3.1.1.1. Vị trí địa lý
Tiền Hải là huyện ven biển, nằm ở phía Đông Nam tỉnh Thái Bình, có tọa
độ địa lý từ 20o17’ đến 20o28' độ vĩ Bắc; từ 106o27' đến 106o35' kinh Đông.
Phía Bắc giáp huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình, ranh giới là sông Trà Lý; Phía Nam giáp huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định, ranh giới là sông Hồng; Phía Tây giáp huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình;
Phía Đông giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển 23km, từ cửa Trà Lý đến cửa Ba Lạt.
Tiền Hải có 34 xã và một thị trấn, thị trấn Tiền Hải cách xã ven biển xa nhất là 15 km, cách thành phố Thái Bình là 23km bằng quốc lộ 39B; cách Thủ đô Hà Nội 130km; cách thành phố cảng Hải Phòng 70km. Ngoài quốc lộ 39B và các tỉnh lộ, với ba mặt tiếp giáp sông - biển, Tiền Hải có giao thông đường biển thuận lợi có thể thi đến các cảng trong nước, các cảng của các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực (Nam Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc...); Có đường sông thông thương với các tỉnh nằm dọc sông Hồng, sông Thái Bình; Có điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu trao đổi hàng hóa và là tiềm năng to lớn để phát triển ngành vận tải sông - biển (Phòng thống kế huyện Tiền Hải, 2015).
Vị trí địa lý ấy đã tạo cho Tiền Hải có một vị thế địa - văn hóa, địa - chính trị riêng so với các huyện trong tỉnh Thái Bình cũng như với các địa phương khác trong cả nước.
3.1.1.2. Điều kiện thời tiết khí hậu
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhưng lại nằm ở ven biển nên khí hậu Tiền Hải ngoài khí hậu lục địa, còn mang đặc trưng của khí hậu vùng duyên hải rất rõ rệt; mùa đông ấm hơn, mùa hè mát hơn so với khí hậu khu vực ở sâu trong nội địa. Vào mùa cạn/ mùa khô kéo dài 7 tháng, từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau lượng mưa ít, dòng chảy nhỏ, lượng phù sa thấp, là khoảng thời
tháng, từ tháng 6 đến tháng 10 nhiệt độ cao, nhiều nắng, nước sông dâng cao, dòng chảy xiết, lượng phù sa lớn là thời gian thích hợp cho vụ lúa mùa.
* Nhiệt độ: Nhiệt trung bình trong năm là 20 – 23OC, cao nhất là 39OC,
thấp nhất là 4,1 OC. Biên độ nhiệt độ ngày và đêm khoảng 8 - 10OC. Nhiệt độ
trung bình tối đa là 33,1OC (tháng 7), trung bình tối thấp là 15,9 OC (tháng 1) (Phòng thống kế huyện Tiền Hải, 2015).
*Mưa: Theo tài liệu quan trắc của Trạm thuỷ văn Ba Lạt và Sở Thuỷ lợi Thái Bình, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500- 2.000mm. Phía Đông Nam huyện có lượng mưa lớn nhất, trung bình hàng năm từ 1.800- 2.200mm. Phía Bắc huyện, lượng mưa giảm chỉ còn 1.650 - 1.800mm. Lượng mưa không đều giữa hai mùa: mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, tổng lượng mưa chiếm 20% lượng mưa cả năm, các tháng 12 và tháng 1 lượng mưa thường nhỏ hơn lượng bốc hơi, tháng 2 và tháng 3 là thời kỳ mưa phùn ẩm ướt. Mùa mưa diễn ra trong các tháng từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm tới 80% lượng mưa cả năm, có ngày cường độ lên trên 350mm/ngày (Phòng thống kế huyện Tiền Hải, 2015). Mùa mưa thường có lũ. Mực nước lũ diễn ra như sau:
- Mực nước lũ khi có bão lớn: 3,2m. - Mực nước lũ cao nhất hàng năm: 2,55m. - Mực nước lũ trung bình hàng năm: + 0,58m. - Mực nước lũ thấp nhất hàng năm; -0,6m.
* Độ ẩm không khí: Vào cuối mùa Đông khá ẩm ứơt, nồm, mưa phùn, độ ẩm khá cao (86 - 87%), thấp nhất 82%, cao nhất 94%, mùa Hè biển làm dịu nắng, đồng thời cũng tăng độ ẩm, trung bình từ 82 - 90% (Phòng thống kế huyện Tiền Hải, 2015).
