Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn của huyện Cẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 86 - 87)

Cẩm Giàng

4.2.7.1. Mặt đạt được

Nhìn chung phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn giai đoạn 2015-2017 trên địa bàn huyện có sự phát triển ổn định, góp phần tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho người lao động. Mặc dù giá lợn thịt xuống thấp kỷ lục nhưng chăn nuôi lợn thịt an toàn vẫn đứng vững.

Một bộ phận người chăn nuôi đã có sự thay đổi nhận thức về phương thức chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp và công nghiệp.

Việc phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn đã có sự quan tâm, tham gia tích cực của các cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành trong việc hỗ trợ người dân.

Việc đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng đang nhận được sự quan tâm, thực hiện.

4.2.7.2. Những mặt còn tồn tại, hạn chế

phát triển còn hạn chế.

Quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún vì người dân chưa thực sự thấy được hiệu quả kinh tế từ việc chăn nuôi lợn thịt an toàn mang lại.

Tình hình chăm sóc nuôi dưỡng yếu kém của các hộ,

Trình độ kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt an toàn của các hộ nông dân còn hạn chế.

Thiếu vốn để đầu tư phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn nhất là trong thời gian dài giá lợn hơi xuống thấp.

Các chính sách hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi lợn thịt an toàn còn chưa mang lại tính hiệu quả trong khâu thực hiện.

Không có doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào chăn nuôi lợn thịt an toàn Việc dự báo, mở rộng thị trường chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Các đơn vị tham gia chăn nuôi chưa tạo được sự liên kết bền vững, còn lỏng lẻo mang tính hình thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)