiện có, vừa phải tìm cách đa rạng hoá sản phẩm. Để có được những thay đổi phù hợp với nhu cầu của thị trường thì cần phải có thông tin và có đủ khả năng triển khia nhanh các phương án sản xuất mới. Chính sự liên kết kinh tế sẽ giúp cho nhà sản xuất đạt được điều đó.

+ Liên kết kinh tế giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn, thể hiện thông qua sự liên kết của hệ thống các nhà thương mại với các nhà sản xuất, thông qua hình thức đại lý bán hàng. Hình thức liên kết này, các cửa hàng kinh doanh sẽ nhận làm đại lý bán buôn hay bán lẻ sản phẩm cho người sản xuất. Và

nhờ đó, sản phẩm sẽ được đưa vào thị trường một cách nhanh chóng hơn, kịp thời hơn.

+ Liên kết kinh tế còn giúp cho các chủ có thể tiếp cận nhanh chóng với các công nghệ và kỹ thuật mới, nhờ sự phối hợp với các nhà nghiên cứu ở các trường đại học hay cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước.

Ngược lại, sự thay đổi của thị trường cũng thúc đẩy liên kết kinh tế. trong thực tế, khi những thay đổi của thị trường vượt ra ngoài khả năng đáp ứng của một hộ, một cơ sở hay doanh nghiệp, thì buộc các hộ phải tìm cách liên kết với các đối tác khác để tìm sự hỗ trợ về vốn và công nghệ, kể cả việc tiến hành đặt gia công sản xuất ở bên ngoài những phụ kiện phục vụ cho sản phẩm chính của mình.

- Liên kết kinh tế giúp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh

Phát triển sản xuất là một quá trình vận động không ngừng, tích tụ tập trung rồi lại chia tách, sáp nhập để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và phù hợp với khả năng nội tại của doanh nghiệp nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận cao nhất, mà lại giảm thiểu được rủi ro. Quá trình đó diễn ra thực chất là thông qua các hoạt động liên kết kinh tế.

Đứng trước một cơ hội sản xuất lớn, nhiều khi vượt quá khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp bỏ sẽ mất cơ hội làm ăn, nhưng nếu doanh nghiệp đơn độc một mình triển khai thực hiện dự án dẫn đến hiệu quả thấp, thậm chí thua lỗ. Để tránh được hiện tượng này, nhiều doanh nghiệp đã biết phân tán rủi ro bằng cách mời gọi các doanh nghiệp khác cùng tham gia thực hiện dự án, mỗi doanh nghiệp đảm nhận một phần công việc, tuỳ theo năng lực của từng doanh nghiệp. Như vậy, mỗi doanh nghiệp tham gia dự án chỉ phải chịu một phần rủi ro nếu có.

Ở một khía cạnh khác, hai doanh nghiệp trước đây là đối thủ cạnh tranh của nhau, cạnh tranh trên cùng một loại sản phẩm, trong cùng một thị trường, đến nay để giảm thiểu rủi ro cạnh tranh, họ liên kết lại, cùng thoả hiệp để phân chia thị trường, kể cả việc sáp nhập để tạo nên độc quyền.

Như vậy Nhà nước cần khuyến khích các cơ sở sản xuất đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao và phục vụ nhu cầu đa dạng của xã hội nhưng mặt khác, Nhà nước cũng cần có giải pháp chính sách quản lý vĩ mô nhằm hạn chế độc quyền dẫn đến lũng đoạn thị trường và lũng đoạn nền

2.1.3.3. Nguyên tắc của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Để các chủ thể tham gia liên kết đạt được mục tiêu phát triển bền vững các liên kết kinh tế phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:

Một là, phải đảm bảo sản xuất kinh doanh của các bên tham gia liên kết đều phát triển và có hiệu quả ngày càng tăng.

Xuất phát từ mục tiêu nói trên dù tiến hành liên kết kinh tế dưới hình thức và mức độ nào đi nữa thì yêu cầu của hoạt động liên kết kinh tế ấy phải đảm bảo để sản xuất và kinh doanh của các tác nhân liên kết với nhau không ngừng phát triển, doanh thu ngày càng tăng, công nhân viên chức, nông dân có nhiều việc làm, thu nhập ngày một tăng, năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Liên kết kinh tế phải nâng cao được trình độ công nghệ, mở rộng mặt hàng, sản xuất ngày càng phù hợp với nhu cầu thị trường, giá thành hạ, tiết kiệm phí lưu thông, đem lại nhiều lợi nhuận cho các tác nhân trên cơ sở giá bán và chất lượng sản phẩm mà người tiêu dùng chấp nhận.

Hai là, phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyên giữa các bên tham gia liên kết. Các hoạt động hợp tác, liên kết kinh tế giữa các tác nhân được thực hiện một cách thuận lợi, trôi chảy, thành công và đem lại hiệu quả cao chỉ có thể diễn ra khi các tác nhân tự nguyện tìm đến với nhau, tự thỏa thuận quan hệ hợp tác, liên kết làm ăn với nhau lâu dài trên tinh thần bình đẳng, cùng chịu trách nhiệm đến cùng về các thành công cũng như thất bại rủi ro. Tất cả các hình thức hợp tác, liên kết kinh tế, các tổ chức liên kết kinh tế được thiết lập trên cơ sở những ý đồ không xuất phát từ nguyên tắc tự nguyện, từ những liên hệ tất yếu về phương diện kinh tế, nghĩa là tiến hành trên cơ sở gò bó gượng ép bắt buộc đều hoạt động không thành công, kém hiệu quả.

