Phân tích các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 90 - 104)

trình này.

4.2.2. Phân tích các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm phẩm

4.2.2.1. Liên kết dọc

Đối với các hoạt động kinh tế của mình, các tác nhân này thực hiện từng nội dung trao đổi, hợp tác với nhau thông qua mối quan hệ liên kết qua lại, dựa trên các mối ràng buộc cụ thể, từ đó tạo ra sự gắn kết trách nhiệm hỗ trợ phát huy thế mạnh của các tác nhân, đồng thời cùng chia sẻ rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Do đó liên kết kinh tế sản xuất – tiêu thụ sản phẩm là các hộ, doanh nghiệp, các cá nhân phối hợp, gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau thông qua các thỏa thuận có điều kiện từ sự phối hợp với các đối tác nhằm tìm cách khắc phục, bù đắp sự thiếu hụt của mình đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia.

a. Liên giữa hộ nuôi ngao và tác nhân khác

Trong mối liên kết kinh tế, người sản xuất luôn là tác nhân đầu tiên của kênh tiêu thụ nên có mối liên kết với hầu hết các tác nhân. Mối liên kết giữa hộ nuôi ngao và các tác nhân khác được coi là mối liên kết quan trọng trong suốt quá trình sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm.

Qua quá trình điều tra 80 hộ nuôi ngao thương phẩm thuộc 3 xã trên địa bàn huyện Tiền Hải, chúng tôi thấy có 43 hộ trên tổng số 80 hộ điều tra có tham gia liên kết với các tác nhân khác, hình thành lên liên kết giữa hộ nuôi ngao với 3 tác nhân khác trong quá trình sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm. Ở đây hình thành 3 mối liên kết đó là: Liên kết giữa hộ nuôi ngao – cơ sở thu mua, hộ nuôi ngao – DN chế biến và hộ nuôi ngao – tác nhân bán lẻ. Trong mối liên kết giữa hộ nuôi ngao và tác nhân bán lẻ, qua điều tra chúng tôi thấy các hoạt động liên kết này chủ yếu thông qa các sơ sở thu mua nhỏ hoặc một số ít đơn vị bán lẻ có liên kết trực tiếp với hộ nuôi nhưng số lượng thu mua không nhiều. Do vậy trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung hai mối liên kết dọc đó là liên kết giữa hộ nuôi ngao với DN chế biến và liên kết giữa hộ nuôi ngao với cơ sở thu mua. Tuy nhiên số hộ tham gia liên kết chưa nhiều, có 43 hộ trên tổng số 80 hộ điều tra có

Bảng 4.10. Hình thức liên kết giữa hộ nuôi ngao và tác nhân khác Đối tượng SL (hộ) % Hình thức liên kết Thỏa thuận miệng Hợp đồng văn bản SL (hộ) % SL (hộ) % Tổng số hộ điều tra 80 100,00 - - - - Hộ không liên kết 37 46,25 - - - -

Hộ tham gia liên kết

Trong đó: 43 53,75 - - - -

- Hộ nuôi ngao –

DN chế biến 16 37,21 10 62,5 6 37,5

- Hộ nuôi ngao – Cơ

sở thu mua 27 62,79 27 100 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Qua bảng 4.10 ta thấy, có đến gần hơn 50% số hộ nuôi ngao không tham gia liên kết, họ hoạt động sản xuất và tiêu thụ một cách tự do trên thị trường. Có 43 hộ trong tổng số 80 hộ điều tra có mối liên kết với các tác nhân khác, trong đó có 16 hộ tham gia liên kết với công ty TNHH Nghêu Thái Bình và 27 hộ tham gia liên kết với các cơ sở thu mua khác. Hình thức liên kết ở các hộ nuôi ngao chủ yếu là hợp đồng miệng, có 100 % số hộ tham gia liên kết với các cơ sở thu mua bằng hình thức thỏa thuận miệng, với mối liên kết với công ty TNHH Nghêu Thái Bình thì đã có 6 hộ tương ứng với 37,5 % số hộ tham gia liên kết tiến hành kí hợp đồng mua bán với công ty này, còn lại là thỏa thuận miệng. Ở hình thức thỏa thuận miêng, trước thời vụ thu hoạch ngao đến các hộ nuôi ngao có thỏa thuận miệng với các đơn vị thu mua, chế biến về số lượng và giá cả mua bán cũng như phương thức thanh toán và vận chuyển ngao thương phẩm. Đến thời điểm thu hoạch các hộ nuôi ngao tiến hành thu hoạch ngao và bán luôn cho tác nhân thu mua, chế biến tại bãi, hình thức thanh toán chủ yếu là thanh toán tiền mặt trực tiếp cho các chủ hộ nuôi ngao. Riêng đối với những hộ nuôi bán ngao thương phẩm cho công ty TNHH Nghêu Thái Bình thì công ty này tiến hành thanh toán bằng cả tiền mặt và chuyển khoản ngân hàng.

