3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đây là phương pháp khoa học có tính quyết định tới quá trình nghiên cứu, kết quả và hiệu quả nghiên cứu.Việc chọn điểm nghiên cứu phù hợp sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu, thể hiện rõ được tính khoa học của đề tài nghiên cứu.Phương pháp này giúp cho việc thống kê, tìm hiểu các hiện tượng trong vấn đề nghiên cứu một cách chính xác, tổng quát nhất để đạt được mục tiêu đề ra.
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chọn nghiên cứu tình hình phát triển chăn nuôi lợn thịt, đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Trong quá trình nghiên cứu, em tiến hành chọn điểm nghiên cứu tại 3 xã trong huyện như sau:
- Xã Cẩm Hoàng: là địa phương đi đầu trong phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn, chăn nuôi an toàn chiếm tỷ lệ cao;
- Xã Thạch Lỗi: là địa phương có tỷ lệ chăn nuôi lợn thịt an toàn và theo hình thức thông thường là ngang nhau;
- Xã Cẩm Vũ: là địa phương mới triển khai chăn nuôi lợn thịt an toàn, tỷ lệ chăn nuôi an toàn còn ít.
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
3.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp là những tài liệu, số liệu sẵn có đã được công bố có liên quan và phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Các thông tin này được chúng tôi thuthập từ nhiều nguồn khác nhau nhằm củng cố cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn cũng như giúp làm rõ cho quá trình nghiên cứu, đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài.Việc thu thập các thông tin thứ cấp để phục vụ cho nghiên cứu đề tài được tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
STT Nội dung thông tin Nguồn thu thập Phương pháp thu thập
1
Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi lợn thịt an toàn nói riêng
Các loại sách, báo, tạp chí, mạng Internet
Tracứu và chọn lọc thông tin
2
Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Cẩm Giàng Phòng Thống kê huyện Cẩm Giàng Tổng hợp từ các báo cáo 3
Tình hình chăn nuôi nói chung và tình hình chăn nuôi lợn thịt nói riêng tại huyện Cẩm Giàng trong những năm gần đây
Phòng Thống kê huyện Cẩm Giàng Các hộ chăn nuôi điều tra
Tổng hợp từ các báo cáo
Tổng hợp từ phiếu điều tra
Nguồn: Kế hoạch nghiên cứu của tác giả (2018)
3.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp là những thông tin chưa được công bố, những thông tin này có được thông qua quá trình điều tra, phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu và các đối tượng khác liên quan đến đề tài.
a. Phân tổ nghiên cứu
Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu của đề tài có thể chia ra các nhóm tổ nghiên cứu như sau:
(1) Các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn:
- Nhóm hộ đang áp dụng phương thức chăn nuôi lợn thịt an toàn;
dụng phương thức chăn nuôi truyền thống).
(2) Các cán bộ Khuyến nông, các bộ Thú y, chính quyền địa phương: thu thập các thông tin về việc triển khai và hướng dẫn thực hiện mô hình, các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn tại địa phương.
b. Thiết kế phiếu điều tra
Phiếu điều tra là công cụ đo lường những nhân tố có liên quan đến cá nhân của người được phỏng vấn. Tính đặc thù của nó thể hiện ở chỗ nhờ nó người ta có thể đo được các biến số nhất định có quan hệ với đối tượng nghiên cứu. Các phiếu điều tra được xây dựng riêng cho các nhóm đối tượng nghiên cứu nhằm phù hợp với mục đích nghiên cứu.
