2.1.3.1. Huy động vốn dân cư
Ngày nay, các NHTM đều cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực huy động vốn thông qua việc cung cấp các danh mục sản phẩm đa dạng với kỳ hạn phong phú, lãi suất hấp dẫn. Có 3 loại hình huy động vốn chủ yếu của Ngân hàng là tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và giấy tờ có giá:
Tiền gửi thanh toán: Đây là tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng nhờ giữ và thanh toán hộ. Trên tài khoản này khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng phát hành các phương tiện thanh toán như séc, thẻ. Nhìn chung lãi suất của khoản tiền này rất thấp và một số nơi trên thế giới không tính lãi suất khoản tiền này và khoản tiền này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tiền gửi tại ngân hàng. Chính vì vậy để tăng tính cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ này, một số ngân hàng còn trả lãi cao hơn và có nhiều ưu đãi kèm theo.
Tiền gửi tiết kiệm: Từ lâu tiền gửi tiết kiệm đã được coi là công cụ huy động vốn truyền thống của các ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn của ngân hàng chính vì vậy các ngân hàng đểu cố gắng khuyến khích người dân gửi tiết kiệm bằng các chính sách giá, hình thức huy động…Tiền gửi tiết kiệm có rất nhiều loại với những kì hạn khác nhau với lãi suất khác nhau và được phân thành hai loại chủ yếu là:
Tiết kiệm không kì hạn: là loại tiền gửi mà khách hàng có thể gửi nhiều lần và rút ra bất cứ lúc nào. Khách hàng khi lựa chọn hình thứuc gửi tiền này thìo mục tiêu an toàn và tiện lợi quan trọng hơn mục tiêu sinh lời và ngân hàng thường đưa ra mức lãi suất thấp với loại hình dịch vụ này.
Tiết kiệm có kì hạn: là loại tiền gửi được rút ra sau một thời hạn nhất định. Tuy vậy khách hàng có nhu cầu rút tiền trước hạn cũng có thể được đáp ứng với điều kiện được hưởng lãi suất thấp.
Giấy tờ có giá: Chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu…: là chứng nhận do ngân hàng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa ngân hàng và người mua. Giấy tờ có giá có nhiều loại khác nhau như giấy tờ có giá vô danh, ghi danh, ghi sổ. Giấy tờ có giá ngắn hạn, dài hạn. Để các sản phẩm giấy tờ có giá ngày càng hấp dẫn hơn, các ngân hàng thường huy động phát hành giấy tờ có giá theo đợt với lãi suất hấp dẫn cũng như cung cấp các tiện ích cho khách hàng như có thể được chuyển nhượng, được rút trước hạn, được vay cầm cố….
So với chi phí huy động từ các tổ chức, chi phí huy động từ khách hàng cá nhân thường cao hơn, tuy nhiên nguồn huy động từ dân cư góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng vốn cho ngân hàng và khả năng huy động vốn trung dài hạn từ dân cư thường cao hơn nhiều so với các khu vực khác. Đặc biệt khi nền kinh tế phát triển, giá trị tiền tệ ổn định, thu nhập của người dân không ngừng tăng lên thì nguồn vốn huy động từ dân cư sẽ góp phần tăng tính ổn định, bền vững cho nguồn vốn của ngân hàng.
2.1.3.2. Tín dụng bán lẻ
Xã hội ngày càng phát triển khiến đời sống dân cư không ngừng được cải thiện thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu cho loại sản phẩm tín dụng bán lẻ. Dịch vụ tín dụng bán lẻ được chia thành hai loại hình: cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo. Cho vay có tài sản đảm bảo gồm hai hình thức: cho vay tiêu dùng và cho vay kinh doanh.
