Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mai cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 43)

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam-BIDV) được thành lập theo quyết định số 177/TTg ngày 26 tháng 04 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 54/QĐ- HĐQT ngày 12/08/2002 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuẩn y tại Quyết định số 936/2002/QĐ-NHNN ngày 03/09/2002.

Trải qua 60 năm hoạt động và trưởng thành, qua những giai đoạn phát triển của đất nước với những nhiệm vụ khác nhau tên gọi của ngân hàng cũng khác nhau qua các thời kỳ: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/04/1957; Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 26/06/1981; Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990; Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam từ ngày 01/05/2012. Từ khi thành lập đến nay hoạt động của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế đất nước qua từng thời kỳ. Với việc cung ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam đã góp phần đưa vào sử dụng nhiều công trình lớn, làm tăng năng lực sản xuất của nhiều ngành kinh tế.

Là ngân hàng thương mại duy nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam 4 năm liên tục (2007-2010) giữ vị tri hàng đầu Việt Nam ICT Index (chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng công nghệ thông tin); BIDV cũng nằm trong top CIO tiêu biểu khu vực Đông Nam Á.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã định hình dần mô hình tổ chức theo hướng Tập đoàn tài chính. Mạng lưới tổ chức hoạt động rộng khắp trên toàn quốc và đã bước đầu hoạt động đầu tư sang thị trường nước ngoài như Lào, Campuchia...

BIDV đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý: Huân chương độc lập hạng nhất, Huân chương lao động hạng nhất, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí

Minh... Đặc biệt, tháng 2/2012 BIDV đã tiến hành thành công IPO lần đầu tiên ra công chúng, tiến tới trở thành NHTMCP mang tầm vóc mới, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Từ Sơn (BIDV Từ Sơn) có trụ sở tại 368 Trần Phú –Đông Ngàn –Từ Sơn – Bắc Ninh được thành lập từ ngày 01/09/2006 theo quyết định số 225/QĐ-HĐQT của chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được tách ra từ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh. Là một chi nhánh mới được thành lập, trải qua 10 năm xây dựng và trưởng thành, BIDV Từ Sơn đã không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng; luôn vững bước trên những chặng đường mới, sẵn sàng vượt qua khó khăn, thử thách để viết tiếp những trang sử hào hùng với nhiều thành công mới đang đón đợi…. Với định hướng phát triển kinh doanh đúng đắn, BIDV Từ Sơn đã và đang tự tin thực hiện khát vọng đưa Thương hiệu BIDV ngày càng lớn mạnh, vươn xa. Chi nhánh đã đạt được những kết quả rất khả quan, chứng tỏ được vị thế của mình trong sự phát triển chung của tỉnh.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh

Cơ cấu tổ chức của BIDV Từ Sơn được thực hiện theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về quy chế tổ chức hoạt động, chức năng nhiệm vụ của các phòng tại trụ sở BIDV Từ Sơn. Theo đó, cơ cấu tổ chức của BIDV Từ Sơn bao gồm: Ban Giám đốc; 4 khối nghiệp vụ với 4 phòng Giao dịch trực thuộc. Có thể hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức của Chi nhánh theo sơ đồ:

Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức của BIDV chi nhánh Từ Sơn

Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV chi nhánh Từ Sơn 4 phòng giao dịch: Đồng Quang, Châu Khê, Ba Gia, Yên Phong. Phòng Quản lý nội bộ Phòng Quản lý rủi ro Phòng QL& DV kho quỹ Phòng GD KHCN GDKH Phòng Phòng Quản trị tín dụng Phòng KH cá nhân Phòng KH doanh nghiệp BAN GIÁM ĐỐC (K hố i t rự c th uộ c) (K hố i Q uả n lý nộ i b ộ) (K hố i q uả n lý rủ i r o) (Khố i t ác ng hi ệp ) (K hố i Q uả n lý kh ác h hà ng ) download by : skknchat@gmail.com

Bộ máy tổ chức của BIDV Từ Sơn được tổ chức thành năm khối: Khối quan hệ khách hàng, khối quản lý rủi ro, khối tác nghiệp,khối quản lý nội bộ và khối trực thuộc.

- Khối quan hệ khách hàng: Bao gồm các phòng:

+ Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp có nhiệm vụ sau:

Thực hiện công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng: Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng; Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm(sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại, dịch vụ,...); Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng doanh nghiệp. Tiếp nhận và khởi tạo hồ sơ thông tin khách hàng (tạo số CIF) và tiếp nhận các yêu cầu thay đổi thông tin từ khách hàng (thay đổi chủ tài khoản, Kế toán trưởng, người giao dịch...) để chuyển bộ phận quản lý thông tin khách hàng cập nhật vào phân hệ CIF.