Mẫu phiếu 1: Phỏng vấn các hộ chăn nuôi nuôi lợn thịt về các thông tin như sau: Thông tin chung của hộ, quy mô chăn nuôi của hộ, vốn đầu tư cho chăn nuôi lợn thịt của hộ, phương thức chăn nuôi lợn thịt mà hộ đang áp dụng, những khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình phát triển chăn nuôi lợn thịt của hộ…
Mẫu phiếu 2: Phỏng vấn các cán bộ Thú y xã, khuyến nông xã và cán bộ chính quyền địa phương về các thông tin như sau: Thông tin chung của người được phỏng vấn, thông tin về các chương trình và hoạt động của thú y, khuyến nông trong phát triển chăn nuôi lợn thịt nói chung và chăn nuôi lợn thịt an toàn nói riêng, những thuận lợi và khó khăn trong triển khai mô hình phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng an toàn tại địa phương, kết quả triển khai mô hình chăn nuôi lợn thịt an toàn tại địa phương…
c. Tiến hành thu thập thông tin
Chúng tôi chủ yếu sử dụng bộ phiếu điều tra đã được chuẩn bị nhằm thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Tổng số mẫu được chọn để tiến hành điều tra là 96 mẫu và được phân bổ cụ thể như sau:
Bảng 3.2. Đối tượng và mẫu điều tra
STT Đối tượng Phân loại đối tượng Số mẫu điều tra
1 Hộ chăn nuôi lợn thịt Hộ chăn nuôi an toàn 90
2 Cán bộ khuyến nông 2
3 Cán bộ thú y 2
4 Cán bộ chính quyền 2
Tổng mẫu 96
Bên cạnh đó, để thu thập một cách đầy đủ và toàn diện hơn chúng tôi còn sử dụng các công cụ trong bộ công cụ PRA (Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân). PRA tập hợp một hệ thống các công cụ nghiên cứu, thông qua các công cụ này cán bộ nghiên cứu và người dân cùng phát hiện ra vấn đề, phân tích và đề ra giải pháp. Các công cụ chính trong bộ công cụ của PRA như: Xem xét số liệu thứ cấp, quan sát trực tiếp, vẽ sơ đồ thôn bản, mặt cắt, phỏng vấn bán cấu trúc, phân loại giàu nghèo… Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà cán bộ nghiên cứu có cách lựa chọn và phối hợp các công cụ khác nhau.
Trong đề tài này, để nắm rõ được tình hình chăn nuôi lợn thịt, đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt an toàn của các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu em sử dụng 3 công cụ chủ yếu trong bộ công cụ PRA là công cụ thảo luận nhóm, công cụ Phỏng vấn sâu và công cụ Quan sát trực tiếp.
Thảo luận nhóm các hộ chăn nuôi: Tổ chức cho các hộ nông dân thảo luận về các vấn đề trong quá trình chăn nuôi lợn thịt. Các vấn đề đó bao gồm: nhận xét về quá trình chăn nuôi lợn thịt, đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt an toàn, những khó khăn gặp phải trong quá trình chăn nuôi lợn thịt... Người nông dân sẽ thảo luận với nhau, tự đưa ra các ý kiến, các nhận định của mình về các vấn đề.Thông qua các ý kiến phân tích của người nông dân, người điều tra có thể rút ra được các kết luận liên quan tới vấn đề nghiên cứu.
Phỏng vấn sâu là phương pháp thu thập thông tin trong đó người được phỏng vấn sẽ trả lời một số câu hỏi do nhà nghiên cứu đặt ra. Phỏng vấn sâu giúp em đi sâu vào một số khía cạnh của những cảm nhận, động cơ, thái độ hoặc lịch sử cuộc đời của người cung cấp thông tin.Em tiến hành phỏng vấn sâu kết hợp trong quá trình điều tra bằng phiếu điều tra đã được chuẩn bị sẵn. Qua đó sẽ hiểu rõ, cặn kẽ hơn quá trình chăn nuôi lợn thịt an toàn của người dân và các vấn đề liên quan trong quá trình chăn nuôi.
Quan sát trực tiếp là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối tượng nghiên cứu bằng cách quan sát trực tiếp và ghi chép tỉ mỉ mọi nhân tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và có ý nghĩa đối với mục tiêu của cuộc nghiên cứu. Thông thường được sử dụng một cách đồng thời với các phương pháp thu thập thông tin định lượng và một số phương pháp thu thập thông tin tin định tính khác như phỏng vấn sâu, phỏng vấn sâu cá nhân và thảo luận nhóm. Trong nghiên cứu này em tiến hành quan sát trực tiếp quá trình chăn nuôi lợn thịt của người dân, đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt an toàn.
