Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 51)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Gia Viễn là huyện đồng chiêm trũng của tỉnh Ninh Bình, huyện có tổng diện tích tự nhiên 17.846,4ha , gồm 21 xã và thị trấn Gia Viễn nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Ninh tọa độ địa lý từ 20°13΄ đến 20°25΄ Vĩ độ Bắc và từ 105°47΄ đến 105°57΄ Kinh độ Đông. Địa hình Gia Viễn phân bố không đều: núi đá vôi xen kẽ đồi trọc và ruộng canh tác. Núi chiếm khoảng 1/4 diện tích tập trung nhiều ở phía Bắc huyện và tập trung ở cực Nam huyện. Các vùng khác chủ yếu là đồng bằng chiêm trũng như đầm Cút và các bãi sông Hoàng Long. Địa giới hành chính được xác định:

- Phía Đông giáp huyện Ý Yên của tỉnh Nam Định; - Phía Tây của Gia Viễn giáp huyện Nho Quan; - Phía Nam giáp huyện Hoa Lư;

- Phía Bắc giáp huyện Lạc Thủy của tỉnh Hòa Bình và huyện Thanh Liêm của tỉnh Hà Nam.

Huyện Gia Viễn cách thành phố Ninh Bình khoảng 20 km về phía Đông Nam. Trên địa bàn huyện có tuyến giao thông quan trọng là Quốc lộ 1A dài 4,27 km từ cầu Khuất đến cầu Gián Khẩu; tuyến đường tỉnh lộ ĐT 447 nối từ Gián Khẩu qua thị trấn Me đến huyện Nho Quan và đi huyện Lạc Thủy - tỉnh Hòa Bình; các tuyến tỉnh lộ 491, 477 B, 477 c chạy qua địa bàn nhiều xã trong huyện trên địa bàn huyện còn có hệ thống sông ngòi khá hoàn thiện như: Sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bôi,… Nhìn chung, huyện Gia Viễn có hệ thống giao thông thủy bộ thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Cây trồng và hệ thống cây trồng trong huyện tương đối đa dạng, phong phú từ các loại cây ăn quả lâu năm như: vải, nhãn, bưởi, na, xoài...cho đến các loại cây trồng hàng năm như: ngô, khoai lang, khoai tây, bí xanh, cà chua, ớt, khai tây...

 Địa hình vùng núi

Có 2 khu núi đá tập trung ở phía Bắc huyện giáp tỉnh Hòa Bình và ở phía Đông Nam giáp huyện Hoa Lư. Ngoài ra còn một số núi đá vôi độc lập phân bố

rải rác xen kẽ với đất canh tác tập trung ở các xã: Gia Phương, Gia Lạc, Gia Minh, Gia Tiến, Gia Xuân. Vùng này có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển du lịch và chăn nuôi.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính Huyện Gia Viễn , tỉnh Ninh Bình

Bên cạnh núi đá vôi, còn có một số đồi núi đất như dải đồi áp với khu núi đá vôi ở phía Bắc và phía Nam huyện, dải đồi nằm độc lập từ Liên Sơn chạy theo hướng Đông Tây đến Gia Vân. Đồi đất ở đây thường trơ trọi ít màu mỡ vùng này thích hợp với việc phát triển trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh.

 Địa hình bán sơn địa

Nằm ở phía Nam huyện tiếp cận với khu núi Đính, cao trình thoải dần từ chân núi Đính về ven đê hữu sông Hoàng Long. Vùng này có nhiều tiềm năng phát triển ngàn công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch, chăn nuôi đai gia súc (trâu, bò, dê).

 Địa hình vùng đồng bằng

Địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 1m đến 1,5m, đất đai vùng này chủ yếu là đất phù sa không được bồi hàng năm. Diện tích này nằm gọn trong đê tả hữu sông Hoàng Long, đê Hữu Đáy và đê Đầm Cút. Vùng này có nhiều thuận lợi để phát triển nông nghiệp trồng lúa, màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

