Xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất chăn nuôi lợn thịt an toàn trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 87 - 89)

NUÔI LỢN THỊT AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM GIÀNG 4.3.1. Tiềm năng, xu thế phát triển, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

4.3.1.1. Tiềm năng

Huyện Cẩm Giàng đang phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ nhưng đại bộ phận vẫn làm nông nghiệp, cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất của toàn huyện.

Do đặc thù về địa hình chia huyện thành ba vùng rõ rệt, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp toàn điện. Bên cạnh ngành trồng trọt với cây lúa, cây công nghiệp... là chủ yếu thì hiện nay, huyện Cẩm Giàng cũng đang phát triển ngành chăn nuôi với các hộ chăn nuôi có đầu lợn lớn, chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tạo ra giá trị sản phẩm hàng hoá cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Trong những năm qua, toàn huyện đã có nhiều bước phát triển mạnh cả về công nghiệp - dịch vụ cũng như phát triển nông nghiệp nông thôn. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp thì chăn nuôi lợn thịt an toàn là một trong những ngành mang lại hiệu quả cao và được xem như một hướng đi đúng đắn mang lại hiệu quả cao

để phát triển kinh tế. Mặt khác, nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng, cơ sở hạ tầng được đầu tư một cách đúng đắn đã góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ.

4.3.1.2. Xu thế phát triển

Phân tích điểm mạnh, cơ hội và thách thức

Thông qua việc đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn thịt an toàn tại huyện Cẩm Giàng trong thời gian qua có thể thấy rằng chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn nghiên cứu có nhiều khó khăn và thuận lợi. Chi tiết những điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội, thách thức được trình bày trong bảng phân tích SWOT sau đây:

Những điểm mạnh Những điểm yếu

- Ngành chăn nuôi lợn thịt có từ lâu đời nên người chăn nuôi có nhiều kinh nghiệm - Mang lại thu nhập ổn định cho người chăn nuôi

- Chăn nuôi lợn thịt an toàn phát triển tạo được nhiều công an việc làm cho người chăn nuôi, phù hợp với lao động nhàn rỗi ở nông thôn.

- Áp dụng tốt quy trình chăn nuôi lợn an toàn góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm thịt.

- Chăn nuôi lợn là nghề truyền thống nên được chính quyền và nhân dân quan tâm - Điều kiên, khí hậu phù hợp phát triển chăn nuôi an toàn.

- Xu hướng, nhu cầu sản phẩm thịt lợn an toàn ngày càng lớn

- Thị trường tiêu thụ rông, sản phẩm thịt lợn an toàn không sợ bị ứ đọng mà luôn được tiêu thụ hết

- Có nhiều giống lợn cho năng suất tốt, chất lượng tốt, nâng cao hiệu quả sản xuất - Có khả năng kiểm soát được dịch bệnh giảm tổn thất

- Thị trường tiêu thụ bấp bênh không ổn định

- Chưa có quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển lâu dài

- Thiếu chính sách thúc đẩy và hỗ trợ chăn nuôi

- Chưa xây dựng được thương hiệu đối với sản phẩm thịt lợn an toàn

- Thiếu vốn để mở rộng quy mô chăn nuôi, đầu tư ban đầu

- Kiến thức về chăn nuôi lợn còn hạn hẹp - Thời gian thu hồi vốn dài

- Giá bán phụ thuộc nhiều vào thị trường, giá lợn thấp dễ lỗ

- Nguồn cung cấp con giống chưa ổn định - Ảnh hưởng của biến động thời tiết và dịch bệnh

- Khó giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)