Kinh nghiệm phát triển sản xuất cây vụ đông ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 37 - 46)

Phần 2 .Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất cây vụ đông

2.2.3. Kinh nghiệm phát triển sản xuất cây vụ đông ở một số nước trên thế giới

kịp thời, khối lượng hàng hóa phải đủ hấp dẫn nhà nhập khẩu.v.v.

Có những mặt hàng xưa nay ở Việt Nam có lợi thế tương đối như lúa gạo, gia cầm, rau quả có thể sẽ phải đương đầu với sức ép cạnh tranh ngay trong thị trường nội địa của sản phẩm nhập khẩu.

Nếu công tác quy hoạch, sử dụng đất và quy hoạch khu dân cư không được chú trọng, đổi mới thì nguy cơ phá vỡ cảnh quan và cân bằng không gian nông thôn dẫn đến ô nhiễm môi trường, xáo trộn xã hội, bế tắc giao thông. Vơ hiệu hóa hệ thống thủy lợi sẽ tăng trong tương lai.

Đô thị và công nghiệp phát triển có thể chuyển ơ nhiễm về nông thôn: Nước, khơng khí đất và nơng sản sẽ bi nhiễm bẩn ngày càng nghiêm trọng, gây tác động xấu trên quy mô rộng cho sức khỏe và chất lượng sống của cả cư dân nông thôn và cư dân đơ thị. Tình trạng này có thể gắn với rủi ro tăng lên về các bệnh dịch đối với vật nuôi và cây trồng lan nhiễm sang sinh vật hoang dã và con người, liên quan đến tình trạng thiên tai và hủy hoại cân bằng môi trường chung của đất nước.

Tinh trạng phân hóa thu nhập giữa nơn thơn và thành thị nếu tiếp tục có khoảng cách tạo sự chênh lệch ngày càng rõ sẽ đẩy nhanh tình trạng di cư bừa bãi, tăng cường tốc độ phá hoại môi trường. Những vấn đề này dẫn đến những mâu thuẫn xã hội có thể tạo thành những điểm nóng về chính trọ gây bất ổn cho q trình phát triển.

2.2.3. Kinh nghiệm phát triển sản xuất cây vụ đông ở một số nước trên thế giới thế giới

2.2.3.1. Kinh nhiệm phát triển sản xuất vụ đông trên thế giới

 Thái Lan

Theo Phạm Quang Diệu (2001), Thái Lan có khoảng 5,2 triệu hộ nông nghiệp, chiếm khoảng 41,5% dân số cả nước. Trong sản xuất nông nghiệp, lúa là cây quan trọng, được trồng rộng khắp các vùng và chiếm một nửa diện tích trồng trọt của cả nước. Ngoài ra Thái Lan trồng nhiều loại cây hàng năm như sắn, ngơ, mía đường, các cây lấy dầu và các cây lâu năm như cao su, cây ăn quả…

Hệ thống đa dạng hóa cây trồng ở Thái Lan phụ thuộc vào vùng sinh thái nông nghiệp. Ở miền Bắc, hệ thống canh tác điển hình là lúa cạn, cây trồng xen canh (các cơ cấu luân canh như đậu nành, ngô – đậu xang, đậu xanh – bông, ngô – cao lương …). Mùa khơ do chỉ có 10% diện tích đất được tưới tiêu có thể trồng lúa hoặc đậu nành, đậu xanh, lạc, thuốc lá, ngô hạt ngọt, ngô bao tử, hành, tỏi, ca chua, dưa hấu… Ở vùng Đơng Bắc, với vùng đất thấp có hệ thống tưới tiêu, mùa mưa người nơng dân trồng lúa cịn mùa khơ trồng lúa hoặc đậu nành, đậu xanh, lạc, đay, vừng và một số loại rau. Ở vùng Đồng bằng miền Trung, là vùng đất đai màu mỡ với diện tích được tưới tiêu rộng nhất cả nước. Lúa được trồng từ hai đến ba vụ hàng năm, mùa khô trồng lúa hoặc đậu nành, đậu xanh, lạc, khoai lang, dưa hấu, vừng và một vài loại rau như ngô hạt ngọt, ngô bao từ, đậu hạt dài, bí ngơ, dưa chuột,… Trên các vùng cao miền Trung, các hệ thống canh tác chủ yếu là kết hợp xen canh ngô – cao lương, vừng – đậu xanh, đậu xanh – ngô… Ở miền Nam, mùa mưa người nông dân trồng lúa, mùa khô trồng lúa hoặc dưa hấu, lạc, đậu xanh, ngô hạt ngọt, khoai sọ,…Các hệ thống canh tác dựa chủ yếu vào các vườn cao su rất phổ biến ở những vùng đất cao vào mùa mưa. Hầu hết các đồn điền cao su được trồng xen lúa cạn, ngô hạt ngọt, lạc, dứa, chuối và các cây hàng năm khác. Nhờ có các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nơng nghiệp và đa dạng hóa cây trồng, cơ cấu sản xuất trong ngành nông nghiệp cũng như của từng hộ nông dân đã thay đổi.