3.1.1.2.Khí hậu thủy văn

 Khí hậu

Gia Viễn chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và của rừng núi nhiệt đới. Bên cạnh đó, Gia Viễn còn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam. Về mùa hè, khí hậu nóng bức, có lượng mưa lớn bình quân hàng năm tới 1.800mm. Mùa đông ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, do địa hình có nhiều ô trũng, núi đồi bao bọc. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22°C - 27°C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng 1 khoảng 13°C-15°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là tháng 7 vào khoảng 30°C. Tổng số giờ nắng trung bình năm trên 1.100 giờ. Tổng số nhiệt độ năm đạt tới chỉ số trên 8.500°C, có tới 8 - 9 tháng trong năm có nhiệt độ trung bình trên 20°C. Về chế độ mưa ở Gia Viễn có hai mùa rõ rệt, mùa mưa tương ứng với mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 9) và mùa ít mưa tương ứng với mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Tổng lượng mưa rơi trên diện tích toàn huyện đạt 1.860 – 1.950 mm, phân bổ tương đối đều trên địa bàn huyện, trung bình một năm có tới 125 - 157 ngày mưa. Chế độ ẩm do ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa trung bình năm là 85%; chênh lệch về độ ẩm giũa các tháng không nhiều (tháng 3 có độ ẩm cao nhất là 90%, tháng 1 có độ ẩm thấp nhất là 81%). Lượng bốc hơi trung bình năm 850 mm – 870 mm. Mùa nắng bốc hơi nhiều hơn mùa lạnh, chiếm 60% lượng bốc hơi cả năm, tháng 7 có lượng bốc hơi lớn nhất 105mm, tháng 2 có lượng bốc hơi nhỏ nhất 45 mm. Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, mùa đông hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và có xu hướng lệch về phía Đông, mùa hè hướng gió thịnh hành từ Đông đến Đông Nam. Trên địa bàn huyện còn chịu ảnh hưởng của gió đất theo hướng Tây và Tây Nam. Với điều kiện khí hậu như trên của huyện rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, nhất là trồng lúa nước, các loại cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương, củ đậu, các loại rau. Tuy nhiên, chế độ khí hậu của huyện cũng có một sô hạn chế như úng lịt

hay hạn hán nên ảnh hưởng phần nào đến sản xuất của người nông dân. Vì vậy, công tác thủy lựoi cần được quan tâm thường xuyên để có những biện pháp phòng chống kịp thời đảm bảo an toàn cho sản xuất.

 Thủy văn

Hệ thống sông ngòi trên huyện Gia Viễn có nhiều sông nhỏ và kênh rạch với tổng chiều dài 68 km, mật độ sông 0,4 km/km2, bao gồm các sông:

- Sông Đáy: Là chi lưu của sông Hồng bắt nguồn từ Hát Môn (Phúc Thọ) chảy qua địa bàn huyện Gia Viễn từ cầu Khuất đến cầu Gián dài 8,40 km. Dòng chảy của Sông Đáy đoạn qua huyện Gia Viễn chịu tác động mạnh mẽ của dòng chảy sông Hồng qua sông Đào của tỉnh Nam Định. Mùa cạn lưu lượng nước của sông Đáy nhỏ nhưng được bổ xung từ sông Hồng qua sông Đào, mực nước tại Gia Viễn : Hmax = 0,6 ÷ 0,7m, Hmin = -0,1 ÷ 0,1m. Mùa lũ trên đoạn sông này mực nước dâng cao từ 1,68 ÷ 2,95m.

Với mực nước như trên, trong khi độ cao của đồng ruộng thay đổi, địa hình lại thay đổi cao thấp không đều nên việc tưới tiêu tự chảy khó thực hiện được, chủ yếu phải dùng trạm bơm và tiêu tự chảy khi nước trong đồng cao (bị úng) và phải gặp được lúc triều thấp.

- Sông Hoàng Long: Là chi lưu của sông Đáy, bắt nguồn từ hồ Thường Xung (Nho Quan) đến Gián Khẩu dài 13,1 km là trục tiêu chính của huyện, nó nhận nước mưa trong nội vùng, lượng nước từ vùng đồi núi Hòa Bình, Nho Quan chảy về và chảy ra sông Đáy để đổ ra biển. Ngoài nhiệm vụ tiêu nước, sông Hoàng Long còn có nhiệm vụ chuyển nước cho phần lớn diện tích nằm trong khu vực và làm nhiệm vụ vận chuyển đường thủy cho các xã ven sông.

- Sông Bôi và sông Rịa: Thuộc hệ thống sông Hoàng Long dài 21,3 km. Lưu lượng của sông này trong mùa lũ rất cao, vào mùa khô hệ thống sông này có tác dụng cung cấp nước tưới cho vùng.

- Hồ, ao chứa nước:Trên địa bàn huyện có hồ Đầm Cút là hồ chứa nước có tác dụng chống lũ và cung cấp nước tưới cho sản xuất NN, nuôi thủy sản.

Tóm lại, theo tài liệu của trung tâm dự báo khí tượng thủy văn huyện Gia Viễn cho thấy: Hệ thống sông ngòi của huyện Gia Viễn chủ yếu là cung cấp nguồn nước ngọt cho các trạm bơm phục vụ tưới trong sản xuất NN. Về vụ mùa chỉ tranh thủ tiêu tự chảy tối đa 65% diện tích, còn lại phải bơm tiêu.