3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin
Sau khi có được các thông tin thông qua quá trình điều tra thu thập, em tiến hành tổng hợp, phân loại và xử lý các thông tin đó bằng công cụ Excel theo các mục tiêu nghiên cứu.
3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
3.2.4.1.Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Nó nghiên cứu sự biến đổi số lượng có mối quan hệ mặt chất ở thời gian và địa điểm cụ thể.
Trong nghiên cứu này, phương pháp thống kê mô tả được dùng để mô tả, phân tích tình hình chăn nuôi lợn thịt của các hộ dân tại địa bàn nghiên cứu.
3.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp thống kê so sánh được sử dụng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng nội dung và tính chất tương tự để xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu.
Trong đề tài này, em sử dụng phương pháp này nhằm so sánh hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt an toàn so với chăn nuôi lợn thịt theo phương thức truyền thống, từ đó đi phân tích và định hướng cho các hộ mô hình chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế.
3.2.4.3. Phương pháp phân tích tài chính
Sử dụng phương pháp xác định kết quả sản xuất để tính toán các chỉ tiêu như: Giá trị sản xuất (GO), Chi phí trung gian (IC), Giá trị gia tăng (VA), Thu nhập hỗn hợp (MI)… trong chăn nuôi lợn thịt. Các chỉ tiêu này giúp hạch toán và định hướng cho các hộ chăn nuôi về lợi ích kinh tế trong quá trình sản xuất.
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài
3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về quy mô chăn nuôi lợn thịt an toàn
- Số hộ chăn nuôi lợn thịt an toàn. - Số lượng lợn thịt an toàn chăn nuôi. - Quy mô chăn nuôi lợn thịt an toàn của hộ: + Số con bình quân/lứa/hộ
+ Số lứa bình quân/năm/hộ
3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về hình thức tổ chức, phương thức chăn nuôi
- Hình thức tổ chức chăn nuôi hộ gia đình (trang trại, doanh nghiệp). - Chăn nuôi theo phương thức công nghiệp (CN), bán công nghiệp (BCN), tận dụng (TD).
3.2.5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất của hộ
- Diện tích chuồng lợn bình quân/đầu lợn - Diện tích và giá trị chuồng trại bình quân - Giá trị máy móc và dụng cụ cho chăn nuôi
- Tổng số vốn dùng cho chăn nuôi lợn thịt, chi phí đầu tư bình quân - Số đầu lợn/lứa
- Bình quân thịt lợn hơi xuất chuồng/năm
3.2.5.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự liên kết
- Kết hợp chăn nuôi lợn và chế biến nông sản (làm đậu, nấu rượu..)
- Tổng sản lượng phân bón cung cấp cho trồng trọt và nuôi trồng thủy sản (VAC).
3.2.5.5. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt an toàn
- Chỉ tiêu phản ánh kết quả:
+ Khối lượng sản phẩm xuất bán bình quân/năm/hộ + Tổng giá trị sản xuất: (GO): GO = ΣQi x Pi Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm hàng hóa i
Pi là đơn giá sản phẩm hàng hóa i
+ Chi phí trung gian (bao gồm chi phí vật chất và chi phí dịch vụ) (IC) IC = ΣCj x Pj Trong đó: Cj là chi phí tăng thêm được tính bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất (GO) và chi phí trung gian (IC), phí đầu tư thứ j.
+ Giá trị tăng thêm (VA): giá trị VA = GO - IC
thuế và khấu hao tài sản.
MI = VA - chi phí khấu hao - thuế - lãi vay
-Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trong chăn nuôi lợn thịt an toàn + Giá trị sản xuất/chi phí trung gian
+ Giá trị sản xuất/vốn đầu tư + Giá trị sản xuất/lao động
+ Giá trị gia tăng/chi phí trung gian + Thu nhập hỗn hợp bình quân năm + Thu nhập hỗn hợp/chi phí sản xuất + Thu nhập hỗn hợp/hộ chăn nuôi/năm.
