Áp dụng khoa học kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 65 - 71)

Để phát triển bền vững, giảm rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt an toàn khi có dịch bệnh xảy ra, các hộ chăn nuôi trong những năm gần đây đã bắt đầu áp dụng những khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi lợn thịt an toàn, đó là xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, chăn nuôi lợn thịt trên đệm lót sinh học, sử dụng các máy chế biến thức ăn kết hợp với ủ men vi sinh.

Việc ứng dụng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn thịt an toàn cũng đã mang lại hiệu quả rõ rệt so với chăn nuôi truyền thống. Hiện nay nhiều xã trong huyện đã triển khai và nhân rộng mô hình này tới các hộ chăn nuôi. Nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững lĩnh vực chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và PTNT có kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2015 - 2020. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, là nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu đạt mục tiêu tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp từ 38,7% lên trên 45% vào năm 2020.

Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tốt hay không ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả trong chăn nuôi. Đối với chăn nuôi lợn thịt an toàn ở huyện Cẩm Giàng, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ thể hiện thông qua các khía cạnh sau đây:

Giống lợn: Hiện nay, các hộ chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện đang sử dụng rất nhiều nguồn giống khác nhau. Theo số liệu thống kê cho thấy có khoảng 95% hộ chăn nuôi đều sử dụng giống lợn lai, lợn hướng nạc số còn lại là chăn nuôi quy mô bán công nghiệp và công nghiệp sử dụng một số giống lợn nội là loại lợn rừng và chủ yếu lợn này được nuôi với mục đích phục vụ gia đình.

Chất lượng con giống mặc dù đã được cải tiến nâng cao theo hướng nạc hoá đàn lợn, phần nào đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của thị trường, tuy nhiên chưa có hệ thống sản xuất và tiêu thụ con giống, nhất là các cơ sở sản xuất giống đảm bảo tiêu chuẩn và cho năng suất cao. Hầu hết các hộ sử dụng nguồn giống do lợn nái của gia đình hoặc mua ở các hộ, các địa phương lân cận. Như vậy chi phí vận chuyển con giống hạn chế, tuy nhiên chất lượng giống không được cải thiện.

Bảng 4.7. Tình hình sử dụng giống của các hộ chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2015-2017

Loại giống Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

- Lợn rừng 20 32 35

- Lợn lai kinh tế 7.663 7.709 7.753

- Lợn siêu nạc 5.717 6.493 6.660

Nguồn: Chi Cục Thống kê huyện Cẩm Giàng (2017)

Về nguồn cung giống: Theo kết quả khảo sát cho thấy nguồn cung cấp giống của các hộ chủ yếu từ họ hàng/làng xóm chiếm tỷ lệ cao nhất 31%, từ các

trang trại 19%, từ các trại lợn/HTX chăn nuôi là từ các doanh nghiệp liên kết chăn nuôi 5%, các hộ tự nuôi lợn nái để làm nguồn giống chiếm 45%. Thực tế cho thấy, hầu hết các hộ chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện đều sử dụng con giống mà chính hộ sản xuất hoặc mua từ các trại giống đã hạn chế được một số rủi ro trong chọn giống. Tuy nhiên, đối với các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ nếu tự sản xuất giống lợn thịt thì tính chuyên môn hóa trong chăn nuôi lợn thịt sẽ thấp hơn và như vậy hiệu quả chăn nuôi thường không cao.

Hình 4.2. Nguồn cung cấp giống chủ yếu trong chăn nuôi lợn thịt an toàn

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2018)

-Thức ăn, chăm sóc

Trong quá trình điều tra tại địa phương thì tôi nhận thấy tập quán chăn nuôi của người dân đã thay đổi. Hiện nay, các hộ chăn nuôi theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp đã thay thế cho hình thức chăn nuôi theo kiểu tận dụng trước kia. Nguyên nhân là chăn nuôi theo phương thức cũ mất rất nhiều thời gian, công lao động và nhiên liệu, hơn nữa tăng trọng không nhanh bằng chăn nuôi theo hình thức công nghiệp. Mặt khác, hiện nay các đại lý thức ăn chăn nuôi trên địa bàn rất phát triển, hệ thống đại lý về tận thôn xóm đã, rất thuận tiện cho người chăn nuôi trong việc mua thức ăn. Ngoài ra, các hộ chăn nuôi cũng được tham gia rất nhiều các lớp tập huấn do các công ty cám kinh doanh trên địa bàn, các tổ chức đoàn thể của địa phương và các chương trình phát triển chăn nuôi như VIETGAP, LIPSAP tổ chức. Ở đây người dân được học cách sử dụng cám

31%

5% 45%

19% Mua từ họ hàng

Doanh nghiệp liên kết chăn nuôi

Tự nuôi lợn nái để làm giống

để thu được hiệu quả kinh tế cao và an toàn.