Thực hiện công tác tín dụng: Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng đối với các khách hàng là doanh nghiệp; Thu thập thông tin, phân tích, thẩm định đánh giá dự án, khoản vay; Đối chiếu với các điều kiện tín dụng; đánh giá tài sản đảm bảo; phối hợp thẩm định đối với các dự án thuộc thẩm quyền đề xuất của phòng Quản lý rủi ro tín dụng; Lập báo cáo đề xuất tín dụng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, chuyển Phòng Quản lý rủi ro rà soát, thẩm định rủi ro theo đúng quy trình cấp tín dụng của BIDV.

Thông báo cho khách hàng về quyết định tín dụng của BIDV; Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay.

+ Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân:

Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng: Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân; Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm; Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV.

Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ: Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân; Tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV. Phổ biến, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về quy trình sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng với tính

chuyên nghiệp cao; Triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng; Chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh, tối ưu hoá doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng.

Công tác tín dụng: Tìm kiếm, tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ vay vốn; Thu thập thông tin, phân tích khách hàng; Lập báo cáo đề xuất trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng, chiết khấu, cho vay cầm cố giấy tờ có giá theo quy định và quy trình nghiệp vụ của BIDV; Thông báo cho khách hàng về quyết định cấp tín dụng. Hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ vay vốn và các điều kiện tín dụng yêu cầu; đảm bảo hồ sơ, tài liệu được hoàn thiện theo đúng quy định trước khi trình ký; Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, đề xuất giải ngân trình lãnh đạo. Bàn giao toàn bộ hồ sơ tín dụng gốc và các tài tiệu liên quan đến khoản vay sang phòng Quản trị tín dụng quản lý; Theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng, kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay; Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi, phí đến khi tất toán hợp đồng. Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro để đề xuất xử lý.

- Khối tác nghiệp bao gồm các phòng:

+ Phòng quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh; Là đầu mối lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ; quản lý thông tin và lập các loại báo cáo, thống kê về quản trị tín dụng theo quy định.

+ Phòng giao dịch khách hàng: Bao gồm phòng giao dịch khách hàng Doanh nghiệp và phòng giao dịch khách hàng cá nhân. Phòng giao dịch khách hàng doanh nghiệp phục vụ đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, còn phòng giao dịch khách hàng cá nhân thực hiện giao dịch với các khách hàng cá nhân. Cả hai phòng đều có nhiệm vụ như nhau: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng. Chịu trách nhiệm về việc kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch.

+ Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ: Chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý kho quỹ. Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất nhập quỹ.

- Khối Quản lý rủi ro

Phòng quản lý rủi ro: Có trách nhiệm tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng. Xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh. Bên cạnh đó tham mưu cho Giám đốc chi nhánh trong việc tổ chức tự kiểm tra thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO; tham gia ý kiến về những vấn đề quản lý chất lượng tại Chi nhánh. Là đầu mối tiếp nhận, tham mưu cho Giám đốc chi nhánh xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo phát sinh tại đơn vị liên quan đến sự việc và cán bộ thuộc thẩm quyền xử lý của Giám đốc chi nhánh theo quy định của pháp luật và của BIDV. Thực hiện các báo cáo, thống kê liên quan đến hoạt động kiểm tra, giám sát, phòng chống tham nhũng, tội phạm theo quy định.

- Khối trực thuộc: Bao gồm 04 phòng giao dịch

Các phòng ban của chi nhánh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cùng chịu sự quản lý của Giám đốc và phó Giám đốc.

3.1.3. Đặc điểm về lao động

Đơn vị tính: Lao động

Nội dung Nam Nữ

Trình độ thạc sỹ 3 2

Trình độ cử nhân 38 57

Trình độ cao đẳng 3 4

Trình độ trung cấp 1

Tổng số lao động tại chi nhánh là 108 cán bộ, nhân viên trong đó có 05 thạc sỹ, 95 cử nhân, 07 cao đẳng, 01 trung cấp với tuổi đời bình quân là 33. Như vậy tuổi lao động của Chi nhánh còn rất trẻ năng động và nhanh nhậy trong việc tiếp thu công nghệ mới đặc biệt là công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu hiện đại hoá Ngân hàng. Tuy vậy do tuổi đời còn trẻ, trình độ lao động của Chi nhánh vẫn chưa đồng đều, năng suất lao động chưa hợp lý, số ngày nghỉ làm việc còn nhiếu- do tỷ lệ lao động nữ trong tuổi sinh sản cao, thường xuyên phát sinh việc nghỉ làm việc vì lý do thai sản, sức khỏe…