3.1.1.3.Tài nguyên đất

Từ kết quả điều tra lập bản đồ đất tỉnh Ninh Bình thì huyện Gia Viễn có 4 nhóm đất chính sau:

* Nhóm đất phù sa:

Diện tích 10.816 ha chiếm 60,61 % diện tích đất tự nhiên, được hình thành do sự bồi đắp của sông Đáy, sông Hoàng Long. Thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình, thịt nhẹ và một phần nhỏ là đất cát pha. Nhìn chung, đất có hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu không cao (lân tổng số <0,1% và lân dễ tiêu <3 mg/100g đất), đất có hàm lượng kali từ trung bình đến giàu, độ dày tầng đất ≥1m, địa hình tương đối bằng phẳng độ dốc <80.

* Nhóm đất xám:

Diện tích 1.159 ha chiếm 6,5% diện tích đất tự nhiên. Đất phát triển trên đá cát kết, phù sa cổ phân bổ chủ yếu ở xã Gia Hưng, xã Gia Sinh và Gia Hòa.

* Nhóm đất glây:

Diện tích 486 ha, có thành phần cơ giới trung bình, tầng đất dày. Khu vực nhóm đất này có địa hình thấp, thường xuyên ngập nước.

* Nhóm đất đen:

Diện tích 79 ha, có thành phần cơ giới trung bình và nặng. Hàm lượng các chất dinh dưỡng hữu cơ khá. Lân tổng số và dễ tiêu ở mức nghèo và rất nghèo. Khả năng hấp phụ của đất biến động mạnh, đất có phản ứng trung tính, độ dốc < 80, tầng đất dày ≥ 1m. Diện tích này được sử dụng trồng cây màu các loại như mía, dứa, khoai, ngô.

Dựa trên kết quả đánh giá khả năng thích nghi đất đai trên bản đồ 1/50.000 theo phương pháp của FAO - UNESCO cho thấy huyện Gia Viễn có 17 đơn vị đất đai. Các đơn vị đất đai này phần lớn có độ dốc <80, tầng đất dày ≥ 1m, đất phù sa chiếm phần lớn diện tích của toàn huyện, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất tương đối khá. Đây là vùng đất có tiềm năng phát triển nông nghiệp.

3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 3.1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất 3.1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất

Năm 2016, theo số liệu thống kê về đất đai của huyện Gia Viễn , tổng diện tích tự nhiên của huyện Gia Viễn năm 2016 là 17.846,4 ha phân bổ tại 21 xã, thị

trấn. Đất đai trên địa bàn xã được chia thành 3 nhóm chính là: Nhóm đất nông nghiệp; nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng.

70.2 26.4

3.4

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Biểu đồ 3.1 Cơ cấu sử dụng đất năm 2016 huyện Gia Viễn

Nguồn: Thống kê đất đai huyện Gia Viễn (2016)

- Nhóm đất nông nghiệp là nhóm đất chiếm tỷ lệ lớn trên địa bàn chiếm 70,2% tổng diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 26,4% tổng diện tích tự nhiên. - Nhóm đất chưa sử dụng còn lại chiếm 3,4%.

Về diện tích đất sản xuất vụ đông, mặc dù những năm vừa qua diện tích cây vụ đông ở Gia Viễn có xu hướng tăng những hiện vẫn còn 40,5 % diện tích có khả năng trồng cây vụ đông chưa đưa vào sử dụng. Theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Viễn đến năm 2018, các mục đích phi nông nghiệp thì diện tích đất trồng lúa của huyện sẽ ổn định ở con số 7.297,5 ha. Có 80,2% diện tích có khả năg phát triển vụ đông. Như vậy từ nay cho đến năm 2018 nếu phát huy hết tiềm năng đất đai thì Gai Viễn có thể tăng thêm khảong 1.800 ha cây vụ đông nữa. Đây là một tiềm năng to lớn mà huyện Gia Viễn cần khai thác tối đa để nâng cao thu nhập trên mỗi ha canh tác.

Năm 2016, toàn huyện Gia Viễn có tổng diện tích đất là 17.846,4 ha, trong đó đất dành cho nông nghiệp chiếm đến 9,9 nghìn ha, đất lâm nghiệp chiếm gần 3,2 nghìn ha, đất chưa sử dụng chỉ có hơn 1 nghìn ha. Trong đất nông nghiệp thì đất chủ yếu là trồng cây hàng năm, chiếm gần 8,4 nghìn ha, cây hàng năm chủ yếu là trồng lúa. Cho nên có thể nói Gia Viễn là một huyện chuyên về trồng lúa. Sau đất trồng lúa là đất rừng.

