Kinh nghiệm liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 43 - 45)

Mô hình liên kết giữa người sản xuất, người tiêu thụ có thể diễn ra trong nhiều ngành hàng nông nghiệp. Thực tế của các nước trên thế giới cho thấy đây là hình thức mang lại lợi ích cho các bên tham gia, đặc biệt là hộ nông dân và hình thức này đã nhanh chóng lan rộng ở các nước điển hình như ở Nhật Bản, Trung Quốc...

2.2.3.1. Ở Nhật Bản

Theo tìm hiểu thực tế ta thấy, Nhật Bản là một nước có mối liên kết khá chặt chẽ trong việc sản xuất và tiêu thụ nông sản trong đó chặt chẽ nhất là trong khâu tiêu thụ. Ở Nhật, nông dân thường ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản thông qua các tổ chức đặc biệt là thông qua hợp tác xã. Các HTX nông nghiệp đa chức năng chịu trách nhiệm đối với nông dân trên tất cả các lĩnh vực dịch vụ như cung cấp nông cụ, tín dụng, mặt hàng, giúp nông dân chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo hiểm cho hoạt động của nông dân. Các HTX nông nghiệp đa chức năng của Nhật bản thường đảm đương các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, cung cấp dịch vụ hướng dẫn nhằm giáo dục, hướng dẫn nông

dân trồng trọt, chăn nuôi có năng suất, hiệu quả cao cũng như giúp họ hoàn thiện kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất. Thông qua các cố vấn của mình, các HTX nông nghiệp đã giúp nông dân trong việc lựa chọn chương trình phát triển nông nghiệp theo khu vực; lập chương trình sản xuất cho nông dân; thống nhất trong nông dân sử dụng nông cụ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến.

Thứ hai, mục tiêu của HTX là giúp nông dân tiêu thụ hàng hoá có lợi nhất. Do đó, mặc dù các HTX nông nghiệp là đơn vị hạch toán lấy thu bù chi nhưng các HTX không đặt lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà chủ yếu là trợ giúp nông dân. Các hình thức giao dịch giữa HTX với nông dân khá linh hoạt. Nông dân có thể ký gửi hàng hoá cho HTX, HTX sẽ thanh toán cho nông dân theo giá bán thực tế với một mức phí nhỏ; nông dân cũng có thể gửi HTX bán theo giá họ mong muốn và HTX lấy hoa hồng; thông thường nông dân ký gửi và thanh toán theo giá cả thống nhất và hợp lý của HTX.

Thứ ba, để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản do HTX tiêu

thụ, HTX đã đề nghị nông dân sản xuất theo kế hoạch với chất lượng và tiêu chuẩn thống nhất với nhau và ưu tiên bán cho HTX. Về phần mình, HTX định tỷ lệ hoa hồng thấp. Các HTX tiêu thụ nông sản theo quy mô lớn, không chỉ ở chợ

địa phương mà thông qua liên đoàn tiêu thụ trên toàn quốc với các khách hàng lớn như xí nghiệp, bệnh viện,… HTX đã mở rộng hệ thống phân phối hàng hoá khá tốt ở Nhật Bản.

Thứ tư, HTX cung ứng hàng hoá cho xã viên theo đơn đặt hàng và theo

giá thống nhất và hợp lý. Các HTX đã đạt đến trình độ cung cấp cho mọi xã viên trên toàn quốc hàng hoá theo giá cả như nhau, nhờ đó giúp cho những người ở các vùng xa xôi có thể có được hàng hoá mà không chịu cước phí quá đắt. Hàng tiêu dùng không cần đặt hàng theo kế hoạch trước. Thông thường các HTX nhận đơn đặt hàng của xã viên, tổng hợp và đặt cho liên hiệp HTX tỉnh, sau đó tỉnh đặt cho liên hiệp HTX toàn quốc. Đôi khi liên hiệp HTX nông nghiệp tỉnh hoặc HTX nông nghiệp cơ sở đặt hàng trực tiếp cho doanh nghiệp sản xuất. Nhìn chung các liên hiệp HTX nông nghiệp tỉnh và Trung ương không phải là cấp quản lý thuần tuý mà là các tổ chức kinh tế, các trung tâm phân phối và tiêu thụ hàng hoá.

Thứ năm, HTX nông nghiệp cung cấp tín dụng cho các xã viên của mình

và nhận tiền gửi của họ với lãi suất thấp. Các khoản vay có phân biệt: cho xã viên khó khăn vay với lãi suất thấp (có khi chính phủ trợ cấp cho hợp tác xã để bù vào phần lỗ do lãi suất cho vay thấp). HTX nông nghiệp cũng được phép sử dụng tiền gửi của xã viên để kinh doanh.

Thứ sáu, HTX nông nghiệp còn sở hữu các phương tiện sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản để tạo điều kiện giúp nông dân sử dụng các phương tiện này hiệu quả nhất, hạn chế sự chi phối của tư nhân.

2.2.3.2. Ở Trung Quốc

Liên kết giữa nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông phát triển rất nhanh chóng trong thời gian gần đây. Điều này đã khuyến khích các thành phần công, thương nghiệp tham gia nhiều hơn nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo liên kết chặt chẽ giữa sản xuất - chế biến và tiêu thụ nông sản. Trung Quốc gọi là “kinh doanh sản nghiệp hóa nông nghiệp”. Đây là phương thức kinh doanh nông nghiệp kiểu mới, trong đó nhà nước phối hợp với các xí nghiệp và các nhà khoa học trong các khâu tác nghiệp trước sản xuất, trong sản xuất và sau sản xuất của hàng triệu hộ nông dân, nhằm hướng vào thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất thực hiện nhất thể hóa sản xuất – chế biến – tiêu thụ, đưa sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng quy mô hóa, chuyên môn hóa và thâm canh hóa. Có 4 hình thức chính của sản nghiệp hóa:

Thứ nhất, hình thức doanh nghiệp chế biến gia công là chủ thể: tức là doanh nghiệp tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước rồi thông qua hình thức ký hợp đồng, khế ước, cổ phần… rồi liên hệ với nhân dân và vùng sản xuất nguyên liệu. Trong đó doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ, thu mua nông sản định hướng sản xuất cho nông dân. Nông dân đảm bảo nguyên liệu ổn định cho doanh nghiệp sản xuất. Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nông dân vay vốn, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và nông dân trước các thay đổi của thị trường nhằm cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư, người dân yên tâm sản xuất.

Thứ hai, hình thức HTX nông nghiệp là chủ thể: Các tổ chức hợp tác nông dân đứng ra liên hệ với các doanh nghiệp gia công chế biến, các đơn vị kinh doanh nông sản, mặt khác tiến hành tổ chức nông dân sản xuất, họ đóng vai trò như chiếc cầu nối liên kết người dân với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ.

Thứ ba, hình thức hiệp hội nông dân chuyên nghiệp: Đây là hình thức chia sẻ thông tin, hỗ trợ nhau về tiền vốn, kỹ thuật sản xuất, tiêu thụ… Giữa các hộ gia đình trên cơ sở tự nguyện cùng có lợi.

Thứ tư, hình thức mắt xích của thị trường bán buôn: Ở hình thức này hạt nhân trung tâm là các chợ buôn bán, các công ty thương mại nông sản. Tức là các chợ công ty này tác động hướng dẫn nông dân sản xuất các mặt hàng riêng biệt, từ đó hình thành các khu chuyên canh cung cấp đầu vào cho kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 43 - 45)