Xuất giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất cây vụ đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 97 - 105)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất cây vụ đông ở huyện Gia Viễn

4.3.2. xuất giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất cây vụ đông

Với chủ trương nâng cao giá trị và phát triển bền vững, tiếp tục thực hiện chủ trương tổ chức sản xuất vụ đông theo hướng tập trung, theo quy hoạch để đảm bảo thuận lợi cho tổ chức các khâu dịch vụ sản xuất; mở rộng quy mô, đối tượng, chủng loại giống cây trồng có giá trị cao mang đặc trưng, thế mạnh của địa phương gắn liền với đặc điểm của sản xuất vụ đông, đảm bảo cung cấp lượng thực phẩm lớn tiêu dùng và thương mại, có tính cạnh tranh và lợi thế cao.

Dựa vào kết quả nghiên cứu được, chúng tôi đề xuất một số giải pháp như sau:

4.3.2.1. Thay đổi nhận thức của các hộ về sản xuất vụ đông

Tiếp cận này xuất phát từ đánh giá ở trên là hiện có một bộ phận khơng nhỏ các hộ chưa nhận thức đầy đủ vị trí của sản xuất vụ đông trong việc nâng cao thu nhập của hộ. Quan điểm này dẫn đến vụ đông vẫn chưa nhận được sự đầu tư thoả đáng cả về vật chất và công sức của các hộ. Giải pháp tốt nhất cho vấn đề này theo chúng tơi là cần phát huy vai trị tuyên truyền, tập hợp của các tổ chức đồn thể trong nơng thơn để lồng ghép nội dung phát triển sản xuất vụ đơng của gia đình hội viên vào các phong trào hoạt động và trong sinh hoạt của các tổ chức Hội.

Ngoài việc tuyên truyền vận động các hội viên phát triển sản xuất vụ đông của các tổ chức đồn thể, chính quyền các cấp cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan khuyến nông để xây các mơ hình trình diễn để các hộ có thể trao đổi học tập kinh nghiệm. Sự thành công của những mơ hình mẫu này có ý nghĩa hết sức quan trọng tác động vào trực quan của người nông dân.

4.3.2.2. Giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây vụ đông

Đối với phát triển sản xuất nơng nghiệp nói chung và vụ đơng nói riêng ở huyện Gia Viễn thì việc tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là vô cùng quan trọng, đấy cũng là định hướng phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa của tỉnh trong thời gian tới. Hoạt động kiên kết phải được thực hiện chặt chẽ gữa 4 nhà (nhà nước, nhà khao học, nhà doanh nghiệp và nông dân) trên cơ sở thống nhất, tính tốn đồng bộ từ khâu nghiên cứu, sản xuất đến đầu ra. Đối với từng chủ thể trong liên kết cần xác định được vai trò và trách nhiệm, cụ thể:

Nhà nước và chính quyền cần tạo ra hành lang pháp lý rõ rãng để xử lý các vi phạm xảy ra. Cần có định hướng rõ ràng: loại sản phẩm, thị trường đầu vào, đầu ra, gắn sản xuất với tiêu thụ. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng trực tiếp chỉ đạo sản xuất theo quy hoạch, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra phải tiêu thụ trên thị trường.

Để thực hiện vai trị của mình và phát huy được hiệu quả liên kết thì từng khâu trong sản xuất phải được thực hiện tốt, cụ thể:

 Tăng cường liên kết trong cung ứng giống

Trước thực trạng chất lượng giống mua từ các đại lý không được đảm bảo do đại lý nhập giống từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó nhiều chủng loại giống khơng có nguồn gốc rõ ràng. Vì vậy, giải pháp đề xuất cho khâu giống là:

- Phía các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu các giống chất lượng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.

- Nhà nước cần thực hiện tốt khâu kiểm định chất lượng, nguồn gốc giống trước khi lưu hành ra thị trường, đặc biệt là giống từ phía các đại lý và tư nhân cung cấp.

- Khuyến khích mở rộng hình thức liên kết giữa nhà nơng – HTX – doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng giống đồng thời tiết kiệm chi phí do rút ngắn khâu trung gian trong cung ứng giống.

