Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩ mở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 39 - 41)

Nghề nuôi ngao cũng như nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở Việt Nam đã có cách đây khá lâu. Trước những năm 1990, ở miền Bắc có nuôi Hầu Cửa sông

Ostrea rivularis (sông Bạch Đ ằ n g , Quảng Ninh và Lạch Trường, Thanh

Hóa), Vẹm Mylilus viridis (Thừa Thiên), ngao dầu Meretrix meretrix (Thái

Bình), trai ngọc biển Pinctada (Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Yên và Nha Trang) và trai ngọc nước ngọt Hyriopsis (Hồ Tây, Hà Nội). Ở miền Nam chủ yếu là nuôi ngao ở Tiền Giang, Bến Tre và sò huyết ở Kiên Giang (Trương Quốc Phú, 1999).

Từ sau hội nghị toàn quốc về nuôi thủy sản vào tháng 10 năm 2006 Nhà nước mới có chủ trương cụ thể cho chiến lược phát triển nuôi biển và hội nghị đã thống nhất chọn 4 đối tượng nuôi biển chính là: cá giò, nghêu ngao, rong sụn và tôm hùm từ đó mới có nhiều công trình cấp bộ và địa phương để nghiên cứu quy hoạch vùng nuôi, khu bảo tồn nguồn lợi giống tự nhiên và nhiều đề tài khác nghiên cứu về: Môi trường, đặc điểm sinh học, dinh dưỡng và sinh sản nhân tạo.

- Khai thác: Tổng sản lượng khai thác tự nhiên ở biển và ven biển các loài ngao, nhuyễn thể có vỏ đạt 300.000 - 350.000 tấn/năm. Trong đó sản lượng cao nhất là con Dắt (130.000 - 150.000 tấn/năm), ngao (50.000 - 60.000 tấn/năm) và Sò huyết (40.000 - 50.000 tấn/năm) (Chu Chí Thiết, 2010).

- Nuôi: Theo FAO thì trong 10 nước dẫn đầu thế giới về sản lượng nhuyễn thể nuôi thì Việt Nam đứng đến hàng thứ tám nhưng so về tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thì Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất (24,9%/năm). Năm 1998, sản lượng nhuyễn thể nuôi của Việt Nam chỉ đạt 21,3 nghìn tấn đến năm 2003 đạt được 100 nghìn tấn và năm 2008 đạt 170 nghìn tấn, với nhiều đối tượng nhuyễn thể nuôi khác nhau như: hàu, ngao, trai ngọc, sò huyết, ốc hương, bào ngư vành tai, vẹm xanh và tu hài. Hình thức nuôi cũng khá đa dạng: Nuôi bãi triều, nuôi lồng bè, nuôi dàn. Nguồn con giống chủ yếu vẫn dựa vào tự nhiên nhưng gần đây đã sản xuất nhân tạo thành công giống một số loài như trai ngọc, ốc hương, điệp, bào ngư, ngao, sò huyết mở ra triển vọng rất lớn để phát triển nuôi NTHMV ở Việt Nam trong những năm sắp tới.

Theo Chu Chí Thiết (2008): Trong các loài nhuyễn thể nuôi ở Việt Nam hiện nay ngao là một đối tượng nuôi đang phát triển mạnh và được nhiều địa phương ở vùng ven biển đặc biệt quan tâm. Nguyên nhân là do dễ nuôi, chi phí thấp, giá bán cao hơn gấp đôi chi phí (giá bán tại bãi vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011 bình quân 22.000 đồng/kg) và thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước đang lớn mạnh. Từ hoạt động khai thác tự nhiên trước năm 1980 chỉ khoảng 300 - 400 tấn/năm lên đến 700 - 800 tấn/năm trong các năm 1982 - 1986. Đầu những năm 2000, tổng sản lượng ngao của khu vực ven biển phía Đông của Nam bộ (ĐBSCL và TP. HCM) đã đạt 70 - 80 nghìn tấn/năm. Từ một đối tượng hải sản được xem như nguồn thực phẩm phụ, bổ sung vào bữa ăn cho dân nghèo những lúc khan hiếm thức ăn, gần đây ngao đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực đứng hàng thứ hai sau tôm sú ở một số tỉnh vùng ven biển ĐBSCL. Bên cạnh đó, các tỉnh Nam Định và Thái Bình, miền Bắc đã và đang trở thành một trong những địa phương phát triển mạnh nghề nuôi ngao trắng có nguồn gốc Bến Tre. Ngoài ra, có thể kể đến là trong mấy năm gần đây việc khai thác ngao lụa đã cung cấp một sản lượng khá lớn cho các nhà máy chế biến nhất là Bình Thuận, Kiên Giang và Cà Mau.

