Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 74 - 79)

Chi phí trong chăn nuôi lợn thịt an toàn

- Giá đầu vào và đầu ra

Bảng 4.11. Giá cả đầu vào và đầu ra của ngành chăn nuôi lợn thịt

ĐVT: VNĐ/kg

STT Danh mục Năm So sánh

2015 2016 2017 15/14 16/15 BQ

I Giá đầu vào

1 Gạo 8.000 9.500 8.800 117,29 92,63 104,95 2 Ngô 5.500 6.300 5.700 114,55 90,47 102,51 3 Cám 4.600 5.300 4.900 115,21 92,45 103,83 4 Thức ăn công nghiệp 9.300 10.500 9.800 112,90 93,33 103,11 II Giá đầu ra 1 Thịt nạc 87.000 93.000 88.000 106,90 94,62 100,76 2 Thịt mông 72.000 78.000 75.000 108,33 96,15 102,24 3 Thịt vai 65.000 70.000 67.000 107,69 95,71 101,70 4 Thịt ba chỉ 60.000 62.000 60.000 103,33 96,77 100,05 Nguồn: Tổng hợp Cục chăn nuôi, (2017)

như một yếu tố quyết định tác động đến mọi đối tượng, từ người sản xuất chế biến, tiêu thụ và người tiêu dùng. Chế biến và tiêu thụ thịt lợn an toàn hầu như hoàn toàn vận động cơ chế thị trường điều tiết, vì vậy biến động giá cả trên thị trường lại càng tác động mạnh mẽ từ giai đoạn sản xuất đến tiêu dùng ở mỗi thời điểm khác nhau sẽ cho mức giá khác nhau điều đó là hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên tuy nhiên nó phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thị trường; nếu được giá của đầu ra mà giá đầu vào tăng thì thu nhập của hộ đương nhiên cũng giảm, nếu giá đầu vào giảm thì giá đầu ra chắc chắn không thể cao.

- Chi phí sản xuất

Qua biểu có thể thấy giá thành để sản xuất ra 1kg lợn hơi của huyện qua 3 năm có sự giảm xuống. Năm 2015, giá thành lợn hơi của huyện Cẩm Giàng là 37,5 nghìn đồng/kg. Năm 2016, có giá thành lợn thịt thấp nhất là 37,22 nghìn đồng/kg, năm 2017 có lúc giá lợn hơi xuống 20 nghìn đồng/kg.

Năm 2016, chi phí thức ăn có giá trị lớn nhẩt so với các năm khác là 17,41 nghìn đồng/kg, cao hơn so với năm 2015 là 0,69 nghìn đồng/kg và chiếm 45,32 % tổng giá thành. Sở dĩ có sự khác nhau về chi phí thức ăn là do các hộ chăn nuôi đã sử dụng cámcông nghiệp và giống mới nên lợn lớn nhanh hơn và khả năng tăng trọng nhanh hơn dẫn đến thời gian nuôi giảm đi và trọng lượng bán lơn hơn.

Có thể thấy cơ cấu chi phí thức ăn chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng giá thành để sản xuất ra 1kg thịt lợn hơi, qua các năm lần lượt là 45,22% và 45,32%, 44,48%. Chi phí về giống là một trong những khoản chi phí cao trong tổng chi phí giá thành của hộ chỉ sau chi phí thức ăn. Năm 2016, tỉ lệ chi thức ăn và chi giống cao nhất so với các năm khác vì các hộ chăn nuôi đã mạnh dạn đầu tư các loại giống mới, sử dụng thức ăn hỗn hợp nhiều hơn so với các loại thức ăn khác để tăng mức tăng trọng cho lợn và giảm thời gian nuôi.

Chi phí lao động gia đình cũng đóng vai trò quan trọng và chiếm một tỉ lệ khá cao chỉ sau chi phí thức ăn và chi phí giống.Năm 2015 là 7,3 nghìn đồng chiếm 19,74%; năm 2016 là 7 nghìn đồng chiếm 18,22% và năm 2017 xuống còn 6,9 nghìn đồng chiếm 19,2%. Qua các năm có sự giảm rõ rệt về chi phí sử dụng lao động gia đình là do các hộ chăn nuôi tận dụng khoảng thời gian nông nhàn để tham gia chăn nuôi và một số lượng lao động trẻ trong nông thôn có xu hướng đi làm tại các khu công nghiệp với mức lương cao và ổn định hơn so với việc tham gia chăn nuôi.