Các khoản cho vay tiêu dùng là nguồn tài chính quan trọng giúp người tiêu dùng có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như nhà ở, phương tiện đi lại, tiện nghi, du lịch, học tập... trước khi họ có đủ khả năng tài chính để hưởng thụ. Cho vay tiêu dùng có những đặc điểm khác so với tín dụng ngân hàng nói chung là: Thứ nhất: Mục đích vay nhằm vào mục đích tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình, phụ thuộc vào nhu cầu tính cách của từng đối tượng khách hàng và chu kỳ kinh tế của người đi vay. Thứ hai: Khách hàng tiêu dùng thường ít quan tâm đến lãi suất mà thường quan tâm đến khoản tiền họ phải thanh toán. Thứ ba: Do quy mô khoản vay thường nhỏ nên chi phí để cho vay cao nên lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn lãi suất cho vay khác. Thứ tư: Nguồn trả nợ của khách hàng thường trích từ thu nhập, không nhất thiết là từ kết quả của việc sử dụng
khoản vay. Thứ năm: Khách hàng mà được ngân hàng nhắm đến là khách hàng có việc làm, có thu nhập ổn định và có trình độ học vấn.
Các khoản cho vay kinh doanh: Đây là hình thức tài trợ cho cá nhân, các hộ sản xuất có nhu cầu kinh doanh khi họ thiếu vốn lưu động và có phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả.
Cho vay có tài sản đảm bảo: Đây là nhóm dịch vụ mà các NHTM cho các cá nhân, tổ chức vay nhưng phải có tài sản đảm bảo. Tài sản ở đây có thể là tiền gửi tiết kiệm hoặc ccs tài sản có giá trị khách thuộc sở hữu của bên vay hoặc sở hữu của bên thứ ba đứng ra bảo lãnh cho bên đi vay.
Cho vay không có tài sản đảm bảo, với dịch vụ này ngân hàng cho vay không cần tài sản đảm bảo mà dựa trên uy tín của người vay, của cơ quan chủ quản. Số tiền cho vay căn cứ trên thu nhập của khách hàng. Một số loại cho vay như: cho vay lương, cho vay thấu chi, thẻ tín dụng.
Cho vay thấu chi: là nghiệp vụ cho phép cá nhân rút tiền từ tài khoản vãng lai vượt quá số dư có, tới một hạn mức đác được thỏa thuận. Để được hưởng dịch vụ cho vay thấu chi tài khoản, chủ tài khoản phải ký hợp đồng cung ứng dịch vụ với ngân hàng. Hạn mức thấu chi đuợc xác định trên cơ sở dòng tiền, uy tín và khả năng chi trả của khách hàng.
Cho vay cá nhân có vai trò đáng kể đối với hoạt động của ngân hàng. Nó đóng góp vào việc tăng trưởng tín dụng cho ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng nhanh góp phần tăng dư nợ và đồng nghĩa với việc tăng thu nhập cho ngân hàng. Ngoài ra còn tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động, nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro. So với tín dụng doanh nghiệp thì tín dụng bán lẻ có đặc điểm là thị trường rộng lớn và không ngừng tăng trưởng, khách hàng thường quan tâm đến số tiền trả nợ hơn là lãi suất, do đó ngân hàng có thể cho vay với lãi suất cao hơn so với khách hàng doanh nghiệp. Giá trị từng món vay thường nhỏ lẻ phân tán. Do đó dẫn đến tăng chi phí quản lý của ngân hàng cho từng món vay. Kỹ thuật cho vay khá đơn giản, tuy nhiên luôn tồn tại nhóm khách hàng chây ì, lừa đảo vì vậy đòi hỏi cán bộ thẩm định cho vay phải có kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp.
Bên cạnh tín dụng doanh nghiệp, tín dụng bán lẻ sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng. Tốc độ cho vay cá nhân tăng nhanh góp phần đẩy nhanh dư nợ, đồng nghĩa với tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng. Thông qua tín dụng bán lẻ, ngân hàng có thể xây dựng mạng lưới khách
hàng đa dạng, rộng khắp làm nền tảng để phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ và góp phần đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng.
2.1.3.3. Dịch vụ thanh toán
Dịch vụ thanh toán được xem là mảng nghiệp vụ mang lại tỉ suất lợi nhuận cao nhưng chưa có sự quan tâm đúng mức. Các phương tiện thanh toán thông dụng bao gồm:
Séc: là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.