Việc thu hoạch cũng như mua bán ngao giữa người bán (tác nhân nuôi ngao) và người mua (tác nhân thu mua lớn, tác nhân thu mua nhỏ, tác nhân chế

biến) phải xem xét lịch thủy triều để thuận tiện cho việc vận chuyển ngao vào bờ bằng thuyền. Khi thủy triều xuống tiến hành thu hoạch ngao, đến khi thủy triều lên bắt đầu vận chuyển ngao thu hoạch bằng thuyền vào bờ. Khối lượng thu mua bình quân mỗi lần các cơ sở thu mua này khá lớn hơn 400 tấn/lần thu mua. Kích cỡ ngao thu mua có các loại sau: loại dưới 40 con/kg, loại 40-60 con/kg, loại 60- 80 con/kg; đối với những tác nhân thu mua lớn kích cỡ thu mua chủ yếu là ngao thương phẩm loại 40-60 con/kg. Do vậy, cần có sự liên kết với nhau giữa cơ sở thu mua, doanh nghiệp chế biến và các hộ nuôi ngao để đạt hiệu quả cao nhất trong việc thu hoạch và tiệu thụ sản phẩm ngao thương phẩm.

Bảng 4.11. Nội dung liên kết, trách nhiệm của DN chế biến và cơ sở thu mua Nội dung

liên kết Trách nhiệm của DN chế biến Trách nhiệm của cơ sở thu mua

Giống

- Tư vấn, hướng dẫn cho hộ nuôi ngao mua con giống phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu con ngao thương phẩm đầu ra của công ty.

- Không hỗ trợ, tư vấn gì về con giống, để cho các hộ nuôi tự do nuôi thả theo điều kiện và kinh nghiệm của mỗi hộ.

Hỗ trợ kỹ thuật

- Hướng dẫn một số kĩ thuật nhất định cho hộ nuôi ngao để đảm bảo bán sản phảm ngao thương phẩm đầu ra phù hợp với tiêu chuẩn của công ty. Đặc biệt là thời gian tiến hành thu mua và kích cỡ ngao.

- Không hỗ trợ, can thiệp và kĩ thuật nuôi ngao thương phẩm của các hộ nuôi ngao, để các hộ tư do sản xuất theo khả năng và kinh nghiệm của hộ.

Tiêu thụ

- Tổ chức thu mua sản phẩm theo đúng hợp đồng, thỏa thuận từ trước; Số lượng, đơn giá đúng như hợp đồng, thỏa thuận;

Có kế hoạch, thông báo thu mua sản phẩm từ trước.

- Tổ chức thu mua sản phẩm tại thời điểm cần hàng (các thương lái cần hàng thì tiến hành mua);

Số lượng và đơn giá được thỏa thuận tại thời điểm mua hoặc trước đó 5 -7 ngày;

Giá cả và số lượng có thể thay đổi, biến động so với thỏa thuận đã đàm phán trước đó.

Giá

- Mua với giá mua đã được thỏa thuận, hợp đồng từ trước

+ Loại 40-60 con/kg: 13500đ/kg + Loại 60-80 con/kg: 12500đ/kg

- Mua với giá cả tại được thỏa thuận tại thời điểm mua

+ Loại 40-60 con/kg: 14500đ/kg + Loại 60-80 con/kg: 13000đ/kg Chi phí vận

chuyển

- Không chịu trách nhiệm vận chuyển từ bến bãi đến địa điểm thu mua, tập kết.

- Thu mua ngay tại đầu bờ của các bãi nuôi, vận chuyển đến địa điểm tập kết của cơ sở.

