Thực trạng phát triển nguồn lực cho chăn nuôi lợn thịt an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 62 - 65)

- Vốn

Vốn đầu tư là rất quan trọng trong bất kỳ ngành nghề nào. Vì vậy, trong chăn nuôi quy mô sản xuất lớn hay nhỏ phụ thuộc vào lượng vốn đầu tư của chủ hộ. Khả năng đáp ứng về vốn của người chăn nuôi trên địa bàn còn thấp do đa phần người lao động trong xã là sản xuất nông nghiệp, tuy mấy năm trở lại đây đời sống người dân trên địa bàn huyện đã có những khởi sắc nhất định song vốn

tích lũy lại còn thấp chỉ đủ cho sinh hoạt gia đình, chưa có đủ vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Có thể thấy rằng vốn là yếu tố ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất kinh doanh của người dân ở địa bàn, nhất là các hộ nông dân sản xuất kinh doanh ngành chăn nuôi.

Tồn tại chung là các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện đều cho ý kiến rằng họ thiếu vốn sản xuất và việc vay vốn của họ còn khó khăn. Đối với các hộ chăn nuôi, tổ hợp tác thì việc tiếp cận nguồn vốn vay không thế chấp theo Nghị định số 55 của Chính Phủ thì không hề có vì đa số họ không được biết đến Nghị định này, chủ yếu nguồn vốn của họ đề vay từ người thân, bạn bè hoặc hàng xóm.

Qua điều tra, ta có thể thấy chăn nuôi theo quy mô có sự khác nhau về vốn đầu tư. Các hộ chăn nuôi vay vốn chủ yếu từ ngân hàng và vay các cá nhân, trong đó vay ngân hàng là chủ yếu.Vay tổ chức xã hội chỉ ở các hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ.

Với trang trại chăn nuôi lợn thịt an toàn cần một lượng đầu tư vốn lớn do quy mô đàn lợn khoảng 100 con/lứa, đối với hộ chăn nuôi nhỏ lẻ với số lượng quy mô ít hơn đối với trang trại dao động từ 15-50 con/lứa.

Mỗi hộ chăn nuôi lợn thịt an toàn cần lượng vốn nhất định để xây dựng chuồng trại chi phí từ 500-700 triệu đồng cho trang trại, từ 60-100 triệu đồng với hộ chăn nuôi. Nguồn vốn này được tính vào TSCĐ, khấu hao vào chi phí sau mỗi lứa.

Về nguồn vốn đầu tư, qua điều tra, tổng nhu cầu vốn chăn nuôi lợn của các hộ trung bình gần 200 triệu đồng/năm và hầu hết các hộ chăn nuôi đều thiếu vốn sản xuất, vốn vay được từ ngân hàng, vay tổ chức xã hội, vay người thân, bạn bè. Trang trại chăn nuôi với quy mô lớn nên việc xây dựng chuồng trại đảm bảo đúng kỹ thuật cần lượng vốn lớn, đa số các chủ trang trại có tiềm lực về kinh tế, có đủ điều kiện đáp ứng để vay vốn phát triển sản xuất, nên ngoài vốn tự có, vốn huy động từ bạn bè, người thân thì nguồn vốn vay ngân hàng cũng chiếm tỉ lệ lớn với khoảng 40%. Trong khi đó các hộ chăn nuôi, kinh tế còn hạn hẹp nên nguồn vốn tự có khoảng 25 - 30 triệu đồng.Với quy mô này nguồn vốn đầu tư cho chăn nuôi ít, số lượn lợn/lứa ít, chuồng trại nhỏ nên nhóm hộ này phải đi vay vốn ít hơn so với các nhóm hộ khác.Tài sản của hộ giá trị thấp nên họ không vay được nhiều vốn điều này hạn chế sự phát triển chăn nuôi lợn trong nhóm này.

- Đất đai

xuất chủ yếu và cực kỳ quan trọng. Muốn mở rộng quy mô, đầu tư vào chăn nuôi thì đất đai là tư liệu sản xuất không thể thiếu.