Bảng 4.12. Chi phí sản xuất ra 1kg thịt lợn hơi an toàn của các hộ chăn nuôi qua các năm (2015-2017)

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%) 1. Chi giống 11,5 31,09 12,5 32,54 11,3 31,43 2. Chi thức ăn 16,72 45,22 17,41 45,32 16,35 45,48 2.1. Hỗn hợp 9,06 24,5 10,11 26,32 9,05 25,17 2.2. Thức ăn khác 7,66 20,72 7,3 19 7,3 20,31 3. Chi thú y 0,34 0,92 0,42 1,09 0,33 0,91 4. Chi dịch vụ 0,75 2,03 0,7 1,83 0,72 1,98 4.1. Thuê lao động 0,1 0,27 0,2 0,52 0,17 0,45 4.2. Lệ phí 0,65 1,76 0,5 1,31 0,55 1,53 5. Khấu hao TSCĐ 0,3 0,81 0,2 0,53 0,2 0,58 6. LĐ gia đình 7,3 19,74 7 18,22 6,9 19,2 7. Khác 0,07 0,19 0,18 0,47 0,15 0,42 Tổng 36,98 100 38,41 100 35,95 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Kết quả và hiệu quả trong chăn nuôi lợn thịt an toàn

Mỗi nhóm hộ với những nguồn lực khác nhau đã lựa chọn sử dụng các yếu tố đầu vào (giống, thức ăn, chuồng trại, công tác thú y..) khác nhau và đạt được kết quả, hiệu quả khác nhau.

Qua điều tra tính toán kết quả chăn nuôi của các nhóm hộ cùng sản xuất thịt lợn hơi cho thấy, giá trị sản xuất của các hộ chăn nuôi QML cơ giá trị sản xuất cao nhất 1.750,48 triệu đồng, giá trị sản xuất CMN thấp nhất 49,28 triệu đồng. Sự khác nhau về giá trị sản lượng này là do chất lượng thịt lợn khác nhau dẫn tới giá bán khác nhau giữa các nhóm hộ, chất lượng thịt khác nhau được quyết định bởi chất lượng con giống và chế độ dinh dưỡng trong quá trình chăn nuôi lợn. Với các hộ chăn nuôi QMN sử dụng chủ yếu là giống lợn lai và giống lợn nội tỷ lệ nạc thấp nên giá bán thấp hơn. Ngược lại, các hộ chăn nuôi QML sử dụng chủ yếu giống lợn siêu nạc và sử dung thức ăn công nghiệp thích hợp nên lợn tăng trọng nhanh và có tỉ lệ nạc cao, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng.

Qua bảng ta thấy, so sánh giá trị thu nhập hỗn hợp thu được giữa các nhóm hộ thì các hộ có quy mô chăn nuôi lớn thu được MI/IC cao nhất (0,42 lần), tiếp theo là quy mô chăn nuôi vừa và thấp nhất là quy mô chăn nuôi nhỏ. Một

trong những nguyên nhân làm cho hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở các hộ chăn nuôi quy mô vừa và lớn là họ đã chủ động được con giống và hạch toán với giá giống hợp lý và có đầu ra ổn định hơn và giá bán cũng cao hơn.

Tóm lại các hộ chăn nuôi QML sử dụng lao động có trình độ, có nguồn vốn mua giống tốt và các loại thức ăn công nghiệp chăn nuôi lợn đã rút ngắn thời gian chăn nuôi, lợn lớn nhanh, ít bị hao hụt và đạt được hiệu quả sử dụng vốn và lao động cao hơn so với quy mô chăn nuôi Vừa và Nhỏ.

Bảng 4.13. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt an toàn của các hộ điều tra phân theo quy mô chăn nuôi năm 2017

Chỉ tiêu ĐVT Quy mô chăn nuôi

QMN QMV QML

1. Giá trị sản xuất (GO) Trđ 49,28 244,27 1750,48 2. Chi phí trung gian (IC) Trđ 38,28 177,09 1227,95 3. Tổng chi phí (TC) Trđ 42,98 184,17 1377,5 4. Giá trị gia tăng (VA) Trđ 11,00 67,19 522,54 5. Số ngày công lao động (V) Trđ 366,67 559,01 1685,62 6. Thu nhập hỗn hợp (MI) Trđ 10,67 66,85 520,05 - VA/IC Lần 0,29 0,38 0,43 - MI/IC Lần 0,28 0,38 0,42 - VA/V Lần 0,03 0,12 0,31 - MI/V Lần 0,03 0,12 0,31 - VA/TC Lần 0,22 0,28 0,30

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Hiệu quả về mặt xã hội:

Chăn nuôi lợn thịt an toàn bảo đảm đời sống cho người dân địa phương được bền vững hơn, với việc đảm bảo về việc làm cũng như thu nhập cho người dân. Trong quá trình chăn nuôi, các hộ chăn nuôi thành lập các nhóm chăn nuôi lợn thịt an toàn, sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau về cả vốn, con giống, kinh nghiệm... cũng góp phần chăn nuôi được hiệu quả hơn. Đàn lợn được chia làm nhiều lứa quanh năm, đảm bảo người dân giảm thiểu được thời gian nông nhàn trong năm.