3.2.5.6. Nhóm chỉ tiêu phản ánh nội dung về xã hội
- Số hộ, số lao động chăn nuôi lợn thịt an toàn.
- Tuổi bình quân lao động trong chăn nuôi lợn thịt an toàn. - Trình độ giáo dục của lao động trong chăn nuôi lợn thịt an toàn. - Tỷ lệ lao động, hộ chăn nuôi lợn thịt an toàn được đào tạo, tập huấn. - Số hộ, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ đạt gia đình văn hóa.
- Tình hình phụ nữ tham gia chăn nuôi lợn thịt an toàn.
3.2.5.7. Nhóm chỉ tiêu phản ánh nội dung về môi trường và mức độ bảo vệ môi trường
- Môi trường
+ Mức độ ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn thịt an toàn + Tỷ lệ lứa lợn bị thiệt hại do môi trường bị dịch bệnh
- Mức độ bảo vệ môi trường + Tỷ lệ hộ sử dụng hầm biogas + Diện tích hầm biogas/hộ
+ Phát triển hệ thống thoát nước thải từ chăn nuôi (kết hợp với VAC) + Hầm xử lý sau biogas.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM GIÀNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM GIÀNG
4.1.1. Thực trạng phát triển về quy mô chăn nuôi lợn thịt an toàn
4.1.1.1. Phát triển quy mô chăn nuôi lợn thịt an toàn theo không gian địa lý
Huyện Cẩm Giàng đang phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ nhưng đại bộ phận vẫn làm nông nghiệp, cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất của toàn huyện.
Do đặc thù về địa hình chia huyện thành ba vùng rõ rệt, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp toàn điện. Bên cạnh ngành trồng trọt với cây lúa, cây công nghiệp... là chủ yếu thì hiện nay, huyện Cẩm Giàng cũng đang phát triển ngành chăn nuôi với các hộ chăn nuôi có đầu lợn lớn, chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tạo ra giá trị sản phẩm hàng hoá cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Theo Chi cục Thống kê huyện Cẩm Giàng cho thấy, tổng số lượng lợn thịt của huyện năm 2015 khoảng 112 nghìn con, đến năm 2016 số lượng lợn thịt của huyện tăng lên khoảng 113 nghìn con, nhưng đến năm 2017 số lượng lợn thịt lại giảm xuống khoảng 108 nghìn con do từ quý 3 năm 2016 giá lợn bắt đầu giảm xuống và thời gian giảm kéo dài khá lâu nên các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hầu như không đứng vững được vì thế bỏ trống chuồng không chăn nuôi. Năm 2017, có những lúc giá lợn hơi xuống thấp đến mức kỷ lục là 20.000đ/kg, các hộ nông dân hầu như không đứng vững được, chỉ có những hộ chăn nuôi lâu năm với quy mô >30 nhờ tích lũy được vốn qua các năm mới có thể duy trì được chăn nuôi trong khoảng thời gian giá lợn xuống thấp như vậy.
Hiện tại với giá lợn đang ở mức ổn định vì thế xu hướng phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng có sự gia tăng về cả số lượng và chất lượng, chăn nuôi trở thành nguồn thu nhập chính cho hộ nông dân. Các hộ chăn nuôi với quy mô lớn dần chú trọng tới việc đầu tư cơ sở hạ tầng, giống vật nuôi, công tác thú y và vệ sinh môi trường.Các giống được hộ chăn nuôi quy mô lớn sử dụng các giống năng suất như giống lợn lai và siêu nạc.
Tuy có sự chênh lệch về mặt số lượng đầu lợn thịt an toàn giữa các xã điều tra, nhưng có thể thấy ở các xã đều có sự phát triển về số lượng đầu lợn thịt