Ủy nhiệm thu: Là hình thức thanh toán chuyển nợ trực tiếp trong đó người bán lập lệnh và gửi kèm theo hoá đơn đến ngân hàng phục vụ người mua để nhờ thu hộ số tiền cung ứng dịch vụ. Ủy nhiệm thu thường được thanh toán các khoản cung cấp dịch vụ, hàng hoá định kỳ có dụng cụ đo lường hoặc hợp đồng sử dụng đã ký giữa người cung cấp và người sử dụng. Ví dụ như thanh toán hoá đơn tiền điện, các khoản vay tư nhân..Vì vậy ngân hàng người bán cũng có thể là ngân hàng người mua nhưng có thể là ngân hàng khác do người mua và người bán có tài khoản tại các ngân hàng khác nhau.
Uỷ nhiệm chi: Là hình thức thanh toán gián tiếp trong đó chủ tài khoản (người mua hàng) uỷ nhiệm cho ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để chuyển tiền cho người được hưởng có tài khoản ở tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (người bán). Thường thực hiện với các khoản thanh toán mà người mua có thể kiểm tra chất lượng dịch vụ hàng hoá trước khi trả tiền.
Dịch vụ chi trả lương qua tài khoản cá nhân, thanh toán hóa đơn tiền điện, điện thoại, nước… qua dịch vụ thẻ đang phát triển mạnh và tạo nguồn thu đáng kể cho các ngân hàng thương mại.
Dịch vụ chuyển tiền, nhận tiền kiều hối ngày càng được mở rộng và đẩy mạnh phát triển. Nhiều ngân hàng thương mại đã liên kết, hợp tác làm đại lý nhận chuyển tiền và chi trả kiều hối cho một số tổ chức tài chính quốc tế như Western Union, Money Gram…
2.1.3.4. Dịch vụ ngân hàng điện tử
Trong bối cảnh thị trường tài chính - ngân hàng hội nhập, Việt Nam dần mở rộng cửa cho các ngân hàng nước ngoài thì sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng trong nước cần phải tìm được điểm khác biệt về hình thức, nội dung. Trong đó, nổi bật lên là các dịch vụ ngân hàng công nghệ hiện đại. Hiện nay, SMS Banking, eBanking, Mobile Banking… đang là những dịch vụ được nhiều khách hàng lựa chọn. Với các dịch vụ này, khách hàng không phải đến ngân hàng, cũng không phải mất quá nhiều thời gian mà vẫn có thể thực hiện được các giao dịch cần thiết như: chuyển khoản, kiểm tra tài khoản, thanh toán hóa đơn, giao dịch tiền gửi cũng như tiền vay… Đây thật sự là những dịch vụ tiện ích, đưa khách hàng tiếp cận ngày càng gần hơn với cuộc sống hiện đại. Việc ứng dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại hiện nay như là một lợi thế cạnh tranh, đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong xu hướng phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ trong tương lai. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại có thể kể đến như: Call center: cung cấp thông tin và giải đáp các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng. Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều có trung tâm Call center như tổng đài 24/7 của Ngân hàng Á Châu, tổng đài 24/7 của Ngân hàng Eximbank.
Phone banking: là loại hình dịch vụ mà khách hàng sử dụng điện thoại gọi đến một số máy cố định của ngân hàng cung cấp dịch vụ để thực hiện các giao dịch hay kiểm tra sao kê tài khoản, nghe thông tin về tỷ giá và lãi suất…
Mobile banking: là loại hình dịch vụ ngân hàng giao dịch qua điện thoại di động. Khách hàng có thể kiểm tra số dư tài khoản, liệt kê giao dịch, nhận thông báo số dư, tỷ giá, lãi suất tự động qua tin nhắn SMS Banking, thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại, internet…
Home banking: là loại dịch vụ mà các giao dịch có thể được thực hiện tại nhà thông qua hệ thống máy tính kết nối với hệ thống máy tính của ngân hàng, bao gồm các dịch vụ chuyển tiền, báo có, báo nợ, tỷ giá, lãi suất…
Internet banking: là dịch vụ ngân hàng mà khách hàng giao dịch với ngân hàng thông qua internet. Khách hàng có thể tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng hay truy cập thông tin về tài khoản cá nhân, số dư, tiền gửi, tiền vay…
2.1.3.5.Dịch vụ thẻ
Đây là một trong những dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, hiện các ngân hàng Việt Nam đang phát hành hai loại thẻ chính là thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng.
