3.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp là những tài liệu, số liệu sẵn có đã được công bố có liên quan và phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Các thông tin này được chúng tôi thuthập từ nhiều nguồn khác nhau nhằm củng cố cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn cũng như giúp làm rõ cho quá trình nghiên cứu, đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài.Việc thu thập các thông tin thứ cấp để phục vụ cho nghiên cứu đề tài được tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
STT Nội dung thông tin Nguồn thu thập Phương pháp thu thập
1
Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi lợn thịt an toàn nói riêng
Các loại sách, báo, tạp chí, mạng Internet
Tracứu và chọn lọc thông tin
2
Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Cẩm Giàng Phòng Thống kê huyện Cẩm Giàng Tổng hợp từ các báo cáo 3
Tình hình chăn nuôi nói chung và tình hình chăn nuôi lợn thịt nói riêng tại huyện Cẩm Giàng trong những năm gần đây
Phòng Thống kê huyện Cẩm Giàng Các hộ chăn nuôi điều tra
Tổng hợp từ các báo cáo
Tổng hợp từ phiếu điều tra
Nguồn: Kế hoạch nghiên cứu của tác giả (2018)
3.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp là những thông tin chưa được công bố, những thông tin này có được thông qua quá trình điều tra, phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu và các đối tượng khác liên quan đến đề tài.
a. Phân tổ nghiên cứu
Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu của đề tài có thể chia ra các nhóm tổ nghiên cứu như sau:
(1) Các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn:
- Nhóm hộ đang áp dụng phương thức chăn nuôi lợn thịt an toàn;
dụng phương thức chăn nuôi truyền thống).
(2) Các cán bộ Khuyến nông, các bộ Thú y, chính quyền địa phương: thu thập các thông tin về việc triển khai và hướng dẫn thực hiện mô hình, các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn tại địa phương.
b. Thiết kế phiếu điều tra
Phiếu điều tra là công cụ đo lường những nhân tố có liên quan đến cá nhân của người được phỏng vấn. Tính đặc thù của nó thể hiện ở chỗ nhờ nó người ta có thể đo được các biến số nhất định có quan hệ với đối tượng nghiên cứu. Các phiếu điều tra được xây dựng riêng cho các nhóm đối tượng nghiên cứu nhằm phù hợp với mục đích nghiên cứu.
Mẫu phiếu 1: Phỏng vấn các hộ chăn nuôi nuôi lợn thịt về các thông tin như sau: Thông tin chung của hộ, quy mô chăn nuôi của hộ, vốn đầu tư cho chăn nuôi lợn thịt của hộ, phương thức chăn nuôi lợn thịt mà hộ đang áp dụng, những khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình phát triển chăn nuôi lợn thịt của hộ…
Mẫu phiếu 2: Phỏng vấn các cán bộ Thú y xã, khuyến nông xã và cán bộ chính quyền địa phương về các thông tin như sau: Thông tin chung của người được phỏng vấn, thông tin về các chương trình và hoạt động của thú y, khuyến nông trong phát triển chăn nuôi lợn thịt nói chung và chăn nuôi lợn thịt an toàn nói riêng, những thuận lợi và khó khăn trong triển khai mô hình phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng an toàn tại địa phương, kết quả triển khai mô hình chăn nuôi lợn thịt an toàn tại địa phương…
c. Tiến hành thu thập thông tin
Chúng tôi chủ yếu sử dụng bộ phiếu điều tra đã được chuẩn bị nhằm thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Tổng số mẫu được chọn để tiến hành điều tra là 96 mẫu và được phân bổ cụ thể như sau:
Bảng 3.2. Đối tượng và mẫu điều tra
STT Đối tượng Phân loại đối tượng Số mẫu điều tra
1 Hộ chăn nuôi lợn thịt Hộ chăn nuôi an toàn 90
2 Cán bộ khuyến nông 2
3 Cán bộ thú y 2
4 Cán bộ chính quyền 2
Tổng mẫu 96
Bên cạnh đó, để thu thập một cách đầy đủ và toàn diện hơn chúng tôi còn sử dụng các công cụ trong bộ công cụ PRA (Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân). PRA tập hợp một hệ thống các công cụ nghiên cứu, thông qua các công cụ này cán bộ nghiên cứu và người dân cùng phát hiện ra vấn đề, phân tích và đề ra giải pháp. Các công cụ chính trong bộ công cụ của PRA như: Xem xét số liệu thứ cấp, quan sát trực tiếp, vẽ sơ đồ thôn bản, mặt cắt, phỏng vấn bán cấu trúc, phân loại giàu nghèo… Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà cán bộ nghiên cứu có cách lựa chọn và phối hợp các công cụ khác nhau.
Trong đề tài này, để nắm rõ được tình hình chăn nuôi lợn thịt, đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt an toàn của các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu em sử dụng 3 công cụ chủ yếu trong bộ công cụ PRA là công cụ thảo luận nhóm, công cụ Phỏng vấn sâu và công cụ Quan sát trực tiếp.
Thảo luận nhóm các hộ chăn nuôi: Tổ chức cho các hộ nông dân thảo luận về các vấn đề trong quá trình chăn nuôi lợn thịt. Các vấn đề đó bao gồm: nhận xét về quá trình chăn nuôi lợn thịt, đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt an toàn, những khó khăn gặp phải trong quá trình chăn nuôi lợn thịt... Người nông dân sẽ thảo luận với nhau, tự đưa ra các ý kiến, các nhận định của mình về các vấn đề.Thông qua các ý kiến phân tích của người nông dân, người điều tra có thể rút ra được các kết luận liên quan tới vấn đề nghiên cứu.
Phỏng vấn sâu là phương pháp thu thập thông tin trong đó người được phỏng vấn sẽ trả lời một số câu hỏi do nhà nghiên cứu đặt ra. Phỏng vấn sâu giúp em đi sâu vào một số khía cạnh của những cảm nhận, động cơ, thái độ hoặc lịch sử cuộc đời của người cung cấp thông tin.Em tiến hành phỏng vấn sâu kết hợp trong quá trình điều tra bằng phiếu điều tra đã được chuẩn bị sẵn. Qua đó sẽ hiểu rõ, cặn kẽ hơn quá trình chăn nuôi lợn thịt an toàn của người dân và các vấn đề liên quan trong quá trình chăn nuôi.
Quan sát trực tiếp là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối tượng nghiên cứu bằng cách quan sát trực tiếp và ghi chép tỉ mỉ mọi nhân tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và có ý nghĩa đối với mục tiêu của cuộc nghiên cứu. Thông thường được sử dụng một cách đồng thời với các phương pháp thu thập thông tin định lượng và một số phương pháp thu thập thông tin tin định tính khác như phỏng vấn sâu, phỏng vấn sâu cá nhân và thảo luận nhóm. Trong nghiên cứu này em tiến hành quan sát trực tiếp quá trình chăn nuôi lợn thịt của người dân, đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt an toàn.