Nghĩa của liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 31 - 32)

Loại bỏ được vai trò của tầng lớp trung gian nên trực tiếp bảo vệ được người sản xuất khi tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích phát triển sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng và nguyên liệu cho các ngành nghề chế biến.

Liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến với hộ nông dân cung cấp nguyên liệu cho phép xoá bỏ độc quyền đối với doanh nghiệp ép cấp, ép giá khi mua sản phẩm của người nông dân.

Tăng cường mối liên minh công nông tri thức: việc chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa thì việc liên minh công nông tri thức có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó giúp cho quá trình sản xuất – chế biến – tiêu thụ được hiệu quả hơn.

Thực hiện quan hệ hợp tác: Qua liên kết tăng cường quan hệ hợp tác giữa các bên, giúp cho quan hệ cung cầu phù hợp và hiệu quả hơn.

Giải quyết quan hệ phân phối: Thông qua liên kết vấn đề phân phối thu nhập, trách nhiệm, quyền hạn của các bên tham gia liên kết được cụ thể hơn, sản phẩm đến với người tiêu dùng mạnh hơn.

Thúc đẩy nhanh tiến bộ KHKT: Liên kết giúp cho việc vận dụng, sử dụng các tiến bộ mới vào sản xuất sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, chất lượng sản phẩm làm ra tốt hơn.

Tạo ra sự gắn kết bốn nhà (nhà khoa học – nhà nông – nhà doanh nghiệp - nhà nước): Khi các nhà cùng tham gia vào liên kết thì hiệu quả thu được sẽ cao hơn,

đồng bộ hơn trong thực hiện. Với sự tham gia của Nhà nước, tình trạng chồng chéo về cơ chế chính sách sẽ đuợc hạn chế tối đa, thay vào đó là một chính sách đồng bộ trong sản xuất. Với sự có mặt của nhà khoa học, kỹ thuật tiến bộ sẽ được cập nhật và áp dụng thường xuyên trong sản xuất thay thế cho những kỹ thuật lạc hậu không hiệu quả, giống cây trồng – vật nuôi cho năng suất thấp và hiệu quả thấp. Còn với doanh nghiệp và người dân thông qua liên kết giúp cho họ yên tâm hơn trong sản xuất, mạnh dạn đầu tư cho sản xuất, ổn định yếu tố đầu vào, thị trường đầu ra, giảm thiểu rủi ro cũng như được chia sẻ rủi ro trong sản xuất và với sự liên kết như vậy sẽ đạt được hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh.

Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, giúp cho nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp nói riêng ngày càng phát triển bền vững phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế nước nhà theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)