Qua bảng 4.5, diện tích đất nông nghiệp bình quân tính trên 1 hộ qua các năm có sự thay đổi nhưng không đáng kể, năm 2017 diện tích đất nông nghiệp bình quân tăng khoảng 150m2/hộ, lý do một số hộ có xu hướng phát triển về chăn nuôi, trồng trọt đã thuê hoặc thầu khoán đất. Diện tích chuồng trại chăn nuôi lợn qua các năm để có xu hướng tăng lên.

Bảng 4.5. Thực trạng đất nông nghiệp các hộ điều tra năm 2015-2017 Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

SL (m2) CC (%) SL (m2) CC (%) SL (m2) CC (%) Diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ 1.110 100 1.110 100 1.260 100 - Diện tích chuồng trại

chăn nuôi lợn 78 7,03 92 8,29 92 7,30 - Diện tích phục vụ mục

đích khác 1.032 92,97 1.018 91,71 1.168 92,7 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả (2018)

- Lao động

Nguồn lực lao động có vai trò quan trọng trong phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn. Nguồn lao động bao gồm số lượng lao động tham gia chăn nuôi và chất lượng lao động. Nếu kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt an toàn không bảo đảm sẽ rất dễ làm tỉ lệ hao hụt trong chăn nuôi lớn, bên cạnh đó hiệu suất chăn nuôi giảm và như vậy hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi giảm, bởi vậy để phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn cần phải đào tạo được một đội ngũ lao động có một khối lượng kiến thức nhất định, có hiểu biết và nắm vững kỹ thuật chăm sóc về đối tượng lợn thịt an toàn này.

Cùng với sự tăng lên về số lượng các loại hình chăn nuôi lợn thịt an toàn thì số lượng lao động chính tham gia chăn nuôi cũng tăng lên qua các năm. Bình quân trong giai đoạn 2015-2017 số lượng lao động làm việc trong ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng tăng lên khoảng 1,4%/năm.

Tỷ trọng lao động trong chăn nuôi lợn năm 2015 là 17.495 lao động, đến năm 2017 là 16.327 lao động, trong 3 năm qua đã giảm 1.168 lao động, bình

quân mỗi năm giảm 3,4%/năm

Bảng 4.6. Tình hình lao động việc làm trong phát triển chăn nuôi lợn thịt tại huyện Cẩm Giàng

ĐVT: Lao động

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tốc độ phát triển (%) 15/16 16/17 BQ

Tổng số lao động 77.943 79.027 80.185 101,4 101,5 101,4 1. Lao động nông nghiệp 48.870 46.309 42.979 94,8 92,8 93,8 - Lao động trong chăn nuôi lợn 17.495 16.851 16.327 96,3 96,9 96,6 2. Lao động phi nông nghiệp 29.073 32.718 37.206 112,5 113,7 113,1

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cẩm Giàng (2016)

Như vậy có thể thấy, tuy số đơn vị chăn nuôi và tổng đàn nuôi lợn tăng và giữ ổn định nhưng số lao động sử dụng trong chăn nuôi lại có xu hướng giảm, điều này cho thấy hiệu suất của người lao động trong chăn nuôi đang ngày một hiệu quả hơn, điều này phù hợp với xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi đang hướng tới các mô hình chăn nuôi tập trung, chăn nuôi quy mô lớn theo hướng chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi bán công nghiệp.

Đối với nguồn lực lao động đang có tại các hộ gia đình chăn nuôi cũng chưa tận dụng và khai thác hết vì quy mô chăn nuôi quá nhỏ. Lao động trong nông nghiệp nói chung là lao động hoạt động theo kiểu mùa vụ, thời gian lao động nhỏ hơn rất nhiều so với thời gian sản xuất, chính vì vậy việc tìm thêm việc làm hoặc mở rộng quy mô chăn nuôi để tận dụng và khai thác hiệu quả thời gian nhàn rỗi của lao động nông nghiệp là điều cần thiết, cũng là góp phần nâng cao thu nhập cho lao động nông nghiệp nói chung, lao động cho chăn nuôi nói riêng. Ngoài ra, việc thu hút thêm lao động cũng là một tiêu chí đánh giá của sự phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)