3.1.3. Chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ

3.1.3.1. Nhóm các chỉ tiêu định lượng

- Quy mô dịch vụ và tốc độ tăng trưởng quy mô dịch vụ + Đối với hoạt động tín dụng bán lẻ

a. Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về số dư nợ cho vay KHCN tuyệt đối

Giá trị tăng trưởng = Tổng dư nợ - Tổng dư nợ số dư nợ CVKHCN CVKHCN năm (t) CVKHCN năm (t-1) Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh quy mô cho vay KHCN đối với nền kinh tế. Chỉ tiêu này phản ánh chính xác hoạt động cho vay KHCN qua các năm. Khi so sánh chỉ tiêu này qua các thời kì ta sẽ thấy được phần nào xu thế của hoạt động cho vay đối với KHCN.

b. Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN tương đối

Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Tốc độ Giá trị tăng trưởng số dư nợ CVKHCN

tăng trưởng = x 100

dư nợ Tổng số dư nợ CVKHCN năm (t-1)

Chỉ tiêu này cho biết trong năm (t) số dư nợ CVKHCN tăng bao nhiêu phần trăm so với năm (t-1). Khi chỉ tiêu này càng cao thì nó thể hiện tốc độ tăng trưởng số dư nợ CVKHCN càng nhanh.

c. Chỉ tiêu phản ánh về tỷ trọng

Mức độ tăng = Tỷ trọng - Tỷ trọng trưởng về tỷ trọng năm (t) năm (t-1) Tỷ trọng Tổng dư nợ CVKHCN

số dư nợ = x 100

CV KHCN Tổng dư nợ cho vay

Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay KHCN chiếm bao nhiêu % trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Khi tỉ lệ này tăng qua các năm chứng tỏ hoạt động CVKHCN được phát triển.

d. Chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động CVKHCN

- Tỷ trọng thu lãi CVKHCN = x 100 Tổng thu lãi cho vay

Tỷ trọng này càng cao phản ánh quy mô và xu hướng phát triển CVKHCN là có hiệu quả và tín hiệu tốt để tiếp tục phát huy.

- Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ CVKHCN

Để đánh giá chất lượng cho vay của Ngân hàng một cách chính xác thì ta phải xét tỉ lệ nợ xấu phân theo từng nhóm. Nếu trong cơ cấu nợ xấu, các khoản nợ thuộc nhóm 4 và nhóm 5 chiếm tỉ lệ càng ít thì chứng tỏ chất lượng cho vay của Ngân hàng đối với KHCN tốt hơn so với Ngân hàng có tỉ trọng nợ thuộc nhóm 4 và 5 cao hơn.

Nợ xấu CVKHCN Tỷ lệ nợ xấu = x 100

Tổng dư nợ CVKHCN + Đối với hoạt động huy động vốn dân cư

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về số dư huy động vốn KHCN tuyệt đối

Giá trị tăng trưởng Tổng số dư Tổng số dư số dư HĐV = HĐVKHCN - HĐVKHCN KHCN năm (t) năm (t-1)

Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh quy mô huy động vốn KHCN đối với nền kinh tế. Chỉ tiêu này phản ánh chính xác hoạt động huy động vốn KHCN qua các năm. Khi so sánh chỉ tiêu này qua các thời kì ta sẽ thấy được phần nào xu thế của hoạt động huy động vốn đối với KHCN.

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng số dư huy động vốn KHCN tương đối Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Tốc độ Giá trị tăng trưởng số dư HĐV KHCN tăng trưởng = x 100

vốn huy động Tổng số dư HĐVKHCN năm (t-1)

Chỉ tiêu này cho biết trong năm (t) doanh số HĐVKHCN tăng bao nhiêu phần trăm so với năm (t-1). Khi chỉ tiêu này càng cao thì nó thể hiện tốc độ tăng

trưởng doanh số HĐVKHCN càng nhanh. Chỉ tiêu phản ánh về tỷ trọng

Mức độ tăng = Tỷ trọng - Tỷ trọng trưởng về tỷ trọng năm (t) năm (t-1)

Tỷ trọng

Tổng số dư HĐV KHCN

số dư = x 100

HĐV KHCN Tổng dư huy động vốn

Chỉ tiêu này cho biết doanh số huy động vốn KHCN chiếm bao nhiêu % trong tổng doanh số huy động của ngân hàng. Khi tỉ lệ này tăng qua các năm chứng tỏ hoạt động huy động vốn KHCN được phát triển.

+ Đối với hoạt động kinh doanh thẻ Số thẻ phát hành mới

Chỉ tiêu này phản ánh số lượng thẻ được ngân hàng phát hành trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mai cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)