Thẻ ghi nợ: Là loại thẻ mà người tiêu dùng muốn sử dụng được phải nộp tiền vào tài khoản thẻ và được chi tiêu trong phạm vi tài khoản của mình. Nhằm gia tăng tiện ích của chủ thẻ các ngân hàng đều cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng đi kèm như dịch vụ tra cứu thông tin qua điện thoại, dịch vụ thanh toán hóa đơn, thanh toán vé máy bay, chuyển tiền qua máy rút tiền tự động...
Thẻ tín dụng: Với sản phẩm này khách hàng có thể chi tiêu trước và trả tiền sau, hạn mức ngân hàng cung cấp cho khách hàng phụ thuộc vào năng lực tài chính và uy tín của từng khách hàng, khách hàng có thể thanh toán hay rút tiền trong nước và cả các nước trên thế giới.
Dịch vụ thẻ là một nguồn thu của ngân hàng, bên cạnh đó thực tiễn triển khai dịch vụ thẻ của các nước trên thế giới và khu vực đã chứng minh vai trò của dịch vụ thẻ ngân hàng như là một mũi nhọn chiến lược trong hiện đại hoá, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Hiện nay, thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam còn đang giai đoạn sơ khai, dung lượng thị trường còn nhiều, đem lại cơ hội cho những ngân hàng đi đầu và có những giải pháp kinh doanh hợp lý. Xét trên góc độ tài chính và quản trị ngân hàng, các ngân hàng triển khai dịch vụ thẻ sẽ có điều kiện để hạn chế phần nào rủi ro do tác nhân bên ngoài. Đối với các dịch vụ bán buôn, chỉ cần một khách hàng có rủi ro là có thể ảnh hưởng rất lớn đến ngân hàng. Trong khi đó các dịch vụ thẻ nói riêng và dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung, rủi ro được san đều ra nhiều khách hàng nhỏ, cho phép ngân hàng có khả năng phản ứng và điều chỉnh các chính sách khi có sự thay đổi trong môi trường kinh doanh. Phát triển dịch vụ thẻ cũng là một biện pháp để tăng vị thế của một ngân hàng trên thị trường. Ngoài việc xây dựng được một hình ảnh thân thiện với từng khách hàng cá nhân, việc triển khai thành công dịch vụ thẻ cũng khẳng định sự tiên tiến về công nghệ của một ngân hàng. Các sản phẩm dịch vụ thẻ có tính chuẩn hoá, quốc tế hoá cao là những sản phẩm dịch vụ thực sự có khả năng cạnh tranh quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.
2.1.3.6.Dịch vụ khác
Ngoài các dịch vụ nêu trên, dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân còn bao gồm thu hộ/ chi hộ, chuyển tiền du học, giữ hộ tài sản quý hiếm, cho thuê két sắt…
- Hoạt động kiều hối
Hoạt động kiều hối là dịch vụ của ngân hàng (và các tổ chức được phép hoạt động kiều hối) phục vụ chuyển tiền của các cá nhân ở nước ngoài gửi tiền về cho các cá nhân trong nước. Bên cạnh các nghiệp vụ chính là huy động vốn và tín dụng, hiện nay các ngân hàng đã mang đến cho khách hàng nhiều dịch vụ và tiện ích mới trong đó có hoạt động kiều hối. Với chính sách khuyến khích và thu hút kiều hối của nhà nước, lượng kiều hối chuyển về càng nhiều, thị trường kiều