Thức ăn dùng để nuôi lợn chủ yếu được các hộ kết hợp giữa mua và sử dụng các sản phẩm gia đình làm như ngô, lúa, sắn... Có bình quân 76,67% các hộ sử dụng kết hợp và 23,33% hộ sử dụng thức ăn mua hoàn toàn, không có hộ nào tự chế biến hoàn toàn mà không mua. Nhưng hộ có nhiều ngô, lúa hoặc mua thêm chủ yếu sử dụng cám đậm đặc để cho ăn cùng, còn những hộ không có hoặc có ít ngô, lúa chủ yếu cho ăn cám hỗn hợp. Qua điều tra thấy các hộ không hộ nào sử dụng riêng cám hỗn hợp hay cám đậm đặc với cám khác. Có tới 43,66% số hộ được điều tra sử dụng cám hỗn hợp ở giai đoạn 1 và 2 đến giai đoạn 3 sử dụng hỗn hợp cả cám hỗn hợp với đậm đặc và ngô, lúa. Có khoảng 83,33% số hộ sử dụng cám đậm đặc trong đó có những hộ sử dụng riêng cám đậm đặc và ngô, lúa toàn bộ kỳ chăn nuôi, có hộ sử dụng cám đậm đặc ở giai đoạn cuối (Bảng 4.8).

Bảng 4.8. Nguồn thức ăn sử dụng cho chăn nuôi lợn của các hộ điều tra

ĐVT: %

Diễn giải

Theo quy mô

Tính chung Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn 1. Nguồn thức ăn sử dụng

- Mua hoàn toàn 26,67 30,3 0 23,33

- Kết hợp 73,33 69,7 100 76,67

2. Tỷ lệ các hộ sử dụng thức ăn

- Hộ có mua cám đậm đặc 80 78,79 100 83,33 - Hộ có mua cám hỗn hợp 33,33 42,42 60 43,66 - Hộ có thức ăn thô 40 51,51 100 58,33

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

-Phòng trừ dịch bệnh

Trong sản xuất nông nghiệp thì chịu tác động của các điều kiện tự nhiên ít hơn do vậy mà rủi ro gặp phải do ảnh hưởng của thời tiết cũng ít hơn, nhưng khi gặp phải dịch bệnh xảy ra thì tác hại của chúng rất lớn gây hậu quả nghiêm trọng cho chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Bởi vì vốn đầu tư cho chăn nuôi lợn rất lớn, giá sản phẩm đầu vào lại cao gây ảnh hưởng cho chu kỳ tiếp theo. Để đảm bảo cho đàn lợn khỏe mạnh, tăng trọng nhanh cần thường xuyên theo dõi lịch tiêm phòng, chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật có nghĩa là công tác thú y phải được giám sát chặt chẽ.

Phòng trừ dịch bệnh đồng nghĩa với việc tuân thủ đúng lịch tiêm phòng đối với đàn lợn. Qua số liệu thống kê cho thấy, năm 2015 số lượng lợn được tiêm phòng là 95%, trong đó chủ yếu tiêm phòng các loại bệnh phổ biến như dịch tả lợn, tụ dấu lợn. Kế hoạch tiêm phòng được triển khai rộng khắp tới các tới các hộ chăn nuôi, do là chăn nuôi an toàn nên hầu hết các hộ chăn nuôi lợn thịt an toàn đều ý thức được việc tiêm phòng vaccin là rất cần thiết cho đàn lợn, được thực hiên đúng lịch và có kiểm soát chặt chẽ vì thế tỉ lệ tiêm vaccin phòng bệnh ở các hộ chăn nuôi lợn thịt an toàn rất cao.

Bảng 4.9. Số lượng lợn thịt an toàn được tiêm các loại vacxin phòng bệnh trên địa bàn huyện Cẩm Giàng

Loại bệnh Số lượng lợn được tiêm (con)

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1. Bệnh dịch tả 12.711 13.491 13.692

2. Bệnh tụ huyết trùng 12.103 12.862 12.550 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cẩm Giàng (2017)

Dịch bệnh là một vấn đề lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chăn nuôi. Nó ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả kinh tế của các cơ sở chăn nuôi lợn thịt an toàn. Đặc biệt là những thiệt hại về kinh tế - xã hội do dịch bệnh gây ra đối với các cơ sở chăn nuôi, sẽ rất khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm và công tác phục hồi chăn nuôi kho hết dịch bệnh. Nếu dịch bệnh xảy ra thì mức tiêu thụ sẽ bị giảm, người chăn nuôi sẽ thua lỗ và có xu hướng bỏ nghề.Để hạn chế tối đa sự bùng phát dịch bệnh cần nâng cao trình độ, sự hiểu biết và trách nhiệm cho người chăn nuôi bằng các công tác tuyên truyền và tập huấn.

