4.1.1.1. Phát triển quy mô chăn nuôi lợn thịt an toàn theo không gian địa lý
Huyện Cẩm Giàng đang phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ nhưng đại bộ phận vẫn làm nông nghiệp, cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất của toàn huyện.
Do đặc thù về địa hình chia huyện thành ba vùng rõ rệt, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp toàn điện. Bên cạnh ngành trồng trọt với cây lúa, cây công nghiệp... là chủ yếu thì hiện nay, huyện Cẩm Giàng cũng đang phát triển ngành chăn nuôi với các hộ chăn nuôi có đầu lợn lớn, chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tạo ra giá trị sản phẩm hàng hoá cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Theo Chi cục Thống kê huyện Cẩm Giàng cho thấy, tổng số lượng lợn thịt của huyện năm 2015 khoảng 112 nghìn con, đến năm 2016 số lượng lợn thịt của huyện tăng lên khoảng 113 nghìn con, nhưng đến năm 2017 số lượng lợn thịt lại giảm xuống khoảng 108 nghìn con do từ quý 3 năm 2016 giá lợn bắt đầu giảm xuống và thời gian giảm kéo dài khá lâu nên các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hầu như không đứng vững được vì thế bỏ trống chuồng không chăn nuôi. Năm 2017, có những lúc giá lợn hơi xuống thấp đến mức kỷ lục là 20.000đ/kg, các hộ nông dân hầu như không đứng vững được, chỉ có những hộ chăn nuôi lâu năm với quy mô >30 nhờ tích lũy được vốn qua các năm mới có thể duy trì được chăn nuôi trong khoảng thời gian giá lợn xuống thấp như vậy.
Hiện tại với giá lợn đang ở mức ổn định vì thế xu hướng phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng có sự gia tăng về cả số lượng và chất lượng, chăn nuôi trở thành nguồn thu nhập chính cho hộ nông dân. Các hộ chăn nuôi với quy mô lớn dần chú trọng tới việc đầu tư cơ sở hạ tầng, giống vật nuôi, công tác thú y và vệ sinh môi trường.Các giống được hộ chăn nuôi quy mô lớn sử dụng các giống năng suất như giống lợn lai và siêu nạc.
Tuy có sự chênh lệch về mặt số lượng đầu lợn thịt an toàn giữa các xã điều tra, nhưng có thể thấy ở các xã đều có sự phát triển về số lượng đầu lợn thịt
an toàn. Năm 2017, số lượng có giảm đi nhưng không đáng kể do nửa cuối năm 2016, giá lợn hơi bắt đầu giảm và kéo dài hết năm 2017 do vậy quy mô đàn một số hộ giảm bớt đầu con nhưng số lượng giảm không đáng kể.
Hình 4.1. Quy mô chăn nuôi lợn thịt an toàn giữa các xã điều tra trên địa bàn huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2015 - 2017
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cẩm Giàng (2017)
4.1.1.2. Phát triển quy mô chăn nuôi lợn thịt an toàn theo thời gian
Huyện Cẩm Giàng đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Xây dựng đề án: “Quy hoạch phát triển chăn nuôi huyện Cẩm Giàng đến năm 2020” để tiếp tục đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung trang trại, gia trại đảm bảo về chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng và tạo ra sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị trường từ đó tăng thu nhập cho người lao động.
Về tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện, nhìn chung tổng số lượng lợn trên địa bàn huyện tăng lên qua các năm, xét cụ thể từng loại thì lợn thịt an toàn có sự phát triển bình quân khoảng 10%, lợn nái có xu hướng giảm khoảng 5% trong giai đoạn 2015-2017 do trong giai đoạn này giá thịt lợn hơi xuống quá thấp vì thế các hộ chăn nuôi đa số chỉ duy trì được lợn thịt, lợn đực giống có xu hướng giảm khoảng 26%, nguyên nhân này là do hiện nay đa số hộ chăn nuôi quy mô vừa và quy mô lớn có xu hướng mua giống tại các trại lợn ngoài huyện
1156 1332 1298 1385 1458 1376 2148 2440 2397 0 500 1000 1500 2000 2500 3000
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Cẩm Vũ Thạch Lỗi Cẩm Hoàng
hoặc tinh lợn ngoại.
Cùng với sự tăng lên của số lượng đầu lợn thịt an toàn thì sản lượng thịt lợn an toàn hơi xuất chuồng cũng tăng lên qua các năm nhưng không nhiều. Có thể nhận thấy trong những năm qua, ngành chăn nuôi lợn thịt an toàn đã góp phần trong việc nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho nông dân trên địa bàn huyện, đóng góp một phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo và đa số các hộ thoát nghèo nhờ chăn nuôi gia súc, gia cầm và chăn nuôi lợn.
