Tình hình sản xuất ngao thương phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 67 - 71)

Tiền Hải là huyện ven biển, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Thái Bình, với diện tích tự nhiên trên 226 km2, dân số trên 23 vạn dân. Với 23km bờ biển, Tiền Hải có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế biển toàn diện cả về khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản và du lịch sinh thái. Nơi đây với trải qua nhiều năm bồi đắp của hệ thống sông ngòi đã hình thành nên vùng đầm phá ngập mặn lợ với hệ sinh thái đa dạng đó là điều kiện thuận lợi để người dân Tiền Hải phát triển nghề nuôi trồng thủy hải sản, đặc biệt là nghề nuôi ngao.

Đại hội Đảng bộ huyện Tiền Hải nhiệm kì 2010-2015 đã nhấn mạnh: “Phát triển nuôi ngao là một chủ trương lớn, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế diện tích vùng bãi triều ven biển, tạo ra bước đột phá mới trong phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và của Tiền Hải nói riêng, góp phần tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện, bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các địa phương ven biển, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện”.

Cùng lợi thế sẵn có của một vùng biển trù phù, sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự năng động, nhạy bén trong việc chuyển đổi ngành nghề của người dân Tiền Hải, trong những năm qua diện tích nuôi ngao của huyện không ngừng tăng với tốc độ khá nhanh, năm 2005 thì diện tích nuôi ngao của huyện là 820 ha nhưng tới năm 2010 diện tích đã tăng lên 1116 ha và đến năm 2015 thì tổng diện tích nuôi ngao toàn huyện đạt 1919 ha. Riêng năm 2014 diện tích nuôi ngao trên toàn huyện giảm 96 ha so với năm 2013, điều này có thể hiểu là do sự ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ ngao trước đó vào năm 2012 và 2013. Trong hai năm này thị trường tiêu thụ ngao thương phẩm gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là thị trường xuất sang Trung Quốc dẫn đến nhiều hộ nuôi ngao thua lỗ nặng, buộc phải bỏ nghề. Tuy nhiên, theo chủ trương của huyện thì quy hoạch mở rộng diện tích vùng nuôi ngao theo đề án phát triển tới năm 2020, chính

quyền địa phương cùng với sự nỗ lực của người dân địa phương đã cố gắng mở rộng lại diện tích nuôi ngao, phát triển nghề nuôi ngao là một thế mạnh của các xã ven biển của huyện.

Qua Bảng 4.2 ta thấy từ năm 2005 đến năm 2012, sản lượng ngao thương phẩm liên tục tăng qua các năm với mức tăng trưởng bình quân 23,46%/năm, sản lượng thủy sản năm 2012 tăng gấp 3,4 lần so với năm năm 2005; riêng về diện tích nuôi năm 2012 có sự gia tăng đột biến do UBND huyện Tiền Hải đã thực hiện đo đạc, lập quy hoạch mở rộng diện tích những vùng có điều kiện thuận lợi để đưa và nuôi ngao nên diện tích nuôi năm 2012 tăng 320 ha so với năm 2011. Giai đoạn 2013 – 2015, diện tích và sản lượng ngao có tăng nhưng không nhiều, là do năm 2014 diện tích nuôi ngao giảm đồng thời ở giai đoạn này thị trường tiêu thụ ngao thương phẩm gặp rất nhiều khó khăn, nhiều hộ nuôi ngao phải thu hẹp diện tích hoặc tệ hại hơn là bỏ nghề. Diện tích nuôi ngao trên địa bàn 7 xã ven biển của huyện Tiền Hải, trong đó tập trung chủ yếu ở Nam Thịnh, Đông Minh, Nam Phú.

Ở giai đoạn 2009 – 2012, sự tăng cao về quy mô nuôi và sự ổn định về năng suất nuôi ngao, cùng với giá tiêu thụ ngao qua các năm bình quân là 20.000 đồng/kg đã tạo cho huyện nguồn thu nhập đáng kể từ việc nuôi ngao, thu nhập bình quân là khoảng trên 300 triệu đồng/hộ nuôi ngao/năm, đây là con số ấn tượng khi so sánh với các ngành nghề nuôi trồng thủy sản khác, có thể nói nuôi ngao giờ đây không chỉ là nghề thoát nghèo của người dân mà nó còn là nghề làm giàu của họ, với những thuận lợi sẵn có của một vùng ven biển thường xuyên thay những tấm áo mới đẹp đẽ hơn, tốt hơn bởi thủy triều, dường như nơi đây không bao giờ hết sự trù phú đó đã giúp người nuôi ngao có thể làm chủ được cuộc sống của mình, làm giàu cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên từ giữa năm 2012 sang năm 2013 thị trường tiêu thụ ngao thương phẩm gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là thị trường xuất sang Trung Quốc, đồng thời năm 2014 dịch bệnh xảy ra lớn dẫn đến ngao chết hàng loạt gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi ngao (năm 2014 GTSX chỉ đạt 405 triệu đồng/ha).

Bảng 4.1. Tình hình nuôi ngao của huyện Tiền Hải giai đoạn 2013-2015 Diễn giải ĐVT 2013 2014 2015 Tốc độ phát triển (%) 2014/201 3 2015/201 4 BQ 1. Tổng diện tích ha 1804 1762 1919,4 2 97,67 108,93 103,1 5 2. Số hộ nuôi hộ 1250 1132 1203 90,56 106,27 98,10 3. Sản lượng tấn 60071 54890 70300 91,38 128,07 108,18 4. GTSX tr.đ 750888 713570 984200 95,03 137,93 114,49 5. Diện tích /hộ ha/hộ 1,44 1,56 1,60 107,85 102,50 105,15

6. Năng suất tấn/ha 33,30 31,15 36,63 93,55 117,57 104,88

7. GTSX/hộ tr.đ/hộ 600,71 630,36 818,12 104,94 129,79 116,70

8. GTSX/ha tr.đ/ha 416,23 404,98 512,76 97,30 126,61 110,99

Bảng 4.2. Biến động sản lượng, diện tích nuôi ngao huyện Tiền Hải giai đoạn 2005 -2015

Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Diên tích ha 820 850 920 920 920 1160 1380 1700 1804 1762 1919

Sản lượng tấn 9150 10501 11001 16236 18003 24500 32000 40000 60071 54890 70300

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Tiền Hải (2015)

Biểu đồ 4.1. Biến động diện tích nuôi ngao giai đoạn 2005 – 2015

Biểu đồ 4.2. Biến động sản lượng ngao giai đoạn 2005 – 2015

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Tiền Hải (2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 67 - 71)