Thực trạng phát triển liên kết trong chăn nuôi lợn thịt an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 73 - 74)

Hộ chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng đều liên kết với các đại lý, doanh nghiệp chuyên bán các loại thức ăn chăn nuôi. Qua điều tra thực tế có 85% số hộ trên tổng số hộ điều tra thường xuyên lấy ở các đại lý thức ăn chăn nuôi lợn trong huyện. Hình thức liên kết này là lấy trước số cám tại cơ sở bán thức ăn lợn một số lượng đầy đủ để phục vụ cho đàn lợn của hộ, người chăn nuôi chưa phải trả bất kì khoản chi phí nào, không cần có hợp đồng liên kết, người chăn nuôi chỉ cần ghi đầy đủ thông tin của hộ, sau đấy sẽ được lấy số cám về chăn nuôi. Thời điểm lúc kết thúc là lúc lợn xuất chuồng, các hộ chăn nuôi sẽ phải hoàn trả số chi phí thức ăn đã mua tại đại lý, doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc

liên kết này có thể sẽ gặp trở ngại gián tiếp bởi các tác động bên ngoài như dịch bệnh, thiên tai, … những tác động này sẽ làm cho việc thu hồi vốn sản xuất của các hộ có phần thiếu hụt, thua lỗ, phần nào ảnh hưởng đến thời gian và việc thu hồi vốn của các doanh nghiệp, đại lý trong liên kết.

Đối với các trang trại thì hoạt động liên kết được thực hiện tốt hơn cả về cách thức liên kết, liên kết chắc chăn hơn bằng hình thức ký hợp đồng với các doanh nghiệp. Đối tượng này thực hiện liên kết cả về đầu vào và đầu ra cho chăn nuôi lợn thịt, doanh nghiệp cung ứng nguồn giống đã được kiểm soát dịch bệnh, cung ứng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vật tư nông nghiệp trong chăn nuôi cho các trang trại, các chủ trang trại sẽ được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc và cách phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn, việc liên kết này còn đảm bảo về giá đầu ra cho sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)