* Bức xạ mặt trời: Số giờ nắng trung bình từ 1.600 - 1.800 giờ/năm. * Chế độ gió: Ở Tiền Hải, gió thịnh hành là gió Đông Nam mang theo không khí nóng ẩm, tốc độ gió trung bình 2-5m/giây. Mùa Hè hay có bão xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 10; nhiều nhất là tháng 8 (32,5%), tháng 9 (25%) và tháng 7 (22,5%). Mỗi năm có từ 2 - 3 cơn bão, có năm có tới 6 cơn bão. Cấp gió trung bình từ cấp 8 đến cấp 11 gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, mang theo không khí lạnh, ẩm thấp, ẩm ướt.
3.1.1.3. Địa hình, đất đai
Tiền Hải là vùng đồng bằng ven biển được hình thành nhờ kết quả bồi tụ phù sa của 2 con sông là sông Hồng và sông Trà Lý trong một thời gian dài theo nguyên lý động lực học sông - biển. Quá trình này đã tạo cho địa hình của huyện Tiền Hải có hình lòng chảo, gồm 2 vùng khá rõ rệt là vùng đất trũng phía nội đồng và vùng đất cao ven biển, có cao trình biến thiên phổ biến từ 1,0m đến 1,5m so với mặt nước biển. Vùng trũng nội đồng có cao trình từ 0,5 đến 0,6m; vùng phía trong ven biển các đê biển có cao trình 1,5m đến 1,7m. Phía ngoài đê biển từ cửa Trà Lý đến cửa Ba Lạt hình thành các cồn ngầm chắn lớn như Cồn Thủ, Cồn Vành, Cồn Đen, Cồn Ré... và nhiều bãi sú, vẹt, sậy, cói.
Đất đai Tiền Hải được tạo bởi phù sa theo nguyên lý động lực sông - biển với những dải đất hình sin có hướng song song với các con đê biển.
Huyện Tiền Hải có 4 nhóm đất chính:
Nhóm đất cát (C): có diện tích 2.875 ha, phân bố chủ yếu ở các vùng có địa hình cao phía trong và ngoài đê thuộc địa phận các xã Nam Thịnh, Nam Phú, Đông Minh, Đông Hoàng, Đông Long và ở rải rác các xã Nam Hải, Tây Giang, Tây Lương, Tây Ninh, Đông Quý... Đặc điểm chung của nhóm đất này là có lượng hạt thô lớn, dung tích hấp thu thấp, các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu đều nghèo, sâu dưới tầng cát dày từ 2 - 3m mới thấy trầm tích biển (lớp vỏ sò, lớp cát thuần xen lẫn phổ tích và các loại cây sú, vẹt...). Trong nhóm đất cát chia làm hai loại:
- Đất cát giồng (CZ) ở trong đê, có diện tích 690 ha. - Đất cồn cát biển (CC) có diện tích 2.185 ha.
Nhóm đất mặn (đất phù sa nhiễm mặn): là loại đất có diện tích lớn nhất, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện song tập trung nhiều hơn ở các xã phía Đông của huyện. Nhóm đất này có diện tích 11.300 ha, được chia làm 4 loại sau:
- Đất mặn sú vẹt (Mm) diện tích 900 ha. - Đất mặn nhiều (Mn) diện tích 2.300 ha. - Đất mặn trung bình (M) có diện tích 1.200 ha. - Đất mặn ít (Mi) có diện tích 6.900 ha.
Đặc điểm chung của nhóm đất này là có màu nâu tươi, ánh sắc tím. Ở lớp đất mặn PHkcl từ 4,5 - 5,5, các lớp sâu hơn trên 6 và thường ở mức kiềm yếu 7 -
9. Ca++ trao đổi từ 3 -8 ldl/100g. Mg++ trao đổi 3 - 10 lđl/100g. Tỷ số Ca/Mg thường nhỏ hơn 1 - 1,5. Số muối hoà tan ở mức từ trung bình đến khá (1-3%), đạm trung bình (0,1 - 0,16%), lân và kali cao (1,7 - 2,3%). Yếu tố hạn chế làm giảm độ phì nhiêu thực tế, giảm năng suất cây trồng là độ mặn. Để sử dụng loại đất này, biện pháp cơ bản là thau chua rửa mặn và đẩy lùi nguồn nước mặn ra biển nâng cao áp lực nước ngọt ở toàn bộ hệ thống, thống nhất độ phì nhiêu thực tế và độ phì nhiêu tự nhiên vốn tiềm tàng cao.
