Định hướng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn tại huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 89)

huyện Cẩm Giàng

4.3.2.1. Căn cứ khoa học đề xuất định hướng và giải pháp

Để xác định các giải pháp thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn thịt an toàn phát triển, nghiên cứu dựa trên những căn cứ khoa học sau:

Thứ nhất: Dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài trong việc đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn an toàn tại Cẩm Giàng, đặc biệt là kết quả phân tích các mặt thuận lợi và khó khăn, cơ hội, thách thức với sự phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa phương.

Thứ hai: Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn chăn nuôi lợn thịt an toàn trên thế giới và trong nước cho phát triển chăn nuôi lợn an toàn tại huyện Cẩm Giàng.

Thứ ba: Căn cứ vào thị trường tiêu thụ thịt lợn an toàn trong nước và vùng lân cận, khả năn tiêu thụ thịt lợn an toàn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng cùng như tỉnh Hải Dương.

Thứ tư: Căn cứ vào điều kiện chăn nuôi lợn thịt an toàn của địa phương như điều kiện địa lý, đất đai, tình hình thời tiết khí hậu tại địa phương, vấn đề lao động, con giống, kinh nghiệm chăn nuôi của các hộ tại địa phương.

Thứ năm: Căn cứ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi lợn thịt an toàn hiện tại và tương lai cho phép hộ chăn nuôi có thể tiếp cận được với những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, thông qua đó giúp người chăn nuôi nâng cao được hiệu quả chăn nuôi.

Thứ sáu: Bám chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, chủ trương có liên quan đến phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn.

4.3.2.2. Quan điểm

Phát huy tối đa nội lực, gắn kết mở rộng chăn nuôi lợn thịt an toàn của Cẩm Giàng, phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn lực cho mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn, từng bước chuyển các hộ chăn nuôi thông thường sang chăn nuôi an toàn.

Nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi, nhất là các hộ chăn nuôi lợn thịt an toàn. Nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường sinh thái.

Phát huy yếu tố con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phục vụ chăn nuôi. Gắn tăng trưởng kinh tế với tạo việc làm, giảm nghèo, thực hiện công bằng giữa các tác nhân tham gia chăn nuôi, nâng cao mức sống vật chất tinh thần cho người chăn nuôi.

Phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái và phòng trừ dịch bệnh xảy ra.

4.3.2.3. Định hướng

Khai thác điều kiện lợi thế và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, sản phẩm có lợi thế và khả năng cạnh tranh cao. Phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn theo hướng chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang hướng gia trại, trang trại, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, năng suất cao, chất lượng sản phẩm an toàn có sức cạnh tranh cao. Chăn nuôi có kiểm soát, áp dụng công nghệ về giống, quy trình phòng chống dịch và xử lý môi trường, đảm bảo an toàn sinh học và bền vững, chuyển dần từ chăn nuôi tận dụng sang chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng liên kết với các công ty chăn nuôi trong và ngoài nước.

4.3.2.4. Giải pháp pháp triển chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng

Xuất phát từ thực trạng chăn nuôi lợn thịt an toàn tại địa phương, những hạn chế, yếu kém và những nguyên nhân kìm hãm chăn nuôi lợn thịt an toàn phát triển thời gian qua, trong bối cảnh ngành chăn nuôi còn nhiều khó khăn, một số giải pháp cấp bách cần thực hiện để thúc đẩy chăn nuôi lợn thịt an toàn phát triển là:

a. Hoàn thiện chính sách cho phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn

Lý do đề xuất giải pháp: Hiện nay chính sách cho phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn vẫn chưa được hoàn thiện như chính sách về chăn nuôi, chính sách đầu tư, chính sách về khoa học công nghệ, chính sách thị trường…

Mục đích của giải pháp: Bổ sung và hoàn thiện các chính sách để qua đó tị điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn ở địa phương.