 Philippin

Phạm Quang Diệu (2001) trên cơ sở tổng hợp đặc điểm sản xuất nông nghiệp của Philipin đã cho thấy nền nông nghiệp của nước này phụ thuộc vào rất lớn nông nghiệp. Mặc dù lúa, ngô chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích đất nơng nghiệp những Philipin vẫn phải nhập khẩu nông sản. Những năm qua do q trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hố cùng với áp lực tăng dân số làm diện tích đất trồng trọt. Chính phủ Philippin đã triển khai hàng loạt chính sách nhằm phát triển sản xuất nơng nghiệp, trong đó đa dạng hóa cây trồng chiếm một vị trí quan trọng. Đa dạng hóa cây trồng sẽ giúp tối đa hóa hiệu quả sử dụng đất đai, tăng năng suất lao động và thu nhập của các hộ nông dân.

Đối với Philippin, ngô, thuốc lá, các loại cây họ đậu là những cây trồng chính luân canh với lúa. Canh tác trên đất trồng lúa phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước tưới, độ dốc, đặc tính của đất. Trong giai đoạn 1991 – 1995, ở các vùng đất thấp chủ yếu dựa vào nước mưa áp dụng các hệ thống canh tác chính là: lúa –

ngơ, lúa – tỏi, lúa - ớt, lúa – rau đậu. Trong những những năm gần đây hệ thống đa dạng hóa trên đất trồng lúa của Philipin lại thay đổi. Theo điều tra của Viện Nghiên cứu Lúa gạo Philipin, trong 2 năm gần đây, có sáu hệ thống canh tác chính trên đất trồng lúa là: lúa – lúa, lúa – rau, lúa – cá, lúa – ngô, lúa – cây hộ đậu và loại khác.

Có nhiều loại cây có thể trồng dưới tán cây dừa, ca cao, cà phê, và cao su. Cây hàng năm như ngô, lạc, khoai lang, dứa, chuối, dong, gai và các loại rau. Việc kết hợp các loại cây còn phải xem xét tới sự phù hợp về độ cao, hệ thống rễ, vòm cây để tối đa hóa khả năng tận dụng ánh nắng mặt trời, độ màu mỡ của đất. Đây chính là hệ thống canh tác đa tầng rất phổ biến trong chiến lược đa dạng hóa của Philipin.

Văn phịng Nơng nghiệp Philipin đã lập ra Ủy ban Quốc gia về Đa dạng hóa Cây trồng để thực hiện một loại chính sách nhằm hỗ trợ, đẩy mạnh chương trình như: Chính sách giá (Chính phủ giảm trợ giá, buộc các hộ trồng lúa chuyển sang sản xuất các cây thương phẩm khác, đẩy nhanh q trình đa dạng hóa); Chính sách thuế; Tăng chỉ tiêu công cộng (tăng cường đầu tư nghiên cứu và phát triển các cây trồng thương phẩm, tăng đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn).

 Malaysia

Theo Phạm Quang Diệu (2001) phát triển đa dạng hóa cây trồng đã giúp Malaysia chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho nông thôn, tạo nguồn thu ngoại tệ đầu tư cho q trình cơng nghiệp hóa của đất nước.

Đối với rau quả, giai đoạn 1985 – 1995, sản xuất quả tươi tăng 4,8%/năm, tổng giá trị xuất khẩu quả tươi tăng từ 19 triệu USD lên 45 triệu USD, xuất khẩu quả chế biến tăng từ 29 triệu USD lên 43 triệu USD. Các loại quả xuất khẩu chủ yếu của Malaysia là dưa hấu, sầu riêng, đu đủ, chuối. Giai đoạn 1985 – 1995, sản lượng rau tăng 2,9%/năm, xuất khẩu rau tăng bình quân 15,2%/năm. Ngành quả của Malaysia tạo việc làm cho 270 ngàn lao động. Các trang trại nhỏ chiếm ưu thế trong trồng rau, phần lớn tập trung ở các vùng ngoại ô thành phố. Một số ruộng trồng dưới mái che rộng 50 hoặc hơn 50 mẫu, được xây dựng ở miền Nam Johor, gần chợ Singapore. Ở vùng cao Cameron, rau được trồng và hàng ngày được chuyển tới Kuala Lumpur. Gần đây các vùng cao bắt đầu chuyển sang trồng hoa.