- Tập huấn

Nội dung các lớp tập huấn đối với cán bộ khuyến nông viên, cán bộ thú ý viên Tập huấn kiến thức cho kiến thức cho cán bộ khuyến nông viên và cán bộ thú y cơ sở là việc làm hết sức quan trọng. Giúp mở rộng kiến thức về chăn nuôi, nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ, tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi được tiếp cận với các chính sách. Tại lớp tập huấn, các học viên được hướng dẫn: Cách thiết kế chương trình bài giảng. Phương pháp và kỹ năng khuyến nông.Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt, lợn nái sinh sản, lợn hậu bị; Giới thiệu giống và kỹ thuật chọn giống; kỹ thuật xây dựng chuồng trại; chăm sóc nuôi dưỡng, các bệnh thường gặp trên lợn và cách phòng, trị bệnh.Tại lớp tập huấn, các học viên được thảo luận nhóm, trao đổi,

chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi và điều trị bệnh cho lợn.Ngoài ra, các học viên còn được đi thăm quan thực tế tại một số hộ gia đình có mô hình chăn nuôi lợn ở một số xã.Tại đây, các học viên được hướng dẫn trực tiếp thực hành chẩn đoán bệnh, cách tiêm và vị trí tiêm cho lợn khi bị bệnh.

Tham gia tập huấn các học viên được học tập và chia sẻ các nội dung: giới thiệu giống và cách chọn giống lợn nuôi sinh sản, kỹ thuật làm chuồng trại, thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng cho lợn nái, kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng, biện pháp phòng và trị bệnh thường gặp ở lợn. Ngoài học lý thuyết các học viên đi tham quan thực tế và thực hành tại cơ sở các nội dung như tiêm phòng, phối trộn chế biến thức ăn, thực hành làm chuồng trại, kỹ thuật bấm răng và cắt đuôi cho lợn con.

Với nội dung kiến thức rất cụ thể và thiết thực, khóa tập huấn giúp học viên nâng cao kiến thức chuyên môn để tuyên truyền vận động, hướng dẫn bà con nông dân tại cơ sở phát triển chăn nuôi lợn nái một cách bền vững và có hiệu quả góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Qua số liệu điều tra các cán bộ thú y, khuyến nông thì 100% cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ Cao đẳng trở lên. Đã được tham gia tập huấn về chăn nuôi lợn thịt an toàn. Các cán bộ trên địa bàn huyện thường xuyên bám sát địa bàn mình quản lý để có các biện pháp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình chăn nuôi. Tuy nhiên việc phối hợp giữa đơn vị thú y, khuyến nông với các cơ quan, quản lý tại địa phương chưa làm tốt dẫn đến việc xử lý các hộ chăn nuôi chưa chấp hành tốt các tiêu chí trong chăn nuôi lợn thịt an toàn còn thiếu đồng bộ và nhất quán. Đối với hộ chăn nuôi thời gian qua, Chi cục thú y tỉnh kết hợp với dự án LIFSAP Hải Dương tổ chức một số lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi an toàn cho các hộ chăn nuôi tại 4 xã Cẩm Hoàng, Cẩm Vũ, Thạch Lỗi, Tân Trường. Các nội dung tập huấn gồm: một số vấn đề an toàn trong chăn nuôi lợn thịt, phòng và trị một số bệnh thường gặp trên lợn, kỹ thuật vệ sinh chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại…

Bảng 4.10. Tình hình tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt an toàn tại địa phương

Thời gian Số lớp tập huấn (lớp) Số hộ tham gia tập huấn

Năm 2015 4 92

Năm 2016 4 86

Năm 2017 5 152

Có thể thấy được số lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật được tổ chức còn ít. Nội dung các lớp chủ yếu là lý thuyết, chưa có nhiều mô hình thực tế cho người chăn nuôi tham quan, học hỏi. Vì thế mà hiệu quả mà các lớp tập huấn mang lại chưa cao, kiến thức người chăn nuôi nắm được còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)