3.1.1.1. Vị trí địa lý - kinh tế
Hình 3.1. Bản đồ địa lý huyện Cẩm Giàng
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hải Dương, (2017)
Cẩm Giàng là một huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hải Dương, trung tâm huyện cách thành phố Hải Dương 10 km, huyện có địa hình khá bằng phẳng, chủ yếu là vùng đồng bằng cho phép phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng, phát triển cơ cấu cây trồng vật nuôi phong phú. Địa bàn của huyện nằm dọc theo quốc lộ 5A và đường sắt Hà Nội- Hải Phòng, giao thông khá thuận lợi để phát triển kinh tế. Vị trí địa lý của huyện như sau: Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên, phía Nam giáp huyện Bình Giang, phía Đông giáp huyện Nam Sách và thành phố Hải Dương.
Thuận lợi về giao thông tạo điều kiện cho huyện Cẩm Giàng mở rộng giao lưu kinh tế với các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, tăng cường khả năng liên kết, hợp tác giữa Cẩm Giàng với các tỉnh về mở rộng thị trường và hợp tác kinh tế.
Đơn vị hành chính: Gồm có 17 xã: Cẩm Hưng, Ngọc Liên, Cẩm Sơn, Kim Giang, Thạch Lỗi, Cẩm Hoàng, Cẩm Văn, Cẩm Vũ, Đức Chính, Tân Trường, Cao An, Lương Điền, Cẩm Điền, Cẩm Phúc, Cẩm Đông, Cẩm Đoài và Cẩm Định. Và 2 thị trấn: Thị trấn Lai Cách, thị trấn Cẩm Giàng.
3.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng
Đi đôi với phát triển kinh tế, công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường luôn được chú ý. Trong giai đoạn 2010-2015, huyện đã thu hồi, bàn giao đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ 1.060 ha; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý, từng bước ngăn chặn việc khai thác vận chuyển cát trái phép trên địa bàn; thường xuyên tuyên truyền nhằm nâng cao kiến thức và nhận thức trong nhân dân về bảo vệ môi trường, kiểm tra và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về môi trường. Đồng thời, triển khai có hiệu quả đề án “Thu gom, xử lý rác thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường”. Toàn huyện đã có 120/132 thôn, khu dân cư quy hoạch được bãi chôn lấp rác và có tổ thu gom rác hoạt động khá hiệu quả.
Kết cấu hạ tầng nông thôn được tăng cường đầu tư, xây dựng, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Đến nay, toàn huyện đã làm được 191/195 km đường trục thôn, liên thôn (đạt 98%), 66,5km đường ngõ xóm bằng bê tông xi măng hoặc trải nhựa, 47,1 km kênh mương được kiên cố hoá.
Hệ thống điện hạ áp được chuyển giao cho ngành điện quản lý.132/132 thôn, khu dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có 32 thôn, khu dân cư được sử dụng nước sạch. 11/19 xã, thị trấn xây dựng trường mầm non trung tâm, 12/19 xã có sân vận động trung tâm, 110/132 thôn khu dân cư đã xây dựng nhà văn hoá, 95/132 thôn có sân vận động; 89/132 thôn, khu dân cư có hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên các trục đường chính. Một số ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát triển. Các loại hình hợp tác xã được duy trì, củng cố, đã và đang hình thành nhiều khu sản xuất dịch vụ thương mại trong làng, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình kinh doanh được quan tâm phát triển, giải quyết được nhiều việc làm tại chỗ, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.
3.1.1.3. Khí hậu
Cầm Giàng nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông).
Vào giai đoạn khoảng đầu tháng hai - đầu tháng tư dương lịch có hiện tượng mưa phùn và nồm là giai đoạn chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.300 – 1.700 mm.
Nhiệt độ trung bình: 23,3 °C Số giờ nắng trong năm: 1.524 giờ Độ ẩm tương đối trung bình: 85 – 87%
Khí hậu thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả, đặc biệt là sản xuất cây rau màu vụ đông.