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2015-2017
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%) 16/15 17/16 BQ Lợn thịt Con 13.830 14.202 14.413 106,14 101,48 103,81 -Lợn lai Con 7.663 7.709 7.753 100,60 100,57 100,59 -Lợn siêu nạc Con 5.717 6.493 6.660 113,57 102,57 108,07 SL thịt XC Tấn 1.204 1.278 1.297 106,14 101,48 103,81 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cẩm Giàng (2017)
- Phát triển về quy mô theo phương thức chăn nuôi
Giai đoạn 2016 - 2020 đưa ra mục tiêu chung chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, quy mô, tổ chức sản xuất chuyển dịch từ manh mún, hạ tầng kỹ thuật thấp kém sang sản xuất hàng hóa theo vùng chuyên canh, thâm canh trên nền tảng kết cấu hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và nhu cầu của thị trường; phát huy lợi thế của từng vùng, từng lĩnh vực để phát triển các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa trên địa bàn các huyện.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Cẩm Giàng các hộ chăn nuôi lợn thịt an toàn chăn nuôi theo hai phương thức: Phương thức chăn nuôi công nghiệp, phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và phương thức chăn nuôi tận dụng hầu như không còn đối với các hộ chăn lợn thịt an toàn trên địa bàn. Phương thức chăn nuôi chủ yếu vẫn là phương thức chăn nuôi bán công nghiệp (chiếm trên 65% số hộ chăn nuôi). Theo chủ trương, chính sách của huyện về khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung, thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại, mà chăn nuôi trang trại theo hướng an toàn công nghiệp hóa đang ngày càng được người dân quan tâm, hiện tại đã có 2 trang trại thực hiện chăn nuôi với quy mô lớn, mỗi trang trại hàng
năm xuất bán ra thị trường khoảng 18 nghìn tấn.
Quy mô chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện theo các phương thức chăn nuôi được thể hiện qua bảng sau
Bảng 4.2. Quy mô chăn nuôi lợn thịt an toàn phân theo phướng thức chăn nuôi giai đoạn 2015 - 2017
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%)
16/15 17/16 BQ
Tổng số (hộ) 223 263 263 117,93 100 108,98 CN Bán công nghiệp (hộ) 143 165 171 115,39 103,64 109,51 CN Công nghiệp (hộ) 80 98 92 122,50 93,87 108,19 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Cẩm Giàng, Hải Dương (2017)
Qua bảng ta thấy, giai đoạn 2015-2017 số hộ chăn nuôi an toàn tăng lên rõ rệt, năm 2016 số hộ chăn nuôi an toàn tăng lên 40 hộ so với năm 2015 và đến năm 2017 số hộ chăn nuôi lợn thịt an toàn giữ ổn định cả về quy mô chăn nuôi và số hộ chăn nuôi do giá lợn xuống thấp trong một thời gian dài và không có dấu hiệu hồi phục vì vậy hộ chăn nuôi truyền thống bỏ trống chuồng không chăn nuôi nữa. Nhận thấy việc tổ chức sản xuất với quy mô lớn, sử dụng các loại giống có chất lượng mà xu hướng chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi công nghiệp ngày càng được người dân quan tâm, tìm hiểu và bước đầu đã có một số hộ thực hiện thành công, để dần dần thay đổi tư duy chăn nuôi trong chăn nuôi lợn thịt an toàn cũng như chăn nuôi truyền thống theo phương thức tận dụng, nhỏ lẻ sang chăn nuôi công nghiệp.
- Phát triển về sản lượng
Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện bình quân trong giai đoạn 2015-2017 sản lượng thịt lợn hơi an toàn giữ ở mức ổn định do giá thịt lợn hơi an toàn có giá chênh so với lợn thịt thông thường từ 2- 3 giá, mặt khác có thể thấy trong điều kiện xuất bán năm 2017 có lúc xuống kỉ lục là 19.000đ/kg, với giá thành xuất bán như vậy thì người chăn nuôi chịu lỗ và gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên giá lợn hơi xuống thấp như vậy chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và thường không kéo dài, cuối tháng 7/2017 có lúc giá lợn hơi lên 40.000đ/kg giúp tăng lợi nhuận. Nhìn chung trong điều kiện giá xuất bán sản phẩm xuống thấp, bình quân năm 2017 là 30.000đ/kg thì các hộ chăn nuôi lợn thịt an toàn vẫn có lại nhưng thấp và vẫn có thể duy trì được sản xuất và quy mô
đàn lý do các hộ chăn nuôi lâu năm nên khấu hao chuồng trại cơ bản xong và có việc tích lũy vốn vì thế có thể tự điều tiết từ số vốn tích lũy này. Qua khảo sát, đa số người chăn nuôi sử dụng cám công nghiệp hoàn toàn trong khoảng 2 tháng đầu, sau đó tiến tới việc sử dụng cám ngô, cám gạo, rau xanh kết hợp với một lượng cám tăng trọng theo chỉ dẫn để chăn nuôi lợn.
Bảng 4.3. Sản lượng lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng phân theo phương thức chăn nuôi giai đoạn 2014-2016
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng số (tấn) 1.204 1.278 1.297
CN Bán công nghiệp (%) 64,12 62,73 65,01
CN Công nghiệp (%) 35,88 37,27 34,99
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Cẩm Giàng, Hải Dương (2017)