- Trong cung ứng giống có nội dung liên kết giữa hộ với hộ thơng qua trao đổi giống. Hình thức liên kết này mặc dù tiết kiềm chi phí, thuận tiện nhưng chất lượng giống không đảm bảo do lai tạp trong quá trình thu hoạch và bảo quản. Vì vậy, để nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất, công tác khuyến nông cần hướng người dân sang các hình thức liên kết khác, nâng cao nhận thức của người dân.

 Liên kết trong cung ứng phân bón

Hiện nay, việc người sản xuất chủ yếu sử dụng phân hóa học trong sản xuất, đặc biệt là sản xuất cây vụ đông ở huyện Gia Viễn, tuy nhiên hiện nay chất lượng phân bón ngồi thị trường khơng đảm bảo do nhập từ nhiều nguồn trơi nổi. Vì vậy, cần nhân rộng hình thức liên kết giữa nhà nơng – doanh nghiệp thông qua trung gian là các tổ chức hội, đồn thể như hội nơng dân, hội phụ nữ, HTX để phát huy tính ưu việt của hình thức liên kết này, đồng thời hạn chế tình trạng phân bón giả, kém chất lượng.

 Liên kết trong tập huấn, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật

Bên cạnh hoạt động tập huấn của các tổ chức khuyến nơng chính thống, cần khuyến khích các doanh nghiệp, các đơn vị cung ứng đầu vào, các tổ chức tham gia vào công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trên địa bàn. Hoạt động tập huấn cần lưu ý:

- Về trình tự: Tập huấn/chuyển giao cho các nơng dân tiêu biểu, sau đó họ tập huấn lại cho các hộ khác thông qua các buổi họp của hộ nông dân, hội phụ nữ…

- Về nội dung: Các đơn vị tổ chức tập huấn cho nông dân phải xuất phát từ nhu cầu của thực tế sản xuất, nội dung tập huấn phù hợp, thu hút sự tham gia của người dân.

 Liên kết trong tiêu thụ

Tiêu thụ là khâu cuối cùng trong chuỗi giá trị nông sản phẩm, đồng thời là khâu quan trọng quyết định mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất. Hiện nay tiêu thụ sản vụ đông ở huyện Gia Viễn qua thương lái là chính, tỷ lệ liên kết với cơng ty rất ít, vì vậy liên kết thường khơng bền vững. Trước thực trạng trên, giải pháp đề xuất cho khâu liên kết trong tiêu thụ như sau:

- Có quy định và ràng buộc rõ ràng giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng. - Khi có tình trạng phá vỡ hợp đồng xảy ra, có hình thức xử lý nghiêm khắc, yêu cầu bồi thường giá trị hợp đồng có sự can thiệp của luật pháp.

- Nâng cao nhận thức cho nhà nông trong việc ký kết và tuân thử hợp đồng. - Rút ngắn khâu thu gom/ thương lái để kết chuyển giá trị hành hóa vào nhóm cộng đồng.

4.3.2.3. Giải pháp về chính sách

Hồn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ nơng dân trong phát triển sản xuất cây vụ Đông. Trên thực tế, cho đến nay Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ nơng dân sản xuất vụ đông. Theo Quyết định 62, năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, Nhà nước chỉ hỗ trợ về liên kết sản xuất, chứ không hỗ trợ cho từng hộ. Về phía ngành nơng nghiệp, Bộ Nơng Nghiệp&PTNT cũng đã ra Thông tư 15 để hướng dẫn các địa phương thực hiện QĐ 62, theo đó khuyến khích cả người dân và doanh nghiệp khi tham gia liên kết sẽ được hỗ trợ. Tuy nhiên, mức hỗ trợ do Chủ tịch UBND các tỉnh tự quyết định, ngồi ra các địa phương

cịn hỗ trợ về việc cho thuê, mượn đất làm mặt bằng, xây dựng cơ sở vật chất ngoài hành lang, thuế…

Để sản xuất vụ đông đạt hiệu quả kinh tế cao, Phịng Nơng nghiệp & PTNT huyện cần phối hợp với UBND các xã mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây vụ đông cho nông dân, thực hiện kịp thời chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với cây vụ đơng. Đồng thời phát huy vai trị của các hợp tác xã, thực hiện công tác dịch vụ phục vụ sản xuất, liên hệ tìm nguồn, hợp đồng với các cơng ty, doanh nghiệp có uy tín để cung ứng giống kịp thời, đảm bảo số lượng, chất lượng. Xây dựng và củng cố kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thủy lợi nội đồng, tu sửa nạo vét kênh mương đáp ứng tưới tiêu ngay từ đầu vụ, dự thính, dự báo tình hình sâu bệnh giúp cho nông dân yên tâm đầu tư sản xuất.

