Chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng tồn tại các loại hình thức như hộ, trang trại, tổ hợp tác (THT). Chăn nuôi nông hộ trên địa bàn huyện vẫn chiếm tỉ lệ lớn (chiếm trên 90%), loại hình trang trại chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,15%. Số trang trại chăn nuôi lợn thịt của huyện giữ mức ổn định trong 3 năm qua, còn THT với sự phát triển rất chậm.
Chăn nuôi trong các hộ gia đình: Hình thức này chiếm tỉ lệ lớn, chăn nuôi nông hộ phát triển theo nhiều hình thái khác nhau, một số hộ phát triển theo hình thái chăn nuôi xen ghép giữa lợn nái và lợn thịt vừa để bán giống, vừa để sử dụng giống tự sản xuất để gối lứa tiếp theo, một phần nhỏ số hộ còn lại chỉ chăn nuôi lợn thịt và phát triển, mở rộng quy mô, đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, sử dụng các con giống được chọn lọc để chăn nuôi theo phương thức công nghiệp quy mô lớn, để tiến tới mở rộng thành các trang trại chăn nuôi.
Trang trại chăn nuôi chiếm tỉ lệ đáng kể hơn so với THT nhưng phát triển cũng chưa mạnh, xu hướng phát triển theo trang trại phân bổ nhiều là xã Cẩm Hoàng, Cẩm Định. Theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp & PTNT, tiêu chí kinh tế trang trại được xác định đối với cơ sở chăn nuôi có giá trị sản lượng năm liền kề đạt trên 1 tỷ đồng trở lên. Dựa theo tiêu chí xác định mới số cơ sở chăn nuôi đủ điều kiện cấp GCN kinh tế trang trại trên địa bàn huyện năm 2017 là 3 hộ, tăng 2 trang trại so với năm 2015. Số trang trại có xu hướng tăng lên nhưng vẫn còn chậm bởi lý do nhiều cơ sở chăn nuôi có đủ điều
kiện nhưng không mặn mà với việc cấp giấy chứng nhận vì họ e ngại về thủ tục rườm rà, những hộ không đủ điều kiện đa số khó khăn về vốn, diện tích chuồng trại và yêu cầu về khu vực chăn nuôi phải cách xa khu dân cư.
Đối với mô hình Tổ hợp tác có xã Cẩm Hoàng có 1 mô hình THT và không tăng lên về số lượng trong những năm qua. THT chỉ tồn tại dựa trên hoạt động cung ứng con giống và đã phát triển thêm hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi liên kết để nâng cao thu nhập cho thành viên. Bởi vậy, chăn nuôi lợn thịt an toàn là một dịch vụ hoạt động để mở rộng sản xuất của THT. THT mua các yếu tố đầu vào như giống, thức ăn, thuốc thú y hay đứng ra thực hiện liên kết với người cung ứng giống và bao tiêu sản phẩm. Các cơ sở chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện hiện nay sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu liên kết… điều này đã làm ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất trong chăn nuôi.
Doanh nghiệp chăn nuôi: Các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện hầu như không có. Trên địa bàn huyện hiện nay các doanh nghiệp chăn nuôi lợn thịt thường liên kết với các trang trại chăn nuôi hoặc hộ gia đình theo hình thức chăn nuôi gia công. Đây cũng là yếu tố thúc đẩy cho quá trình chăn nuôi theo hướng trang trại ở huyện Cẩm Giàng. Và chưa có danh nghiệp nào cam kết chăn nuôi lợn thịt theo hướng an toàn.
Bảng 4.4. Các hình thức tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2015-2017
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1. Hộ 223 263 263
2. Trang trại 1 3 3
3. THT 0 0 1
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cẩm Giàng,( 2017)