Đất mặn ở trong đê biển thường có độ mặn cao ở phần đất thấp và sát biển do mạch mặn nông và đọng mặn (không thoát được mặn). Những nơi đất cao hơn trong vùng lại thường là cát, dễ rửa mặn hơn. Ở những vùng mới quai đê khi độ mặn còn cao, nhân dân thường trồng cói là loài cây có khả năng chịu mặn cao và giảm độ mặn cho đất. Trồng lúa trên vùng đất mặn cần chú ý chọn giống chịu mặn và thận trọng khi đưa giống mới cho năng suất cao nhưng khả năng chịu mặn kém.
Nhóm đất phù sa (p): có tổng diện tích khoảng 3.606 ha, phân bố trên địa hình từ vàn cao, vàn vừa đến vàn thấp ở các xã Nam Hải, Bắc Hải, Vân Trường, Nam Hà, Nam Hồng, Nam Chính, Tây Phong, Vũ Lăng... Đất thường có màu nâu tươi, độ PH trung tính, ít chua, PHkcl khoảng 5,5. Thành phần cơ giới từ đất thịt trung bình đến nặng, hàm lượng các chất hữu cơ xếp vào loại khá giàu từ 2,5 -
3%; đạm, lân, kali đều ở mức trung bình đến khá, N (0,15 - 0,25%), P2O5 (0,08 -
0,12%), K2O (1,5 - 2,5%). Dung dịch hấp thu khá cao, thường gặp từ 25 - 29
lđl/100g đất khô.
Trong nhóm đất phù sa, chia làm 3 loại, gồm:
- Đất phù sa không được bồi, không gley, hoặc gley yếu của hệ thống sông Hồng (Ph), trên địa hình vàn có diện tích 1.900ha.
- Đất phù sa không được bồi có tầng loang lổ đỏ vàng của hệ thống sông Hồng (Phf), trên địa hình vàn cao với diện tích 1356 ha.
- Đất phù sa không được bồi, gley trung bình của hệ thống sông Hồng (Phg) trên địa hình vàn thấp với diện tích 238ha.
Nhìn chung nhóm đất phù sa là loại đất tốt.
Nhóm đất phèn mặn (SM): thưc chất là những ổ phèn do quá trình rửa mặn các ion kiềm và kiềm thổ bị rửa trôi và thay thế bằng các Ion H+. Quan sát phẫu diện đất ta thấy tầng sinh phèn (Jarosite) màu vàng rơm pha lẫn trắng tựa
như vôi xỉ, nằm cách mặt đất 25 - 26cm, độ PHkcl từ 2,8 - 3,5, Fe ++ và Al +++ di động rất cao thay thế các ion H+ tạo thành chua axit gọi là phèn hoạt tính. Phân bố đất phèn ở Tiền Hải tập trung ở các xã Vũ Lăng, Tây Lương... Diện tích chiếm khoảng 850ha.
3.1.1.4. Bờ biển, thủy triều
Thuỷ triều
Tiền Hải có 23km bờ biển, từ cửa Ba Lạt (sông Hồng) đến cửa Trà Lý (sông Trà Lý).
Biển Tiền Hải thuộc vùng hoạt động của chế độ nhật triều khá đều đặn: Một lần triều lên và xuống trong một ngày đêm; hoạt động mạnh vào các tháng 1-6-7 -12 với mức nước cao nhất là 3,8m, thấp nhất là 0,6m. Trong các tháng này, nước mặn vào sâu trong nội địa 8km trên sông Trà Lý, 10 km trên sông Hồng, với nồng độ muối nên tới 1%. Đây là vấn đề cần quan tâm trong quá trình chinh phục, khai phá, cải tạo vùng đất này.
Lịch thuỷ triều được tính theo lịch trăng (âm lịch). Chu kỳ con nước tính như sau:
Bảng 3.1. Lịch thủy triều tính theo ngày âm lịch
Tháng ( âm lịch) Ngày (âm lịch)
Tháng giêng + Tháng bảy Tháng hai + Tháng tám Tháng ba + Tháng chín Tháng tư + Tháng mười Tháng năm Tháng sáu 5 3 13 11 9 7 19 17 27 25 23 21 29
Nguồn: Phòng thống kê huyện Tiền Hải (2015)
15 ngày là một chu kỳ con nước. Ngày thứ nhất gọi là ngày sinh con nước, sau 13 con nước (tức sau 13 ngày) có một con nước ngén. Đến ngày 15, lại tiếp tục vào chu kỳ mới (ngày sinh con nước).