4.3.2.4. Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất vụ đông

Cơ sở của việc đề xuất giải pháp này là việc đầu tư cho cây vụ đông của các hộ hầu hết chưa đảm bảo theo quy trình kỹ thuật. Nghiên cứu ở trên đã xác định đây là một trong những ngun nhân chính làm cho năng suất cây vụ đơng của huyện chưa cao.

Trước hết hoạt động tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật của cơ quan khuyến nông cần được đổi mới theo hướng ngoài việc trang bị kỹ thuật trồng, chăm sóc cần cung cấp thơng tin để người sản xuất nhận biết được họ phải chuẩn bị gì để áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, khi áp dụng trong tương lai sẽ đem lại những lợi ích gì cho họ và cuối cùng thu nhập của họ sẽ thay đổi như thế nào. Ngoài ra các hộ cần được trang bị những kiến thức cơ bản để hạch tốn kinh tế. Như vậy các hộ khơng chỉ được hướng dẫn kỹ thuật thâm canh mà còn được tiếp thêm động lực để áp dụng kỹ thuật vào sản xuất.

Để đạt được mục tiêu đưa khoa học kỹ thuật đến đông đảo các hộ sản xuất vụ đông dự kiến trong giai đoạn 2008 - 2010 mỗi năm cần tổ chức số lượng các buổi chuyển giao khoa học có nội dung liên quan đến lĩnh vực sản xuất cây vụ đông. Nhằm phổ biến có hiệu quả thơng tin KHKT về sản xuất vụ đông đến các hộ nông dân, trước mỗi vụ sản xuất nội dung này cần được tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt của khu dân cư, sinh hoạt đoàn thể và tổ chức các buổi tập huấn. Chính quyền, đồn thể, cơ quan khuyến nơng phải quan tâm đến việc xây dung các mơ hình trình diễn khoa học kỹ thuật vụ đơng phù hợp. Ngoài ra, hệ

thống truyền thanh cơ sở cũng là một giải pháp tốt để tuyên truyền, phổ biến thông tin khoa học cho nông dân.

Tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, lựa chọn những tiến bộ kỹ thuật phù hợp với thực tế sản xuất tại địa phương để khuyến cáo người dân áp dụng:

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật gieo trồng bằng phương pháp che phủ rơm rạ, nilon để hạn chế sâu bệnh, cỏ dại, giữ ẩm đất

- Sử dụng các giống cây trồng mới có chất lượng tốt thay thế những giống cũ nhằm nâng cao năng suất, giá trị và hiệu quả sản xuất.

- Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất: sử dụng màng phủ nông nghiệp, quy trình sản xuất rau củ, quả an tồn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt ... tăng cường sử dụng các loại phân bón, thuốc BVTV có nguồn gốc hữu cơ sinh học...

- Tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật cho nông dân ngay từ đầu vụ, nhất là những cây vụ đông mới đưa vào sản xuất năm đầu. Xây dựng các mơ hình sản xuất có hiệu quả cao, dễ áp dụng để nhân ra diện rộng. Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chuyên môn với các HTXNN, tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của khuyến nông cơ sở.

4.3.2.5. Giải pháp thị trường

Đối với sản xuất nơng nghiệp nói chung, hầu hết nơng dân đều bán được sản phẩm nhưng đều bị tư thương ép giá, bài tốn “được mùa thì mất giá, mất mùa được giá” luôn song hành cùng người nông dân.

Để giải quyết vấn đề này cần tổ chức cung cấp thông tin về thị trường, thành lập các đơn vị tiêu thụ, thực hiện liên kết giữa thị trường và người sản xuất. Trên thực tế các sản phảm vụ đông thông thường bị ép giá, chỉ một số sản phẩm vụ đơng an tồn thì tư thương khơng mua vì giá cao nên nơng dân năng động tìm được thị trường thì sẽ có lợi. Vì vậy cần nâng cao năng lực thị trường cho nơng dân.

