Hệ thống kênh tiêu thụ
Thị trường là yếu tố quan trọng nhất, có tính quyết định quá trình sản xuất kinh doanh của bất cứ ngành nghề nào. Do đó, người chăn nuôi phải nghiên cứu yếu tố cung - cầu của thị trường về sản phẩm hàng hóa mà mình sản xuất. Từ đó định hướng cho quá trình sản xuất kinh doanh: quy mô, cơ cấu, số lượng, chất lượng,…. phù hợp với yêu cầu của thị trường. Qua khảo sát thực tế một số hộ chăn nuôi ở huyện Cẩm Giàng cho thấy thị trường đầu ra chưa ổn định. Hệ thống kênh tiêu thụ thịt lợn an toàn hiện nay chủ yếu vẫn do các hộ giết mổ nhỏ lẻ, quy mô vừa và qua thương lái. Còn những công ty đầu tư đầu vào sản xuất, thu mua chế biến còn rất ít, hạn chế và hầu như không có. Do đó, ảnh hưởng một phần đến giá bán, tính ổn định về đầu ra cho sản phẩm lợn thịt an toàn nên ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi lợn thịt an toàn từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi.
Đối tượng thu mua sản phẩm lợn thịt an toàn của các cơ sở chăn nuôi chủ yếu là người thu gom và người giết mổ ở địa phương.
Các loại cơ sở chăn nuôi với quy mô chăn nuôi khác nhau có sự lựa chọn đối tác tiêu thụ sản phẩm và tỷ lệ bán sản phẩm cho các đối tượng mua khác nhau. Các trang trại với quy mô chăn nuôi lớn lựa chọn bán cho công ty và thương lái là chủ yếu, 40% số trang trại bán sản phẩm cho công ty, 48% bán cho thương lái , 12% bán cho các lò mổ lớn, không có trang trại nào bán lẻ cho họ hàng/làng xóm. Hộ gia đình quy mô vừa và nhỏ chủ yếu bán lợn cho thương lái và cho người giết mổ (50% bán cho thương lái, 30% bán cho người giết mổ nhỏ và 20% cho các lò mổ lớn). Thương lái ngoài thu mua lợn từ người chăn nuôi, họ còn thu mua lại của thương lái nhỏ hoặc thương lái trong huyện. Hoạt động thu mua của thương lái không có hợp đồng và chỉ thanh toán bằng tiền mặt. Điều này cho thấy chưa có sự gắn kết giữa những người nuôi lợn và thương lái mặc dù có đến 50% người chăn nuôi bán cho thương lái. Thực trạng này làm cho các hộ chăn nuôi bị động về đầu ra và thường xuyên bị thương lái ép giá.
Hình 4.3. Các kênh tiêu thụ sản phẩm của hộ chăn nuôi lợn thịt an toàn
Nguồn: Tổng hợp thông tin điều tra (2018)
Trong quá trình chăn nuôi lợn thịt an toàn của các hộ, các đầu vào như thức ăn, giống và công lao động thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí hiện nay của người chăn nuôi lợn thịt an toàn. Trong đó chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khi ngành chăn nuôi của nước ta đang phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra giá của sản phẩm thay thế cũng ảnh hưởng đến tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đây cũng là sự cạnh tranh của ngành chăn nuôi lợn đối với ngành chăn nuôi khác. Về thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi cũng làm cho giá cả thay đổi theo thường thị hiếu tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao và khắt khe hơn nên đòi hỏi ngành chăn nuôi lợn thịt phải nâng cao chất lượng sản phẩm thịt lợn nhiều hơn. Do đó khi giá lợn thịt cao, giá cả đầu vào thấp thì hiệu quả chăn nuôi lợn thịt cao sẽ khuyến khích người chăn nuôi mở rộng quy mô chăn nuôi, thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi lợn thịt phát triển.
Trong số các yếu tố thuộc nhóm yếu tố thị trường, yếu tố giá cả thịt lợn trên thị trường có mức độ ảnh hưởng từ rất lớn đến lớn cao nhất gần 70% ý kiến đánh giá ở mức từ lớn đến rất lớn. Yếu tố đối tượng thu mua lợn thịt có mức độ ảnh hưởng thấp nhất gần 30% ý kiến đánh giá ảnh hưởng bình thường và không ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi lợn thịt lý do là có nhiều người thu mua, các hộ không bán cho đối tượng này thì bán cho đối tượng khác.
Giá bán thịt lợn hơi qua các năm
Với sự biến động về giá cả đầu vào và giá thịt lợn hơi trên thị trường thường xuyên thay đổi tăng/giảm thất thường khiến người chăn nuôi lợn gặp phải khó khăn lớn. Sự khác biệt về giá giữa các tháng trong năm có xu hướng không rõ rệt, tuỳ thuộc vào từng năm, trong khi biến động giá thịt lợn mùa có sự khác
Hộ chăn nuôi
Thương lái Lò mổ
Người bán buôn
Người tiêu dùng
biệt nhỏ cho từng năm.
Năm 2015: Trong tháng 10/2015 giá thịt lợn tại phía Bắc biến động không nhiều. Tại thị trường Hà Nội, thịt lợn hơi cuối tháng 11 giảm nhẹ 500 đ/kg so với đầu tháng và đứng ở mức 45.000 đ/kg lợn hơi lai và 54.000 đ/kg lợn hơi siêu nạc.
Năm 2016: Giá thịt lợn hơi trong 6 tháng đầu năm có xu hướng ổn định, dao động từ 46.000 - 49.000 đ/kg. Các hộ chăn nuôi ổn định quy mô đàn không có xu hướng phát triển thêm. Đến nửa cuối năm 2016 giá thịt lợn hơi có xu hướng giảm xuống tới mức 38.000 đ/kg, khiến một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ lao đao vì chăn nuôi không có lãi.
Cùng với sự biến động giá thịt lợn hơi chung của cả nước vào cuối năm 2016, mà giá thịt lợn hơi trên địa bàn tỉnh cũng có sự biến động lớn, mức giảm giá xuống thấp nhất vào năm 2017 với giá bán khoảng 21.000 - 29.000 đồng/kg. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung ngành chăn nuôi trong nước vượt quá nhu cầu tiêu thụ của thị trường khiến giá sản phẩm giảm mạnh. Chăn nuôi không có tổ chức, không theo kế hoạch cụ thể, không tìm kiếm được đầu ra ổn định, giá đầu vào về thức ăn, con giống cao nhưng giá đầu ra lại phụ thuộc quá nhiều vào thị trường mà chủ yếu là thị trường Trung Quốc.