Nhận thức, hiểu biết của người chăn nuôi lợn thịt an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 81 - 82)

Nguồn lực lao động có vai trò quan trọng trong phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn. Nguồn lực lao động bao gồm số lượng lao động tham gia chăn nuôi và chất lượng lao động. Nếu kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt an toàn không đảm bảo sẽ rất dễ làm tỷ lệ hao hụt trong chăn nuôi lớn, bên cạnh đó hiệu suất chăn nuôi giảm và như vậy hiệu quả trong chăn nuôi không lớn, vì vậy để phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn cần phải đào tạo được một đội ngũ lao động có trình độ, có hiểu biết và nắm vững kỹ thuật chăm sóc về chăn nuôi lợn thịt an toàn. Ngoài ra chăn nuôi lợn thịt an toàn cũng cần có lao động thủ công nên cũng tận dụng được một số lao động nhàn rỗi ở địa phương và lao động ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và kết quả chăn nuôi lợn thịt an toàn

vốn, hiệu quả sản xuất và việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi lợn thịt an toàn. Qua nghiên cứu, trình độ lao động tham gia trong chăn nuôi lợn thịt an toàn hiện nay chủ yếu là lao động già, trình độ học vấn còn nhiều hạn chế

Bảng 4.16. Trình độ nhận thức của hộ chăn nuôi lợn thịt

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1. Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 43,6 41,3 40,1 2. Giới tính của người chăn nuôi chính % 100 100 100

- Nam % 60,52 54,29 53,88

- Nữ % 39,48 45,71 46,12

3. Số năm đi học Năm 8,7 9,03 9,5

4. Kinh nghiệm của người chăn nuôi Năm 20,3 20,78 20,9 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Độ tuổi của lao động trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Cẩm Giàng có mặt bằng chung qua các năm từ khoảng 35 đến 45 tuổi. Ở độ tuổi này người chăn nuôi có kinh nghiệm khá nhiều nhưng lại khó trong việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong chăn nuôi lợn thịt để nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên qua các năm độ tuổi trung bình của người chăn nuôi có xu hướng giảm, điều này cho thấy rằng chăn nuôi ngày càng được mở rộng. Cùng với độ tuổi trung bình của người chăn nuôi thì kinh nghiệm của người chăn nuôi cũng có xu hướng giảm qua các năm, lý do có nhiều người trẻ tuổi tham gia vào chăn nuôi hơn.

Trong giai đoạn 2015-2017, trình độ của người chăn nuôi lợn thịt an toàn có xu hướng tăng lên, họ tự tìm mối liên kết trong chăn nuôi thông qua các mối quan hệ xã hội, mạnh dạn trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, thay đổi con giống chất lượng để thúc đẩy quá trình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, hơn nữa họ còn ký kết các hợp đồng bao tiêu sản phẩm, đảm bảo giá đầu ra luôn ổn định, tránh được vấn đề giá cả bấp bênh.

Tham gia tập huấn là rất cần thiết đối với các hộ chăn nuôi, mở rộng kiến thức về chăn nuôi theo phướng thức công nghiệp hóa, nâng cao kiến thức về việc nhận biết và xử lý một số loại bệnh thường gặp và cách chữa trị loại bệnh đó ở lợn, để giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)