Ba là, phải đảm bảo sự thống nhất hài hòa lợi ích kinh tế giữa các bên tham gia liên kết.

Lợi ích kinh tế chính là động lực thúc đẩy các bên tham gia liên kết với nhau, là chất kết dính các bên lại với nhau trong quá trình liên kết. Các bên tìm đến với nhau chỉ vì họ tìm thấy, nhìn thấy ở nhau những mối lợi nếu làm ăn với nhau lâu dài. Cho nên việc đảm bảo thống nhất hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia liên kết sẽ tạo nên chất kết dính bền vững của tổ chức liên kết đó. Khi lợi ích kinh tế của một hoặc một số thành viên nào đó bị xâm phạm hoặc thiếu sự công bằng, thống nhất hài hòa sẽ tạo ra sự rạn nứt của mối liên hệ bền vững, dẫn đến

phá vỡ tổ chức liên kết, mối quan hệ liên kết đã được thiết lập. F.Ăng – ghen cũng đã từng nhận xét rằng: “Ở đâu không có sự nhất trí về lợi ích, ở đó không thể có sự thống nhất về hành động”. Sự phân chia lợi nhuận, phân bổ thiệt hại rủi ro, các tính toán về giá cả, chi phí...cần phải được tiến hành thỏa thuận, bàn bạc một cách công khai, dân chủ, bình đẳng và đảm bảo sự công bằng trên cơ sở những đóng góp của các bên liên kết.

Bốn là, phải được thực hiện trên cơ sở những ràng buộc pháp lý giữa các bên tham gia liên kết và thông qua hợp đồng kinh tế.

Hợp đồng kinh tế là khế ước, là những thỏa thuận, những điều khoản ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi giữa các bên tham gia làm ăn với nhau, được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. Trong nền kinh tế thị trường và Nhà nước pháp quyền, mọi hoạt động kinh tế đều phải tiến hành trên cơ sở pháp luật Nhà nước cho phép, đồng thời đựơc pháp luật bảo hộ những tranh chấp giữa các bên quan hệ làm ăn với nhau. Cho nên để có những căn cứ pháp lý cho các cơ quan pháp luật phán quyết những tranh chấp giữa các quan hệ kinh tế với nhau đều phải có “khế ước” hay “hợp đồng kinh tế” được ký kết theo đúng pháp luật quốc tế (nếu quan hệ làm ăn giữa các bên vượt ra ngoài khuôn khổ một nước). Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước và xây dựng Nhà nước pháp quyền cho nên mọi hoạt động kinh tế, mọi mối quan hệ làm ăn giữa các tác nhân liên kết muốn phát triển lâu dài, cần phải thực hiện theo đúng pháp luật, phải thông qua hợp đồng kinh tế. Có như vậy Nhà nước mới có đủ căn cứ pháp lý để giải quyết những tranh chấp, bất đồng nếu xảy ra giữa các bên. Đối với hoạt động liên kết kinh tế là những mối quan hệ kinh tế ổn định, thường xuyên, lâu dài lại càng cần phải được tiến hành thông qua “hợp đồng kinh tế”. Nó còn là những căn cứ để các bên tiến hành đàm phán giải quyết những bất đồng, tranh chấp nhỏ xảy ra giữa các bên , làm cho các quan hệ liên kết ngày càng bền chặt hơn. Việc thực hiện tốt các hợp đồng kinh tế sẽ tạo thuận lợi cho các bên tham gia liên kết thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.

Năm là, đối với các tổ chức liên kết kinh tế, cần phải được tiến hành hoạt động thông qua “điều lệ” của tổ chức liên kết kinh tế đó.

“Điều lệ” là những qui định về tôn chỉ mục đích, nội dung và cơ chế hoạt động của một tổ chức được tự nguyện sáng lập giữa các thành viên. Nó qui định

những quyền hạn, quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành viên gia tổ chức, những điều được phép và không được phép để đảm bảo sự thống nhất hài hòa lợi ích chung của các thành viên và sự tồn tại lâu dài, phát triển của tổ chức. Có thể nói, nó là cơ sở pháp lý để ràng buộc các thành viên tham gia tổ chức lại với nhau. Vì vậy, các tổ chức liên kết kinh tế muốn tồn tại và phát triển lâu dài cần phải tiến hành xây dựng và thực hiện thông qua “điều lệ” của tổ chức của mình. Điều lệ phải được thảo luận một cách công khai, dân chủ, tính đến lợi ích lâu dài và sự tồn tại phát triển của tổ chức của tổ chức liên kết kinh tế, giữa các thành viên tham gia sáng lập và được điều chỉnh sửa đổi thích hợp với điều kiện tình hình của từng giai đoạn, phải tuân thủ pháp luật của quốc gia và đăng ký với Nhà nước, chính quyền địa phương sở tại để được phép hoạt đông công khai và được Nhà nước bảo hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 26 - 31)