Mục đích,yêu cầu của chăn nuôi lợn thịt an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 26 - 28)

2.1.4.1. Các mục đích của chăn nuôi lợn thịt an toàn

Trong chăn nuôi lợn thịt an toàn thì mục tiêu cơ bản mà người chăn nuôi hướng tới là:

- Ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài khu chăn nuôi vào khu chăn nuôi hộ gia đình.

- Không để lây lan mầm bệnh giữa các khu vực, ô chuồng trong khu chăn nuôi.

- Không để đàn lợn phát dịch.

- Đảm bảo chất lượng thịt lợn khi cung cấp phải đạt tiêu chuẩn an toàn theo đúng quy định, quy chuẩn của cơ quan chức năng.

2.1.4.2. Các yêu cầu cơ bản trong chăn nuôi lợn thịt an toàn

Trong quá trình chăn nuôi lợn thịt theo hướng an toàn, cần phải tuân thủ các yêu cầu sau:

- Đàn lợn phải được nuôi trong một môi trường bảo vệ. - Đàn lợn được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt.

- Tất cả khâu vệ sinh chuồng trại phải được hộ chăn nuôi áp dụng nghiêm ngặt.

- Đảm bảo yêu cầu kĩ thuật trong chăn nuôi lợn thịt an toàn

Chăn nuôi lợn thịt theo hướng an toàn ngày càng được triển khai rộng rãi với những biện pháp kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện:

Thứ nhất: Con giống

Chỉ nên chọn con giống từ những cơ sở cung cấp giống tốt, có nguồn gốc rõ ràng và chỉ chọn những con khỏe mạnh. Con giống cần được tiêm phòng đầy đủ và đảm bảo.

Nên nuôi cách ly lợn mới nhập về (phải được nuôi cách ly ít nhất trong 2 tuần đầu), khi thấy khỏe mạnh, không có biểu hiện dịch bệnh mới cho nhập vào khu chăn nuôi chính.

Thứ hai: Đảm bảo điều kiện chuồng nuôi và môi trường nuôi được vệ sinh

Trước khi nuôi: Cần chuẩn bị tốt chuồng trại trước khi mua lợn về.

- Thực hiện chế độ chuồng nuôi khép kín sẽ làm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo giữa các đàn lợn giống này với đàn lợn giống khác, hay giữa đàn ở lứa tuổi này với đàn ở lứa tuổi khác.

- Cần chú ý vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi, khu vực xung quanh chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi trước khi đưa lợn vào nuôi.

Trong thời gian nuôi:

- Vệ sinh, quét dọn hàng ngày đối với các dãy chuồng, khu vực xung quanh chuồng và lối đi.

- Vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại trong thời gian chăn nuôi. Sau mỗi đợt nuôi:

Cần tổng vệ sinh sát trùng và để trống chuồng 7 - 15 ngày mới nuôi lứa khác để cắt đứt các loại mầm bệnh.

Thứ ba: Biện pháp cách ly để hạn chế lây lan dịch bệnh

Tất cả người và phương tiện khi vào khu vực chăn nuôi phải đi qua hố sát trùng ở trước cửa ra vào chuồng nuôi. Dụng cụ chăn nuôi chỉ dùng riêng cho chăn nuôi.

Thứ tư: Chủng ngừa

Đây là biện pháp chủ động phòng bệnh có hiệu quả nhất, cần làm vaccin đầy đủ. Tùy theo giống lợn để thực hiện các chương trình tiêm phòng vaccin

khác nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)