Vấn đề giải quyết được việc làm cho rất nhiều lao động trong vùng cũng là một yếu tố hiệu quả tích cực. Lao động ở địa phương nếu không thi đỗ các trường chuyên nghiệp thì đây là hướng giải quyết việc làm tốt, tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động. Đây là hướng tạo việc làm ổn định và lâu dài cần

được quan tâm và phát huy.

Bên cạnh đó, với nhiều nguy cơ về chất lượng thực phẩm như hiện nay thì việc tiêu dùng các sản phẩm an toàn sẽ đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Huyện Cẩm Giàng với quy mô chăn nuôi lợn thịt an toàn đang phát triển góp phần đảm bảo cung ứng đủ sản phẩm cho thị trường. Đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng khi mua sản phẩm đó. Chăn nuôi lợn thịt an toàn luôn đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng sản phẩm một cách chặt chẽ nhất, chính vì vậy mà cũng sẽ đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng một cách tốt nhất.

Trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc phòng:

Phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn theo hướng bền vững sẽ giải quyết một phần lao động nhàn rỗi, hạn chế phát sinh tệ nạn xã hội và ma túy, góp phần quan trọng trong việc ổn định, đảm bảo quốc phòng - an ninh trật tự xã hội, giảm thiểu những tiêu cực.

Hiệu quả về mặt môi trường:

Chăn nuôi là một trong những ngành sản xuất, sản sinh và thải ra môi trường khối lượng chất thải tương đối lớn. Ngoài phân và nước tiểu hoạt động chăn nuôi lợn thịt an toàn còn thải ra một lượng lớn các chất gây ô nhiễm như nước thải (hỗn hợp nước tiểu, nước tắm, nước rửa chuồng), thức ăn dư thừa, ổ lót chuồng, vật dụng chăn nuôi, bệnh phẩm thú y, khí thải, … Tất cả những chất thải này đều có nguy cơ gây ô nhiễm rất lớn nếu không có những biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp.

Chăn nuôi lợn thịt an toàn đòi hỏi các hộ chăn nuôi tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật từ khâu chọn giống, thức ăn, nguồn nước, vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng, xử lý chất thải, phòng dịch bệnh trong chăn nuôi, từ đó góp phần nâng cao môi trường sống. Chăn nuôi lợn thịt an toàn sẽ giảm thiểu tối đa phát sinh và bùng phát ổ dịch bệnh cho đàn lợn. Điều này có ý nghĩa đặc biệt vì nó sẽ giảm thiểu được các dịch bệnh của lợn có thể lây sang con người.

Mặc dù vậy, việc chăn nuôi lợn thịt an toàn cũng đã mang đến những tác động tích cực như: Môi trường đất được cải tạo nhờ việc bón phân hữu cơ, phân đã được ủ hoai mục…. Vì vậy, nếu việc xử lý chất thải trong quá trình chăn nuôi và chế biến được quan tâm kịp thời thì không những không làm ảnh hưởng đến môi trường mà còn có những động thái tích cực giúp cải thiện hiệu quả về môi trường.

Bảng 4.14. Nguồn phát sinh chất thải trong chăn nuôi lợn thịt an toàn TT Hoạt động Nguồn gây tác động Tác động

1 Vận chuyển giống, thức

ăn, vật nuôi Xe vận chuyển lợn, thức ăn - Khí thải, bụi, tiếng ồn 2 Giết mổ lợn Giết mổ lợn - Nước thải tại các khu mổ

- Tiếng ồn

3

Hoạt động chăn nuôi

Vật nuôi, nước thải trong quá trình vệ sinh chuồng trại

- Tiếng ồn, không khí

- Nước thải bị thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm đất và nguồn nước

Các loại khí hình thành từ quá trình hô hấp của vật nuôi và thải ra các loại mầm bệnh, ký sinh trùng, các vi sinh vật 4 Xử lý, chôn lợn bị chết Lợn bị chết Gây ô nhiễm nguồn nước

Gây ô nhiễm đất, rối loạn độ phì đất

Nguồn: Tổng hợp từ thông tin điều tra (2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)