Giải pháp cụ thể:

Trước hết cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân về nội dung, vai trò của phát triển sản xuất, trong đó có phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn đối với công tác xây

dựng nông thôn mới ở từng địa phương. Trong đó, ưu tiên hỗ trợ việc thành lập Hợp tác xã, tổ hợp tác chăn nuôi lợn thịt an toàn để hỗ trợ nhau về vốn đầu tư chăn nuôi, hỗ trợ nhau về con giống, mua chung thức ăn chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi an toàn. Hỗ trợ xây dựng, phát triển cộng đồng chăn nuôi lợn thịt an toàn dịch bệnh: vaccin tiêm phòng, thuốc phòng và chữa bệnh cho lợn giống… Hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân bao tiêu sản phẩm chăn nuôi lợn thịt an toàn trong và ngoài tỉnh (được xác nhận thông qua hồ sơ kiểm dịch của chi cục Thú y tỉnh).

b. Hoàn thiện quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn

Lý do đề xuất giải pháp: Hiện quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn chưa hoàn thiện. Điều đó được thể hiện ở cả quy hoạch về đất đai, quy hoạch mạng lưới, quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn gắn với cơ sở hạ tần gắn với phát triển kinh tế xã hội, gắn với thị trường tiêu thụ…

Mục đích của giải pháp: Trước mắt cần bổ sung, hoàn thiện quy hoạch tổng thể về đất đai cho phát triển chăn nuôi lợn thịt một cách ổn định và lâu dài, quy hoạch mạng lưới liên kết gắn với thị trường tiêu thụ.

Giải pháp cụ thể:

Phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn của các hộ chăn nuôi theo hướng bền vững, lâu dài trước hết phải quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung. Có như vậy các hộ chăn nuôi mới có điều kiện để đầu tư phát triển ổn định, yên tâm mở rộng quy mô, phát triển chăn nuôi hàng hóa có hiệu quả.

Chuyển đổi diện tích đất canh tác kém hiệu quả, nhất là những vùng sâu, vùng xa sang phát triển khu vực chăn nuôi tập trung. Trước mắt ưu tiên tập trung quy hoạch khu chăn nuôi lợn tập trung xa khu dân cư, chuyển đổi một phần diện tích đất trũng kém hiệu quả sang phát triển khu chăn nuôi lợn tập trung. Mở rộng quy mô chăn nuôi lợn phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng hộ và trong cả khu vực chăn nuôi tập trung.Ngoài ra, đưa những giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào khu chăn nuôi lợn tập trung. Trên cơ sở đó cung cấp một khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học và chuyển giao tiến bộ khoa học chăn nuôi vào sản xuất, nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học..nhằm tạo ra những bước đột phá mới về năng suất, chất lượng sản phẩm. Xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến thịt lợn, cơ sở sản xuất, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y…. để phục vụ và thúc đẩy chăn nuôi tập

trung phát triển. Tăng cường hệ thống quản lý nhà nước và hệ thống kiểm tra, thanh tra, khảo nghiệm và kiểm định về giống và thức ăn chăn nuôi, các sản phẩm chăn nuôi và thuốc thú y. Xây dựng chún sách hợp lý, công bằng nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển khu vực chăn nuôi tập trung. Yêu cầu quy hoạch khu chăn nuôi lợ thịt an toàn của các hộ phải đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn lợn, không gây ô nhiễm cho cộng đồng dân cư. Quy hoạch khu chăn nuôi an toàn phải đủ diện tích để các hộ phát triển, tránh tình trạng manh mún. Mô hình hộ chăn nuôi ko nhất thiết phải chỉ nuôi lợn mà cần kết hợp để phát triển chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thủy sản. Quy hoạch khu chăn nuôi cần kết hợp với xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông để vận chuyển sản phẩm, hệ thống điện, hệ thống cung cấp nước phục vụ phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn thịt an toàn nói riêng. Đây là giải pháp rất quan trọng cần phải thực hiện sớm.

