Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 54 - 61)

3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Tiền Hải là vùng đồng bằng ven biển được hình thành nhờ kết quả bồi tụ phù sa của 2 con sông là sông Hồng và sông Trà Lý trong một thời gian dài theo nguyên lý động lực học sông - biển. Năm 2015, tổng diện tích đất tự nhiên của Tiền Hải là 22.604 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 14.298 ha tương ứng với 63,25%; diện tích đất phi nông nghiệp là 7393 ha và diện tích đất chưa sử dụng là 914 ha. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tiền Hải giai đoạn 2013- 2015 được thể hiện ở bảng 3.2.

Số liệu bảng 3.2 cũng cho thấy, về cơ bản Tiền Hải vẫn là một huyện nông nghiệp với diện tích nông nghiệp chiếm phần lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện có xu hướng tương đối ổn định qua 3 năm và chiếm khoảng 63% trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, trong đó diện tích đất cho nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 15,48% diện tích đất nông nghiệp. Năm 2015, diện tích đất nông nghiệp là 14.289 ha tương ứng với 63,25% giảm 1,69% so với năm 2013 (diện tích này được chuyển sang đất phi nông nghiệp), đồng thời diện tích đất chưa sử dụng đang dần được đưa vào sử dụng. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng quy hoạch sử dụng đất đai của huyện đến năm 2020.

Bảng 3.2. Tình hình đất đai của huyện Tiền Hải trong giai đoạn 2013-2015

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) I. TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 22.604 100,00 22.604 100,00 22.604 100,00 1. Đất nông nghiệp 14.679 64,94 14.537 64,31 14.298 63,25 - Đất lúa nước 10.486 71,44 10.382 71,42 10.232 71,56 - Đất trồng cây hàng năm khác 346 2,36 323 2,22 233 1,63

- Đất trồng cây lâu năm 601 4,10 602 4,14 586 4,10

- Đất lâm nghiệp 985 6,71 985 6,78 985 6,89

- Đất nuôi trồng thuỷ sản 2.214 15,08 2.198 15,12 2.213 15,48

- Đất nông nghiệp khác 46 0,31 46 0,32 49 0,34

2. Đất phi nông nghiệp 7.004 30,99 7.149 31,62 7.393 32,71

3. Đất chưa sử dụng 922 4,08 919 4,07 914 4,04

II. Một số chỉ tiêu BQ

BQ đất NN/lao động (m2) 1.262 - 1.248 - 1.226 -

BQ đất NN/hộ NN (m2) 4.175 - 4.168 - 4.085 -

Nguồn: Phòng thống kê huyện Tiền Hải (2015)

Bảng 3.3. Tình hình dân số, lao động huyện Tiên Hải giai đoạn 2013 – 2015

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển (%)

Số

lượng Cơ cấu (%) lượng Số Cơ cấu (%) lượng Số Cơ cấu (%) 2014/2013 2015/2014 BQ

I. Tổng số hộ Hộ 62.331 100,00 64.089 100,00 66.520 100,00 102,82 103,79 103,31

1. Nông, lâm, thủy sản Hộ 35.159 56,41 34.878 54,42 35.003 52,62 99,20 100,36 99,78

2. Công nghiệp, XD Hộ 8.350 13,40 8.571 13,37 8.644 13,00 102,64 100,86 101,75

3. Thương mại, dịch vụ Hộ 4.370 7,01 4.647 7,25 4.941 7,43 106,34 106,34 106,34

4. Hộ khác Hộ 14.452 23,19 15.994 24,96 17.931 26,96 110,67 112,11 111,39

II. Tổng dân số Người 210.524 100,00 210.642 100,00 210.902 100,00 100,06 100,12 100,09

1. Nam Người 102.801 48,83 103.716 49,24 105.013 49,79 100,89 101,25 101,07

2. Nữ Người 107.723 51,17 106.926 50,76 105.889 50,21 99,26 99,03 99,14

III. Tổng lao động Người 116.283 100,00 116.442 100,00 116.664 100,00 100,14 100,19 100,16 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Nông, lâm, thủy sản Người 68.477 58,89 67.628 58,08 67.290 57,68 98,76 99,50 99,13

2. Công nghiệp, XD Người 21.387 18,39 22.536 19,35 23.074 19,78 105,37 102,39 103,87

3. Thương mại, dịch vụ Người 9.535 8,20 10.219 8,78 10.764 9,23 107,17 105,33 106,25

4. Ngành khác Người 16.883 14,52 16.059 13,79 15.536 13,32 95,12 96,74 95,93

IV. Một số chỉ tiêu BQ

1. Nhân khẩu/hộ Người 3,38 - 3,29 - 3,17 - 97,31 96,46 96,89

2. Lao động/hộ Người 1,87 - 1,82 - 1,75 - 97,39 96,53 96,96

Nguồn: Phòng thống kê huyện Tiền Hải (2015)

3.1.2.2. Tình hình dân số, lao động

Nhân khẩu và lao động là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng, mỗi quốc gia. Đồng thời nó là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất đặc biệt đối với ngành nông nghiệp. Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Tiền Hải được thể hiện qua bảng số 3.3.