Về nội dung liên kết và trách nhiệm của các bên tham gia được thể hiện rõ ở bảng 4.11 và 4.12. Có thể thấy, nội dung liên kết giữa các bên chủ yếu diễn ra trong những nội dung sau: tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ kĩ thuật, thanh toán và vận chuyển hàng hóa. Việc tiêu thụ sản phẩm là nội dung quan trọng nhất mà các bên tham gia liên kết quan tâm đến, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của các tác nhân tham gia liên kết. Bên cạnh đó DN chế biến và cơ sở thu mua cũng có trách nhiệm hỗ trợ các hộ nuôi ngao về kỹ thuật nuôi thả, thông tin thị trường cũng như khâu vận chuyển trong quá trình tiêu thụ. Có thể thấy đã có mối liên kết giữa các tác nhân trong quá trình tiêu thụ và sản xuất ngao thương phẩm trên địa bàn huyện Tiền Hải, tuy nhiên trách nhiệm và sự ràng buộc giữa các bên tham gia liên kết chưa cao, mối liên kết còn lỏng lẻo.

Bảng 4.12. Nội dung liên kết của hộ nuôi ngao với DNCB và cơ sở thu mua Nội dung

liên kết Trách nhiệm của DN chế biến Trách nhiệm của cơ sở thu mua

Giống

- Thả con giống theo tư vấn, hướng dẫn của công ty để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra.

- Thả con giống tự do tùy theo mức đầu tư, kinh nghiệm sản xuất của từng hộ.

Hỗ trợ kỹ thuật

- Tiến hành vệ sinh bãi nuôi, san lấp phun cát theo hướng dẫn của công ty. - Đặc biệt thời gian tiến hành thu hoạch và kích cỡ ngao thực hiện theo yêu cầu của công ty.

- Hoàn toàn tự do trong vấn đề nuôi thả, thu hoạch.

Tiêu thụ

- Chỉ bán sản phẩm cho công ty theo thỏa thuận trước về giá cả, số lượng, phương thức thanh toán đã được thỏa thuận từ trước. Số lượng, đơn giá đúng như hợp đồng, thỏa thuận;

- Bán sản phẩm cho cơ sở thu mua theo thỏa thuận về giá cả số lượng tại thời điểm giao dich cần mua hàng (thông thường các cơ sơ thu giao dich thương lượng trước khoảng 5 đến 7 ngày khi cần bốc hàng). Giá cả và số lượng có thể thay đổi, biến động so với thỏa thuận đã đàm phán trước đó. Giá

- Bán với giá mua đã được thỏa thuận, hợp đồng từ trước

+ Loại 40-60 con/kg: 13500đ/kg + Loại 60-80 con/kg: 12500đ/kg

- Bán với giá cả tại được thỏa thuận tại thời điểm mua

+ Loại 40-60 con/kg: 14500đ/kg + Loại 60-80 con/kg: 13000đ/kg Chi phí vận

chuyển

- Vận chuyển từ bãi nuôi ngao và bờ và chuyển đến địa điểm thu mua của công ty.

- Vận chuyển từ bãi nuôi ngao vào bờ và xuất luôn cho các đơn vị thua mua đóng xe chở đi.

Mối liên kết giữa hộ nuôi ngao và các tác nhân khác được thể hiện ở 5 nội dung như sau: Tiêu thụ sản phẩm, giống, tư vấn hỗ trợ kĩ thuật, giá bán và chi phí vấn chuyển.

Bảng 4.13. Lợi ích, trách nhiệm của hộ nuôi ngao khi liên kết với DN chế biến và cơ sở thu mua

Nội dung liên kết

Lợi ích khi liên kết với DN chế biến

Lợi ích khi liên kết với cơ sở thu mua Tiêu thụ sản phẩm - Giá bán: + Loại 40-60 con/kg: 13500đ/kg + Loại 60-80 con/kg: 12500đ/kg - Số lượng: 3 -5 tấn/lần - Giá bán: + Loại 40-60 con/kg: 14500đ/kg + Loại 60-80 con/kg: 13000đ/kg - Số lượng: 8 – 10 tấn/lần Thanh toán

- Thanh toán trước 10% khi kí hợp đồng mua bán, thanh toán 60% khi nhận đủ hàng và thanh toán 30% còn lại sau 15 ngày giao hàng .

- Thanh toán ngay 70% tiền khi bán sản phẩm, thanh toán 30% số tiền còn lại sau khi cơ sở thu mua xuất hàng đi.

Chi phi vận chuyển

- Phải vận chuyển đến kho của công ty để giao hàng.

- Không mất chi phí vận chuyển đến địa điểm thu mua, cơ sở thu mua cho xe đến tận bãi để nhận hàng.

Thông tin thị trường

- Được cung cấp thông tin về thị trường mang tính chất định kỳ, có thống kê theo dõi biến động, kế hoạch.