Trong trường hợp các xã chưa xây dựng được quy hoạch đất đai cho các khu chăn nuôi tập trung thì khuyến khích các hộ chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, dồn điền, đổi thửa để các hộ có điều kiện xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn thịt an toàn nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu về an toàn nêu trên.

c. Giải pháp về tổ chức sản xuất

Lý do đề xuất giải pháp: Thực trạng cho thấy việc tổ chức các tác nhân chăn nuôi lợn thịt an toàn ở địa phương còn chưa phù hợp, chưa tạo được sự gắn kết và kiên kết có hiệu quả.

Mục đích của giải pháp: Kiện toàn lại tổ chức với các tác nhân như người chăn nuôi, doanh nghiệp, tác nhân thu gom…một cách hợp lý, hiệu quả, tạo sự gắn kết, liên kết chặt chẽ.

Giải pháp cụ thể:

- Trình độ tổ chức sản xuất quyết định đến kết quả và hiệu quả của các hộ chăn nuôi. Trong nền kinh tế hiện nay khi chúng ta chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì trình độ tổ chức có vai trò đặc biệt quan trọng. Khuyến khích hình thức chăn nuôi có sự kết hợp giữa các chủ hộ chăn nuôi với các trang trại chăn nuôi, sản xuất thức ăn, giết mổ, chế biến và xuất khẩu. Tiếp tục khuyến khích thành lập các Tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi lợn thịt an toàn. Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức này tiếp cận nguồn

vốn và thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước để các tổ chức thực sự phát huy được vai trò đối với chủ hộ chăn nuôi.

Xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt an toàn tại các hộ trong huyện với nhiều đối tượng.

Thông tin, tuyên truyền, quảng bá về công nghệ chăn nuôi lợn thịt an toàn, công thức lai hiệu quả, tăng cường thụ tinh nhân tạo, quy trình kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật phòng chống bệnh dịch… cung cấp các địa chỉ trang trại sản xuất giống đủ tiêu chuẩn và không bị bệnh cho người chăn nuôi.

Phổ biến các chủ trương chính sách, khuyến khích chăn nuôi lợn thịt an toàn của Chính phủ và của Bộ NN và PTNT đến người chăn nuôi nhanh và chính xác.

Củng cố và phát triển các hình thức liên kết chăn nuôi giữa doanh nghiệp, hộ chăn nuôi, gia trại, trang trại. Khuyến khích hình thức chăn nuôi gia công hoặc chăn nuôi lợn thịt an toàn theo hợp đồng giữa các hộ chăn nuôi có điều kiện về vốn, tiêu thụ sản phẩm liên kết.

Trên cơ sở quy hoạch vùng sản xuất thịt lợn an toàn chất lượng cao bảo đảm vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm, cần tập trung chỉ đạo các cơ sở giết mổ, chế biến thịt ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

d. Sử dụng giống tốt, năng suất cao và đảm bảo chất lượng và nguồn thức ăn chăn nuôi đảm bảo

Lý do đề xuất giải pháp: Hiện nay trên địa bàn huyện Cẩm Giàng thị trường cung cấp giống chưa thực sự phong phú, người mua chưa có nhiều sự lựa chọn, lại có những hộ tự nuôi lợn nái cung cấp giống cho mình dẫn đến con giống không đảm bảo. Đồng thời nhiều hộ chăn nuôi còn tận dụng thức ăn thừa làm thức ăn cho lợn thịt dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao.

Mục đích của giải pháp: Với cơ chế thị trường như hiện nay vấn đề khó khăn về giống và thức ăn không phải là những khó khăn hàng đầy giải quyết như trước đây của người chăn nuôi nhưng việc chọn giống và thức ăn vô cùng quan trọng với người chăn nuôi. Nếu người chăn nuôi biết lựa chọn giống tốt, và thức ăn phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường địa phương và quy mô chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi của hộ gia đình sẽ thu được hiệu quả kinh tế cao hơn.

