So sánh một số chỉ tiêu chăn nuôi lợn thịt an toàn và chăn nuôi truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 71 - 73)

truyền thống

Trong chăn nuôi lợn thịt, các khoản chi phí bao gồm: chi phí con giống, chi phí thức ăn, chi phí thú y, điện, một số vật tư cơ bản để làm chuồng trại…

Con giống:

Để phát huy hiệu quả đầu tư trong chăn nuôi, tiền đề tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp đầy đủ và điều kiện quan trọng quyết định sự phát triển của đàn lợn đó là giống. Do yêu cầu bức bách từ thực tế sản xuất cũng như yêu cầy ngày càng cao về chất lượng của người tiêu dùng đòi hỏi các hộ phải đưa những giống vật nuôi tiên tiến vào sản xuất.

Chăn nuôi an toàn Chăn nuôi truyền thống

Qua điều tra cho thấy các hộ chăn nuôi lợn thịt an toàn họ rất quan tâm đến chất lượng con giống và giống lợn thịt chủ yếu được nuôi ở các hộ chăn nuôi lợn thịt an toàn là lợn lợn lai và lợn siêu nạc. Đối với các hộ chăn nuôi quy mô lớn thường thì họ chọn giống lợn hướng nạc do giống lợn này cho năng suất cao hơn và thời gian nuôi ngắn hơn lợn lai. Do đó, chăn nuôi lợn hướng nạc mang lại thu nhập cao hơn.

Không quan tâm mấy đến giống lợn, nhiều khi mua lợn không rõ nguồn gốc ở chợ về…

Thức ăn:

Thức ăn là nhân tố quyết định tới năng suất, khả năng sinh trưởng phát triển ở lợn. Chất lượng thức ăn chăn nuôi tốt mới cho năng suất cao, lợn khỏe mạnh, tăng khả năng chống chịu với sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh, ít nhiễm bệnh…từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

Qua điều tra cho thấy:

Chăn nuôi an toàn Chăn nuôi truyền thống

Hầu hết các hộ chăn nuôi đều sử dụng thức ăn công nghiệp cho lợn đó là các loại cám đậm đặc, cám hỗn hợp, cám ngô, cám gạo và các loại cám viên cho lợn khi còn nhỏ. Đối với chăn nuôi lợn thịt an toàn thức ăn công nghiệp được sử dụng trong khẩu phần ăn là chủ yếu, đây là thức ăn công nghiệp dạng hỗn hợp, người chăn nuôi không phải qua chế biến mà cho lợn ăn trực tiếp và sử dụng thức ăn đậm đặc chất lượng tốt, phối trộn với các loại thức ăn khác như ngô, gạp tấm, cám gạo..theo đúng tỷ lệ.

Các hộ chăn nuôi thường ít đầu tư vào chăn nuôi. Thức ăn được sử dụng rất đa dạng, thường sử dụng không đúng tỷ lệ pha trộn, họ căn cứ vào thực tế của đàn lợn để sử dụng thức ăn công nghiệp, với quy mô chăn nuôi này thì bước vào giai đoạn vỗ béo, xuất chuồng thì họ thường sử dụng thức ăn công nghiệp dạng hỗn hợp để đảm bảo chất lượng sản phẩm khi xuất bán. Tỷ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp khoảng 20,54% trong khẩu phần ăn của lợn.

- Chuồng trại:

Chăn nuôi an toàn Chăn nuôi truyền thống

Đối với các hộ chăn nuôi lợn thịt an toàn thường là các hộ đã có sự đầu tư nhất định trong chăn nuôi. Hệ thống chuồng trại tương đối kiên cố, đảm bảo vệ sinh

Đối với các hộ chăn nuôi truyền thống họ không mấy chú trọng đến khâu chuồng trại, nhiều khi họ chỉ quan tâm đến có đáp ứng đủ nhu cầu quy mô chăn nuôi hay không, chuồng xây còn chắp vá và không quan tâm đến khâu vệ sinh.

- Công tác phòng trừ dịch bệnh

Công tác phòng trừ dịch bệnh trong chăn nuôi là một khâu quan trọng góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tăng năng suất của vật nuôi.Tuy nhiên, hầu hết người chăn nuôi tại đây đều có ý thức vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi. Thực tế chứng minh, những nơi nào mà có tỷ lệ tiêm phòng cho vật nuôi cao thì dịch bệnh không hoặc ít khi xảy ra và ngược lại nơi nào có tỷ lệ tiêm phòng thấp, chính quyền địa phương không quan tâm chỉ đạo sâu sát và người dân thờ ơ với công tác tiêm phòng thì nơi đó chắc chắn dịch bệnh sẽ xảy ra.

Khi lợn bị mắc bệnh, đa số các hộ chăn nuôi đều tự ý mua thuốc về tự chữa và kết hợp mời nhân viên thú y về chữa bệnh cho lợn, một số ít các hộ không tự chữa được.Các nhân viên thú y thường là cùng làng, hoặc cùng xã khác

làng.Việc chữa trị bệnh cho lợn cũng rất thuận tiện, giá dịch vụ thú y vừa phải.Tuy nhiên, về cung cấp thuốc thú y thì không được đảm bảo.Nhiều hộ mua phải thuốc dởm, không đúng chủng bệnh trong khi phần lớn các hộ không được hướng dẫn về các loại thuốc, đồng thời thuốc thú y không được kiểm định đã dẫn đến nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho các hộ chăn nuôi.

Vì vậy dễ dàng nhận thấy rằng: Có sự khác biệt giữa hai loại hình chăn nuôi lợn thịt an toàn và chăn nuôi lợn truyền thống. Trong khi các hộ chăn nuôi lợn thịt theo hướng an toàn có tỷ lệ sử dụng vaccin, kháng sinh cao hơn chứng tỏ ý thức phòng và chữa bệnh rất tốt.

Ngược lại do quy mô, do trình độ khoa học kỹ thuật, ý thức phòng ngừa dịch bệnh của các hộ lợn thịt truyền thống thường thấp hơn rất nhiều. Vì thế ngoài các chi phí về phòng bệnh thì chi phí về thuốc chữa bệnh là khá tốn kém.

- Tỷ lệ nuôi sống trong chăn nuôi lợn thịt an toàn

Trong chăn nuôi, tỷ lệ nuôi sống của đàn vật nuôi rất được quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chăn nuôi của hộ gia đình.Nếu đàn lợn có tỷ lệ hao hụt cao, hiệu quả kinh tế của đàn lợn đó chắc chắn sẽ thấp và có thể bị lỗ cao.Trong chăn nuôi lợn ở địa phương, các hộ chăn nuôi luôn cố gắng đảm bảo tỷ lệ sống cho đàn lợn một cách cao nhất.Ở các hộ có kinh nghiệm và sự chú tâm của chủ hộ đến gióng, phòng bệnh…thường có tỷ lệ nuôi sống trong đàn cao. Điều này có được là do các hộ chăn nuôi lợn thịt theo hướng an toàn thực hiện tốt các khâu từ chọn giống, chuồng trại và môi trường sống đảm bảo tốt. Bên cạnh đó quá trình nuôi luôn thực hiện tốt các biện pháp cách ly dịch bệnh, chế độ phòng và chữa bệnh đảm bảo…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)