Trong tháng 01/2014, tại nhiều địa phương, mặt hàng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ được mùa và cho sản lượng khá cao nhưng lại gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ; Nguyên nhân sức mua giảm tại nhiều thị trường lớn khiến cho giá trị xuất khẩu trong tháng giảm mạnh. Bên cạnh đó còn không ít nỗi lo đối với nghề nuôi ngao, nghêu nhất là khó khăn về vốn, con giống và tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi … đang làm ảnh hưởng đến chất lượng và thu nhập của người nuôi. Tại Cà Mau, mặc dù mới được thành lập nhưng Hợp tác xã nuôi nghêu Đất Mũi đã ổn định tổ chức, điều hành minh bạch hơn trước rất nhiều, không chỉ tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân nghèo xã Đất Mũi mà còn khai thác nguồn lợi nghêu giống hiệu quả, gắn với việc duy trì và phát triển nguồn lợi thiên nhiên bền vững, ổn định tình hình trật tự trị an tại địa phương. Ngoài tổ chức cho xã viên nghèo khai thác nghêu giống, có thêm thu nhập mà còn tổ chức ương nghêu cám trở thành nghêu giống, bán giá cao. Vụ nghêu 2013, Hợp tác xã cũng khoanh vùng và thả nuôi hàng chục tấn nghêu giống trên diện tích hàng chục hécta, được thu hoạch vào thời điểm cận và sau Tết Nguyên đán 2014, cho sản lượng khá cao. Dù lượng nghêu giống giảm hơn năm trước nhưng vụ nghêu giống vừa rồi, nhiều xã viên Hợp tác xã kiếm được hơn 20 triệu đồng từ việc cào và ương

nghêu, Hợp tác xã nuôi nghêu Đất Mũi chịu trách nhiệm quản lý, khai thác có hiệu quả bãi nghêu rộng 3.000ha (từ kinh Ô Rô đến Rạch Mũi, xã Đất Mũi). Trong đó, khoảng 600ha là vùng nuôi nghêu thương phẩm, diện tích còn lại để khai thác nghêu giống, ngoài ra, hợp tác xã còn tổ chức ương, bán nghêu giống và bao tiêu nuôi nghêu thương phẩm. Do đó, theo kế hoạch, trong năm 2014 HTX đầu tư trên 17 tỷ đồng (cả vốn tự có, vốn vay và vốn liên kết) để khoanh nuôi trên 100ha nghêu thương phẩm. Tại Nam Định, nuôi ngao theo hướng phát triển bền vững vẫn là thế mạnh của 2 huyện Giao Thủy và Nghĩa Hưng, nhờ từng bước chủ động được nguồn ngao giống bằng phương pháp sinh sản nhân tạo, cùng với kinh nghiệm chọn bãi, kỹ thuật cải tạo nền đáy bãi nuôi, tạo môi trường đáy thuận lợi, chọn thời điểm thả giống, quản lý sản phẩm… nên năng suất tăng lên rõ rệt, năm 2013 diện tích nuôi ngao giữ ổn định 1.710ha, nhưng sản lượng ngao đạt 22.172 tấn, tăng 2.241 tấn so với năm 2012 (Trần Xuân Điểm, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)