Giải pháp cụ thể:

Hiệu quả chăn nuôi lợn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng và con giống. Trong ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng giống là yếu tố rất

quan trọng bởi nó quyết định tới kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất. Thông thường nếu dùng một con giống tốt sẽ cho ra trọng lượng tối đa và chất lượng thịt lợn ngon, tỷ lệ nạc cao kích thích thị hiếu của người tiêu dùng. Trong chăn nuôi lợn thịt an toàn, cùng một quá trình chăm sóc như nhau với những giống lợn khác nhau sẽ cho chúng ta kết quả khác nhau, do vậy mà kết quả chăn nuôi phụ thuộc nhiều vào chủng loại, chất lượng, tình trạng sức khỏe của con giống, môi trường và điều kiện ăn uống.

Đồng thời, thức ăn chiếm vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển chăn nuôi. Thức ăn quyết định tới năng suất, khả năng sinh trưởng phát triển của đàn lợn. Chính vì vậy, trong thức ăn cho lợn nhất là lợn hướng nạc phải đảm bảo cung cấp đầy đủ như năng lượng, Protein thô cung cấp cho lợn rất quan trọng. Nhu cầu Protein để duy trì cơ thể, giúp cho lợn có thể sinh trưởng và phát triển ở mức tốt nhất cho khả năng đủ các Axít amin trong khẩu phần khiến cho tỷ lệ nạc trong thành phần thịt sẽ bị giảm đi. Nếu chế độ ăn thích hợp lợn sẽ hay ăn chóng lớn, chu kỳ chăn nuôi nhanh và sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhưng các hộ gia đình do những hạn chế về mặt kỹ thuật, khả năng đầu tư cho chăn nuôi mà ảnh hưởng đến khẩu phẩn ăn về cả chất lượng, số lượng và hàm lượng dinh dưỡng có trong thức ăn. Vì vậy việc nghiên cứu sử dụng thức ăn cho chăn nuôi lợn một cách hợp lý là một trong những vấn đề cần được quan tâm xem xét.

Các hộ chăn nuôi liên kết với nhau, hợp đồng với nhà máy sản xuất thức ăn hoặc đại lý cấp 1 để đảm bảo cung cấp ổn định về số lượng, chất lượng thức ăn, giá cả hợp lý, giảm các chi phí trung gian không cần thiết, tìm mọi biện pháp cải tiến kỹ thuật và chính sách để giảm giá thành thức ăn chăn nuôi.

Quy hoạch, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tích trồng lúa để tăng cường diện tích trồng ngô, khoai và các loại cây ngắn ngày làm thức ăn chăn nuôi lợn. Các nguyên liệu này thông qua sơ chế bằng phương pháp ủ men, sau đó cho lợn ăn sống vừa hạn chế được nhân lực mà có thể chăn nuôi với quy mô lớn, như vậy sẽ giảm được chi phí mà vẫn đảm bảo tốc độ tăng trọng và tỷ lệ nạc nếu là lợn ngoại. Để làm được điều này các hộ gia đình phải được trang bị những kiến thức khoa học kỹ thuật về chế biến thức ăn nói chung và kỹ thuật ủ lên men nói riêng.

e. Xây dựng chuồng trại và xây dựng vùng an toàn dịch bệnh

tại huyện có chuồng trại thì đều là các chuồng đơn giản. Trong khi đó chuồng trại ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi lợn cũng như vấn đề dịch bệnh.

Mục đích của giải pháp: Hướng đến chuồng nuôi khép kín để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Đồng thời xây dựng vùng an toàn trong chăn nuôi lợn thịt là vấn đề quan trọng, vừa có ý nghĩa kinh tế vừa có ý nghĩa xã hội. Trong những năm gần đây dịch bệnh nguy hiểm thường xảy ra ở nước ta nhất là những vùng chăn nuôi lợn phát triển như bệnh: PRRS, Lở mồm long móng. Vì thế việc xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)