Bờ biển và thềm lục địa
hàng năm đất được bồi tụ, tiến ra biển từ 50 - 100m. Cách đất liền 3 - 5km từ cửa Ba Lạt đến cửa Trà Lý có hệ thống cồn cát tạo thành một vòng cung phía ngoài che chắn toàn bộ bãi bồi phía trong sát chân đê biển, tạo thành khoảng 45 ngàn ha đất ngập nước ngoài đê rất thuận lợi cho việc khai thác, nuôi trồng thuỷ, hải sản (UBND huyện Tiền Hải, 2015).
Vùng biển Tiền Hải là vùng tiếp giáp sông - biển, hai cửa sông (sông Hồng và sông Trà Lý) không chỉ đổ phù sa mà còn cung cấp một số nguồn thức ăn phong phú, vô tận cho các loài sinh vật biển, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài tôm, cá sinh trưởng và cư trú. Do sự giàu có nguồn sinh dưỡng , ở đây lại ít bị cạnh tranh sinh tồn và ít kẻ thù nên vùng cửa sông - biển này còn là bãi đẻ, nơi sinh trưởng của nhiều loại động vật biển. Một số loài sinh vật biển coi vùng cửa sông - biển này là nơi tiếp diễn của một số giai đoạn mới trong chu kỳ sống của chúng như các loài giáp xác (tôm), cá (cá đối, cá măng sữa) (UBND huyện Tiền Hải, 2015).
Theo đặc điểm tự nhiên, vùng biển Tiền Hải được phân ra làm ba khu vực: - Khu vực phía Nam (cửa sông Hồng) có diện tích nổi khi triều cạn là 12.500 ha. Từ lạch sông Lân đến dòng chảy sông Hồng, phía Đông có dải cồn cát chạy dài 15km vòng cung theo hướng Bắc - Nam. Dải cồn này có độ cao từ 2 - 3,2m so với mặt nước biển, có chiều rộng từ 300 - 700m, là một bức tường thành che chắn tự nhiên cho vùng đất 10 nghìn hecta đang được bồi đắp, trong đó có gần 3 nghìn hecta đầm đã và đang cải tạo để nuôi trồng, khai thác thuỷ sản. Phía Đông cồn tiếp giáp với biển Đông là bãi cát phẳng mịn, độ dốc thoai thoải, nước trong xanh thích hợp cho du lịch, nghỉ mát tắm biển (UBND huyện Tiền Hải, 2015).
- Khu vực phía Bắc (cửa Trà Lý) bãi biển khá bằng phẳng, có diện tích khi triều cạn gần 3.000 hecta đất phù sa màu mỡ. Nguồn lợi thuỷ sản tuy chủng loại không nhiều song có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như tôm he, cá bớp...
- Khu vực trung tâm có chiều dài 7km ngoài cống Lân, là bờ biển lở và nông, cát lẫn phù sa. Khu vực phía trong có 2.000 hecta đất thịt thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ, hải sản với công nghệ tiên tiến. Lạch sông Lân là đưồng ra biển chính cho ngư dân đi khai thác ngoài khơi và là chỗ neo đậu tàu thuyền khá thuận lợi.
Ngoài biển khơi Tiền Hải là ngư trường rộng lớn và thuần khiết, khi tàu thuyền giăng lưới không bị mắc phải những dãy núi đá ngầm và đảo san hô. Khu vực này nằm trên lưu vực của 2 dòng triều nóng - lạnh. Mặc dù mật độ hải sản
không cao, nhưng lại có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như tôm he, tôm sú, cá mực, cá dưa, cá trích... theo dòng hải lưu nóng phía Nam lên; tôm he Nhật Bản, tôm nương, cá chim, cá thu, cá nụ, cá đé... từ vùng biển phía Bắc xuống.
Ngoài khơi biển Tiền Hải có bãi tôm lớn với diện tích khoảng 450 hải lý vuông hình tam giác, có đáy là khu vực ngang cửa Ba Lạt, đỉnh là khu vực ngang cửa Nam Triệu (Hải Phòng). Khả năng khai thác của bãi này trung bình hàng năm khoảng 1.300 tấn gồm các loài tôm chủ yếu như tôm he, tôm rảo, tôm bộp, tôm vàng, tôm sắt; trong đó tôm rảo chiếm tới 50%, tôm bộp chiếm khoảng 40% ở vùng nước sâu 30m. Vụ khai thác từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau (UBND huyện Tiền Hải, 2015).
Ngoài ra, Tiền Hải còn có khu bãi cát rộng, phẳng ven các cồn cát ngoài biển như cồn Vành, cồn Thủ, thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.