Trong điều kiện sản xuất hàng hố hiện nay, vấn đề được các hộ quan tâm nhất là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm vụ đông cho các hộ theo chúng tôi cần quan tâm một số vấn đề sau:

 Tổ chức cung cấp thông tin thị trường

Để thông tin thị trường đến với người sản xuất một cách nhanh chóng, chính xác, chính quyền các cấp cần nghiên cứu xây dựng hệ thống cung cấp thông tin từ trung ương đến các địa phương. Ngồi ra cần phải có đội ngũ chuyên gia có khả năng nắm bắt dự báo thị trường để kịp thời phổ biến cho các hộ chủ động áp dụng trong sản xuất và giảm thiểu được những rủi ro về giá khi tham gia thị trường.

 Hình thành các tổ chức tiêu thụ

Các HTX tiêu thụ, các tổ hợp tác tiêu thụ đảm nhận hoạt động thu gom, hồn thiện đóng gói sản phẩm sau đó bán cho các tư thương mua buôn hoặc vận chuyển đến các thị trường bán buôn ở các trung tâm tiêu thụ lớn. Nếu có điều kiện có thể tổ chức dự trữ, bảo quản sản phẩm.

Việc hình thành các tổ chức tiêu thụ một mặt làm giảm sự cạnh tranh không cần thiết giữa người sản xuất, mặt khác sẽ tăng cường sức mạnh để tăng khả năng thành công trong đàm phán bán hàng nhờ lợi thế có quy mơ sản phẩm lớn.

Trong điều kiện hiện nay các HTX dịch vụ nông nghiệp của các xã trong huyện nên đầu tư xây dựng nhà kho, phương tiện vận chuyển để mở rộng thêm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm.

Các hộ sản xuất có thể thành lập HTX chuyên tiêu thụ hoặc tổ hợp tác tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, trong tổ chức tiêu thụ các HTX, các hộ nên quan tâm xây dựng nhãn mác sản phẩm tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng khi mua các sản phẩm.

4.3.2.6. Quy hoạch phát triển vụ đông

Xuất phát từ đặc điểm về tự nhiên của huyện, phát triển cây vụ đông gặp nhiều khó khăn: đa dạng về chủng loại, không tập trung thành vùng. Vì vậy, muốn tăng khối lượng nông sản hàng hố cây vụ đơng cho thị trường phải quy hoạch và hoàn thiện vùng sản xuất với việc lựa chọn tập đoàn cây trồng vụ đơng thích hợp cho từng tiểu vùng.

Trên cơ sở Quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của tỉnh và Quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã, thị trấn, hàng năm Phịng Nơng nghiệp & PTNT huyện Gia Viễn chủ trì, phối hợp cùng với

các phịng: Tài chính & kế hoạch, Kinh tế - hạ tầng, Tài nguyên & môi trường, và UBND cấp xã, thị trấn tiếp tục rà soát bổ sung cho phù hợp. Địa điểm của vùng sản xuất cây vụ đông đảm bảo chủ động tưới tiêu, thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc, bảo vệ, thuận lợi cho việc tập kết vật tư, phân bón, tiêu thụ sản phẩm cây vụ đơng của địa phương. Diện tích tối thiểu mỗi vùng 5 ha trở lên; riêng khu vực đô thị (thành phố, thị xã, thị trấn) tối thiểu từ 2 ha trở lên. Việc phát triển trồng cây vụ đông phải dựa vào quy hoạch nông nghiệp và quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã, thị trấn.

Những nguyên tắc lựa chọn cây trồng và quy vùng sản xuất cần dựa trên 2 căn cứ: lợi thế sản xuất và khả năng thị trường của sản phẩm nhằm khai thác lợi thế của mỗi tiểu vùng về cây trồng vụ đông trên cơ sở bảo đảm quy mô sản phẩm hàng hoá trao đổi phù hợp và đem lại hiệu quả cao. Mặt khác phải nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng và khả năng sản xuất tập trung, chun mơn hố để sao cho khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của mỗi địa phương đạt được hiệu quả kinh tế khi tiến hành sản xuất kinh doanh.

Quy hoạch vùng sản xuất và bố trí cây trồng vụ đơng cần chú ý vào những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 97 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)