Qua bảng 3.3 cho thấy, tính đến tháng 12 năm 2015 tổng số hộ trên địa bàn huyện là 66.520 hộ gia đình tương ứng với 210902 người, trong số đó có tới 52,62% số hộ (35.003 hộ) thuộc lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Số lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ lệ lớn và tương đối ổn định qua các năm, điều này cho thấy phần lớn dân cư của huyện Tiền Hải đều sản xuất nông nghiệp và có đời sống phụ thuộc vào nông nghiệp. Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản của các năm 2013, 2014, 2015 lần lượt là 58,89%; 58,08%; và 57,68%. Lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ có xu hương tăng qua các năm tuy nhiên tỷ trọng vẫn còn thấp. Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng của huyện Tiền Hải năm 2015 là 19,78%, trong khi đó lao động làm việc trong lĩnh vực thương mại dịch vụ chỉ chiếm 9,23% trong tổng số lao động của toàn huyện. Nhìn chung giai đoạn 2012 – 2015 tình hình lao động trên địa bàn huyện có xu hướng chuyển từ lĩnh vực nông lâm thủy sản sang lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ.

3.1.2.3. Kết quả phát triển sản xuất của toàn huyện

Qua bảng 3.4 ta thấy, tổng giá trị sản xuất của huyện Tiền Hải năm 2015 đạt 11.271 tỷ đồng (giá cố định 2010), tăng 2117 tỷ đồng so với năm 2013. Tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm đạt 10.9%. Trong đó: Giá trị sản xuất nông lâm, thuỷ sản đạt 4017 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 4,4%; giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 5325 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 17,41%; giá trị ngành thương mại dịch vụ đạt 1929 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 17,11%.

Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ tăng, nông, lâm, ngư nghiệp giảm so với năm 2013. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 42,20% năm 2013 lên 47,25% năm 2015; và giảm tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp từ 40,23% năm 2005 xuống còn 35,64% năm 2010.

Về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, song vẫn có bước phát triển khá; giá trị sản xuất bình quân 5 năm tăng 6,68%. Đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ để tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Ưu tiên cho công tác quy hoạch và thực hiện giao thông thủy lợi nội đồng, dồn điền, đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu. Bước đầu hình thành 22 cánh đồng mẫu với tổng diện tích 1.419 ha. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước tạo sự liên kết giữa nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện tốt các chính sách, cơ chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, quản lý chặt chẽ việc kinh doanh, buôn bán giống cây trồng, vật nuôi và vật tư nông

nghiệp. Năng suất lúa bình quân đạt 125,5 tạ/ha; lương thực bình quân đạt trên

570 kg/người. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng bình quân 1,47%/năm. Chăn nuôi tiếp tục phát triển mạnh về quy mô; số lượng gia súc, gia cầm năm sau tăng so với năm trước. Đàn trâu, bò duy trì ổn định trên 6.200 con/năm;

đàn lợn duy trì 143.000 con/năm. Kinh tế trang trại đã góp phần thúc đẩy quá

trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Toàn huyện có 40 trang trại, 1.654 gia trại chăn nuôi tập trung.

Thủy sản phát triển mạnh cả nuôi trồng, khai thác, chế biến và xuất khẩu. Diện tích nuôi trồng bình quân đạt 4.855 ha/năm. Giá trị sản xuất tăng bình quân 13,2%/năm; sản lượng khai thác đạt 56.000 tấn/năm. Thực hiện quy hoạch vùng nuôi ngao; triển khai xây dựng công trình hạ tầng vùng sản xuất và ươm ngao giống tập trung tại xã Đông Hoàng, Đông Minh. Kết hợp phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ môi trường.

Tập trung quản lý, chăm sóc, tu bổ diện tích rừng hiện có và tích cực mở rộng diện tích trồng mới. Toàn huyện có trên 3.000 ha rừng ngập mặn xen ghép, gồm các loại cây như: bần, vẹt, phi lao...

Xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả quan trọng. Công tác tuyên truyền được coi trọng, tạo sự chuyển biến tốt về ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xây dựng nông thôn mới; vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư nông thôn được nâng lên, nhân dân phấn khởi, tin tưởng, tích cực tham gia hưởng ứng. Đã có nhiều cách làm mới, sáng tạo, linh hoạt, lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia. Kết quả, năm 2010-2014 đã huy

động nguồn lực đóng góp xây dựng nông thôn mới trên 1.448 tỷ đồng và 2,7 triệu ngày công; tiếp nhận 110.000 tấn xi măng, xây dựng 3.606 cống đầu khâu và 424,7 km đường giao thông, mương máng, thủy lợi nội đồng. Đến năm 2014, toàn huyện có 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 16 xã đạt từ 11-15 tiêu chí và 05 xã đạt từ 8-10 tiêu chí. Năm 2015, có 10 xã đăng ký hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản

Trong bối cảnh chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, khu vực và suy giảm kinh tế trong nước, huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp giữ vững sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm. Quy hoạch, mở rộng, xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Tiền Hải; 02 cụm công nghiệp Trà Lý, Cửa Lân. Thu hút 57 dự án đầu tư vào khu, cụm công nghiệp với tổng số vốn đầu tư thực hiện là 2.248,4 tỷ đồng. Trên địa bàn huyện có 310 doanh nghiệp; 23 làng nghề và 4 doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nghề. Các ngành nghề truyền thống được khôi phục như: dệt chiếu, đan nón, làm hàng thủ công mỹ nghệ; nghề mới được du nhập như: móc sợi, thêu ren, sản xuất đồ gỗ... thu hút hàng vạn lao động nông nhàn vào sản xuất, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống ở khu vực nông thôn.

Đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện và các xã, thị trấn. Xúc tiến, xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Tập trung giải phóng mặt bằng xây dựng một số công trình lớn, có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện như: Quốc lộ 37B, đường 39B Trà Lý, đường đi Đồng Châu, đường 221B, đường cứu hộ, cứu nạn 221C; kiên cố hóa tuyến đê biển số 5, số 6 với chiều dài trên 26 km. Hoàn thành xây dựng đường 8C Tây An đi Vũ Lăng, đường 8B, Đền thờ liệt sỹ huyện, Khu di tích Nguyễn Công Trứ, Nhà tưởng niệm cố Đại tướng Hoàng Văn Thái, đồng chí Vũ Trọng, nâng cấp khuôn viên Đền thờ Bác Hồ. Xây mới và nâng cấp cải tạo 50 trường học, 16 trạm y tế; 20km đường giao thông trục xã, 420 km đường trục thôn nhánh cấp I; tổ chức di chuyển cho các hộ dân vùng xung yếu sống ngoài đê quốc gia vào khu vực tái định cư theo chủ trương của tỉnh.

Về thương mại, dịch vụ

Dịch vụ, thương mại duy trì ổn định, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa bình quân 5 năm đạt 2.365,5 tỷ đồng, doanh thu vận tải đạt 274 tỷ.

Bảng 3.4. Tình hình phát triển sản xuất huyện Tiền Hải giai đoạn 2013 – 2015 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển (%)

Số lượng (tr.đ) Cơ cấu (%) Số lượng (tr.đ) Cơ cấu (%) Số lượng (tr.đ) Cơ cấu (%) 2014/2013 2015/2014 BQ 1. Tổng giá trị sản xuất 9.153.900 100,00 10.015.200 100,00 11.271.500 100,00 109,41 112,54 110,97 1.1 Khu vực 1:

(Nông Lâm Thủy sản) 3.682.600 40,23 3.853.200 38,47 4.017.200 35,64 104,63 104,26 104,44

Ngành nông nghiệp 2.151.704 58,43 2.301.078 59,72 2.396.455 59,65 106,94 104,14 105,53 - Trồng trọt 1.159.427 53,88 1.249.211 54,29 1.283.652 53,56 107,74 102,76 105,22 - Chăn nuôi 891.703 41,44 945.840 41,10 1.003.200 41,86 106,07 106,06 106,07 - DV nông nghiệp 100.574 4,67 106.027 4,61 109.603 4,57 105,42 103,37 104,39 Lâm nghiệp 2.839 0,08 2.932 0,08 3.100 0,08 103,28 105,73 104,50 Ngành thủy sản 1.528.057 41,49 1.549.190 40,21 1.617.645 40,27 101,38 104,42 102,89 1.2 Khu vực 2

(Công nghiệp, xây dựng) 3.862.900 42,20 4.409.300 44,03 5.325.400 47,25 114,14 120,78 117,41

Ngành công nghiệp 3.038.500 78,66 3.454.500 78,35 4.196.300 78,80 113,69 121,47 117,52

Ngành xây dựng 824.400 21,34 954.800 21,65 1.129.100 21,20 115,82 118,26 117,03

1.3 Khu vực 3 (dịch vụ) 1.608.400 17,57 1.752.700 17,50 1.928.900 17,11 108,97 110,05 109,51

Thương nghiệp 451.400 28,07 490.000 27,96 535.900 27,78 108,55 109,37 108,96

Các ngành dịch vụ khác 1.157.000 71,93 1.262.700 72,04 1.393.000 259,94 109,14 110,32 109,73

Nguồn: Phòng thống kê huyện Tiền Hải (2015)

Công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại được duy trì thường xuyên. Quản lý chặt chẽ việc kinh doanh của các nhà hàng, khách sạn, dịch vụ internet, cơ sở in ấn, kinh doanh ấn phẩm và các phương tiện giao thông vận tải, đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân trên địa bàn. Toàn huyện có 50 xe ô tô chạy tuyến liên tỉnh, 15 xe chạy tuyến nội tỉnh, vận chuyển trên 1 triệu lượt khách mỗi năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 54 - 61)