Các chính sách của Chính phủ Malaysia đối với đa dạng hóa cây trồng: Trong những thập kỷ 60 và 70, với nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ,

Malaysia đã đẩy mạnh đa dạng hóa cây trồng. Bên cạnh tiếp tục mở rộng sản xuất lúa, Malaysia đầu tư phát triển sản xuất và tăng cường xuất khẩu các cây trồng có thế mạnh như cao su, cọ dầu và ca cao. Chính phủ tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đổi mới thể chế, mở rộng vùng đất mới để phát triển cây thương phẩm nhằm mục tiêu xuất khẩu thu ngoại tệ, tạo việc làm, tăng thu nhập, và xóa đói giảm nghèo. Năm 1992, Chính phủ ban hành một loạt chính sách nơng nghiệp nhằm tăng năng suất, hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững, tăng cường các mối liên kết giữa các ngành trong nền kinh tế. Chính phủ cũng đưa ra các chiến lược chung và dài hạn về sản xuất lương thực, khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân, cải cách phương thức tiếp thị và đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản. Năm 1997, Malaysia ban hành các chính sách hướng tới tăng trưởng nơng nghiệp bền vững, tối đa hóa thu nhập thơng qua sử dụng tối ưu nguồn lực. Đáp ứng xu thế thay đổi giá nông sản trên thị trường thế giới, Chính phủ Malaysia chủ trương giảm diện tích một số cây trồng như cao su, gạo, dừa và ca cao, tăng diện tích cây lâm nghiệp, cây cọ dừa, các cây ăn quả và trồng rau.

2.2.3.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất vụ đông tại Việt Nam

 Hải Dương

Ở khu vực đồng bằng sông Hồng, Hải Dương là một trong những địa phương đi đầu việc mở rộng và thâm canh cây vụ đơng. Với 70 nghìn ha đất canh tác, những năm gần đây, diện tích cây vụ đơng ở Hải Dương ln ở mức hơn 20 nghìn ha. Năm 2009, cả tỉnh gieo trồng 24.715 ha, chiếm 35,3% diện tích đất canh tác, vượt 105 ha so với kế hoạch và tăng 16% so với vụ đông năm 2008. Để đạt được kết quả này là do cây vụ đông đang hấp dẫn nông dân chuyển dịch cây trồng, chuyển đổi mùa vụ. Các huyện có diện tích gieo trồng cây vụ đông lớn như Gia Lộc, Kinh Môn, Tứ Kỳ, Nam Sách, Kim Thành... (Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương, 2011).

Vụ đông 2010, các địa phương đã tập trung hỗ trợ cho 3 loại cây trồng là: Ngơ nếp, bí xanh, khoai tây. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đã khuyến khích mở rộng sản xuất, toàn tỉnh đã gieo trồng được 14.233 ha cây vụ Đơng trong đó ngơ 534 ha, cà rốt 988 ha, khoai lang, khoai tây 33 ha, đậu tương 10 ha, hành tỏi 3.900 ha, rau các loại 8.768 ha (Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương, 2011).

Để khuyến khích mở rộng sản xuất chuyên canh các loại cây trồng có quy mơ lớn, Hải Dương có chính sách hỗ trợ 50% giá giống cho các loại cây gieo trồng tập trung với diện tích từ 10 ha trở lên. Mục đích là tạo ra những vùng chuyên canh có khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, thuận lợi cho việc thu gom, tiêu thụ sản phẩm và các khâu dịch vụ kỹ thuật trong canh tác, bảo vệ và thu hoạch cây trồng. Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cải bắp, súp lơ, cà chua, ớt, dưa hấu, cà-rốt... đã bước đầu hình thành các vùng sản xuất với quy mô lớn. Ở hai xã Đức Chính, Cẩm Văn (huyện Cẩm Giàng) những năm trước đây chủ yếu trồng cà-rốt ở vùng đất bãi sơng Đuống có diện tích hơn 300 ha.

Từ vụ đông năm 2010 đến nay, do đạt hiệu quả cao, người mua đã trả bảy triệu đồng/sào Bắc Bộ (360m2), cho nên nhiều hộ đã chở đất phù sa từ bãi sông vào đồng để trồng cà rốt. Huyện Gia Lộc cũng hình thành những vùng chuyên canh cây trồng có quy mơ từ 50 ha trở lên, như cải bắp ở các xã Gia Xuyên, Hoàng Diệu, Lê Lợi; vùng su hào ở các xã Phạm Chấn, Đoàn Thượng, Đồng Quang; bí xanh ở xã Quang Minh; ngơ giống ở các xã Đồn Thượng, Lê Lợi...Có thể nhận định rằng, với 35% diện tích canh tác đưa vào sản xuất rau, màu vụ đông như ở Hải Dương là tỷ lệ khá cao, nhưng việc tiêu thụ sản phẩm vẫn thuận lợi và giá trị lợi nhuận thu được trên cây vụ đông vẫn cao hơn nhiều so với cây lúa (Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương, 2011).