- Được cơ sở thu mua cung cấp các thông tin biến động thị trường, tuy nhiên thông tin mang tính thời điểm, không có sự thống kê theo dõi

Kĩ thuật sản xuất

- Được hướng dẫn kỹ thuật về giống nuôi thả, thời điểm thu hoạch để ngao thương phẩm đạt chất lượng như công ty yêu cầu.

- Hoàn toàn tự do trong giống nuôi thả và thời gian thu hoạch, tùy thuộc điều kiện của từng hộ nuôi ngao.

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Qua bảng 4.13 cho thấy các hộ tham gia liên kết với tác nhân khác đều có lợi ích trong việc tiêu thụ sản phẩm. Trước vụ thu hoạch ngao đến các hộ nuôi

phương thức thanh toán. Các đơn vị thu mua, chế biến hẹn ngày đúng ngày đến nhận hàng. Việc thanh toán có thể đặt cọc trước hoặc không, thông thường nếu làm ăn lâu dài và uy tín rồi các hộ thu mua không cần đặt cọc tiền trước cho hộ nuôi ngao. Thậm chí có những những hộ còn thanh toán 70% tổng số tiền và 1 thời gian sau khi hộ thu mua xuất khẩu hàng sang các thị trường khác thu lại được tiền thì thanh toán số còn lại cho hộ nuôi ngao. Nhìn chung, các hộ liên kết với nhau vẫn mang hình thức thỏa thuận miệng và chưa có hợp đồng ràng buộc, cũng như những thỏa thuận thương lượng hay đặt cọc còn mang tính chất “tình làng nghĩa xóm”. Bên cạnh đó một trong những nội dung liên kết giữa các hộ nuôi ngao với tác nhân thu mua và DN chế biến là cung cấp thông tin thị trường cho hộ nuôi ngao. Có rất nhiều hộ nuôi ngao thu thập được thông tin thị trường từ các tác nhân khác, điều này có ý nghĩa rất lớn khi mà các hộ nuôi ngao chủ yếu là người địa phương, quanh năm vất vả không có nhiều cơ hội ra ngoài thị trường nhiều.

Bảng 4.13 thể hiện rõ sự khác nhau về lợi ích mà các hộ nuôi ngao liên kết với cơ sở thu mua và liên kết với doanh nghiệp chế biến. Nhìn chung, khi liên kết với cơ sở thu mua, các hộ nông dân bán được sản phẩm với giá cao, cũng như số lượng mua 1 lần lớn hơn so với doanh nghiệp chế biến. Tuy nhiên, có thể thấy hộ nuôi ngao không được hỗ trợ nhiều về giống cũng như tư vấn kĩ thuật nếu liên kết với cơ sở thu mua, ở một góc độ khác cũng có thể hiểu là cơ sở thu mua không có sự ràng buộc gì hộ nuôi ngao về giống nuôi thả cũng như kĩ thuật trong quá trình nuôi thả.

Cùng với sự khác biệt về lợi ích mà hộ nuôi ngao nhận được từ các mối liên kết có thể thấy được sự khác biệt rõ rệt về kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ tham liên kết với cơ sở thu mua và các hộ tham gia liên kết với DN chế biến (bảng 4.15), bên cạnh đó cũng thấy sự khác biệt giữa các hộ tham gia liên kết và không tham gia liên kết (bảng 4.14).

Bảng 4.14 cho thấy, cả năng suất và giá bán của các hộ nông dân tham gia liên kết đều cao hơn các hộ chưa liên kết, hộ tham gia liên kết đạt 40,75 tấn/ha với giá bán trung bình khoảng 13,49 nghìn đồng/kg trong khi đó các hộ chưa liên kết đạt năng suất 37,48 tấn/ha với giá bán khoảng 13,2 nghìn đồng/kg. Do vậy, giá trị sản xuất của các hộ tham gia liên kết luôn cao hơn các hộ chưa tham gia

liên kết. Thu nhập hỗn hợp của các hộ tham gia liên kết đạt 149,36 triệu đồng/ha trong khi đó các hộ chưa tham gia liên kết đạt 105,89 triệu đồng/ha. Tuy nhiên chi phí trung gian và số công lao động thì các hộ tham gia liên kết phải sử dụng nhiều hơn so với các hộ chưa tham gia liên kết. Nhìn chung, xét về hiệu quả kinh tế sử dụng chi phí trung gian và hiệu quả sử dụng lao động thì các hộ tham gia liên kết đều đạt hiệu quả hơn so với các hộ chưa tham gia liên kết.

Bảng 4.14. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế giữa các hộ tham gia liên kết và các hộ chưa tham gia liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 90 - 104)