Nếu tính từ năm 2010 đến năm 2016, cơ cấu sử dụng đất của huyện Gia Viễn có một số biến động. Đất chưa sử dụng giảm nhanh từ 5,5 nghìn ha năm 2010 đến 2016 chỉ còn hơn 01 nghìn ha. Đất chuyên dùng tăng từ hơn 1,7 nghìn ha đến hơn 02 nghìn ha. Đất khu dân cư tưng từ 645 ha lên 763 ha. Đặc biệt đất lâm nghiệp tăng từ 599 ha lên gần 3,2 nghìn ha. Tuy nhiên, đất cho nông nghiệp chỉ tăng từ 9,2 nghìn ha lên 9,9 nghìn ha, trong đó cây hàng năm hầu như không tăng lên mà cây lâu năm tăng từ 38ha lên 744 ha, đất trồng cỏ giảm từ 13,3 ha xuống còn 7,3 ha.

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất huyện Gia Viễn , Ninh Bình (2014-2016) Đơn vị tính: ha Diễn giải 2014 2015 2016 TĐPTBQ (%) Tổng DT đất tự nhiên 17846,3 17846,4 17846,4 100,00 1. Đất nông nghiệp 9057,2 9925 9925 104,68 + Cây hàng năm 8016,7 8462,6 8390,2 102,30 - Lúa 7562,3 7850 7825,2 101,72 + Cây lâu năm 690,1 751,6 743,9 103,82 + Đất trồng cỏ 12,3 7,3 7,3 77,04 + Mặt nước NTTS 315,4 703,5 783,6 157,62 2. Đất lâm nghiệp 1806,1 3112,3 3194,8 133,00 3. Đất chuyên dùng 1875,4 2014,3 2074 105,16 4. Đất khu dân cư 682,5 732,4 763,8 105,79 5. Đất chưa sử dụng 3654,9 2062,4 1005,1 52,44 - Đất bằng 1653,2 644,6 620,2 61,25 - Đất đồi núi 224,9 479 41,6 43,01 - Đất khác 1776,8 938,8 343,3 43,96 Nguồn: Thống kê đất đai huyện Gia Viễn (2016)

3.1.2.2. Dân số và lao động

Nhân khẩu của huyện năm 2016 là 120.007 người, trong đó nữ chiếm 52,6%, mật độ dân số là 1.053 người/km2, dân số trong độ tuổi lao động là 72,743 người, số nông nghiệp nông thôn là 32.003 hộ gồm 153.792 khẩu, tỷ lệ tăng dân số bình quân của huyện năm 2016 là 1,46% (Bảng 3.2).

Trong những năm vừa qua huyện đã có nhiều giải pháp thu hút lao động nhất là lao động trẻ vào làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn và các hoạt động phi nông nghiệp khác những tỷ lệ lao động nông nghiệp còn chiếm hơn 75,65% lực lưuợng lao động. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông nghiệp khá cao. Do vậy phát triển cây vụ đông là một trong những hướng đi phù hợp để tạo việc làm nâng cao thu nhập lao động nông nghiệp hiện nay.

Bảng 3.2 Tình hình dân số huyện Gia Viễn (2010 -2016)

Đơn vị tính: Người Năm Tổng số Chia theo giới tính Chia theo khu vực

Nam Nữ Thành thị Nông thôn 2010 115.345 56.173 59.172 3.230 112.115 2011 115.719 56.274 59.445 3.262 112.457 2012 116.212 56.514 59.698 3.276 112.936 2013 116.407 56.609 59.798 3.515 112.892 2014 118.008 57.316 60.692 3.515 114.493 2015 119.010 57.125 61.885 3.659 115.351 2016 120.007 - - 5.830 114.177 Bình quân (%) 100,60 100,40 100,74 105,79 100,41 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Gia Viễn, (2016) 3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế

Nhìn chung tình hình phát triển ở khu vực nông thôn những năm gần đây đã tăng đáng kể do sản xuất phát triển. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch mạnh theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nông thôn còn khá chậm, tỉ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế còn khá cao, nhịp độ tăng trưởng về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ còn thấp.

Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Gia Viễn 2014-2016

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Tổng giá trị sản xuất Triệu đồng 2.294.946 4.879.781 7.322.573 1.1 CN - TTCN - XD Triệu đồng 1.831.680 4.148.120 6.243.863 1.2 Thương mại, dịch vụ Triệu đồng 230.638 488.959 703.168

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)