 Bắc Giang

Bắc Giang là vùng bán sơn địa nên có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất cây vụ đơng như địa hình dốc, dễ thốt nước, có hệ thống sơng ngịi, ao hồ phong phú, thuận lợi về điều kiện khí hậu, thời tiết. Do đó cây vụ đơng được đưa vào sản xuất ở Bắc Giang từ rất lâu. Nhưng sản xuất cây vụ đông ở tỉnh Bắc Giang những năm trước đổi mới vẫn kém phát triển, sản xuất manh mún và theo phương thức quảng canh, do đó năng suất thấp. Cây vụ đông được trồng chủ yếu là khoai lang, cây thuôc lá và một số loại rau. Năng suất các cây trồng vẫn còn thấp như khoai lang đạt 3-4 tạ/sào năm 1981.

Những năm gần đây, Bắc Giang đã đưa các giống cây trồng có khả năng thích ứng cao và có giá trị kinh tế vào sản xuất như: Lạc đông, đậu đỗ, rau sạch. Về diện tích, năng suất cây vụ đơng đều liên tục tăng. Năm 1995 diện tích vụ đơng là 19.400 ha, đến năm 2004 diện tích là 38.600 ha. Về năng suất: lạc năm 1998 là 9,5 tạ/ha (Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang). Như vậy, Bắc Giang

không chỉ chú trọng phát triển vụ đơng về diện tích mà đã chuyển sang phát triển những cây rau cao cấp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng (Phạm Quang Chính, 2013).

 Thái Bình

Diện tích cây vụ đơng năm 2009 của tỉnh Thái Bình đạt gần 31.000 ha giảm khoảng 658 ha so với năm 2008. Diện tích ngơ đạt gần 6.400ha và đậu tương đạt gần 5000 ha tăng gần 500 ha so với vụ đơng 2008, diện tích khaoi tây có giảm nhưng các loại cây rau màu giá trị lại tăng đáng kể.

Vụ đông 2009 đánh dấu một sự chuyển biến trong nhận thức của nông dân, các loại cây trồng có chi phí đầu tư thấp dễ làm được nông dân quan tâm hơn, các cây rau màu ngắn ngày, có hệ số quay vòng nhanh cũng được nhiều người chộp thời cơ tận dụng, một sào su hào trồng sớm có giá trị thu hoạch tới 2.5-3 triệu đồng, tương tự như vậy với cà chua giống chịu nhiệt, trồng sớm cho thu hoạch quả thương phẩm vào đầu tháng 10 có mức 3-3.5 triệu đồng/sào. Với gần 31 ngàn ha, giá bán nông sản các loại đều khá cao nên giá trị thu hoạch từ vụ đơng của Thái Bình ước đạt gần 80-90 tỷ đồng.

Đậu tương sau đất lúa là cây trồng, theo đánh giá sẽ có tính khả thi và thực tế hơn đối với mục tiêu mở rộng diện tích đậu tương lên 10 ngàn ha và rộng hơn vào những năm tiếp theo. Nhiều hình thức dồn đổi, mượn ruộng cũng đã xuất hiện ở Thái Bình, ngành chun mơn và địa phương khuyến khích hình thức này vì thực sự nó mang lại hiệu quả kinh tế và mức lợi nhuận là khá hấp dẫn. Ơng Nguyễn Văn Quyết – một nơng dân kỳ cựu ở HTX Hợp Tiến – Đông Hưng cho chúng tôi biết rằng: Năm 2008 sau khi được đi thăm quan tại Phú Xuyên – Hà Tây, vụ đơng năm 2009 ơng bố trí 1 mẫu trong 1,7 mẫu ruộng của gia đình để làm đậu tương sau lúa theo hình thức gieo vãi trên đất ướt, vụ đầu tiên còn thiếu kinh nghiệm nên cây đậu tương lên không đều, mật độ khơng đảm bảo và chăm bón chậm, tuy vậy ông vẫn thu hoạch được gần 50 kg hạt đậu khơ/sào và hoạch tóan vụ đậu tương đơng ngang bằng về giá trị so vụ lúa những tốn ít cơng và chi phí hơn. Vụ đơng 2010 ơng làm 1,5 mẫu, mặc dù khó khăn trong khâu thu hoạch lúa mùa, nhưng thu đến đâu tiến hành gieo ngay đậu tương đến đó theo kiểu sáng gặt lúa chiều đậu tương, năm nay 1,5 mẫu đậu tương khá tốt và ước đạt 55- 60kg/sào. Giá đậu tương thịt thời điểm hiện tại là 10 ngàn đồng/kg, vụ này trừ chi phí đi cịn lãi ít nhất 350 ngàn đồng/sào (Khuyến nơng tỉnh Thái Bình, 2010).

 Gia Lộc – Hải Dương

Gia Lộc là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)