Yếu tố kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 90)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây vụ đông ở huyện Gia Viễn

4.2.3. Yếu tố kỹ thuật

 Giống

Hiện nay khoa học phát triển, đã tạo ra được những giống cây trồng cho năng suất cao, có khả năng chống chịu với thời tiết khí hậu. Tuy nhiên, giống tại địa phương chưa sản xuất được, người dân phải mua giống với giá cao, có nhiều loại giống bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp nhưng người dân lại không biết xuất sứ của giống.

Giống là yếu tố quan trọng, song trong sản xuất nông dân vẫn tự chọn lọc giống từ những ruộng cho năng suất cao. Chính điều này đã gây nên hiện tượng thối hóa giống, làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

 Thời vụ

Thời vụ gieo trồng: Thời vụ thường được chính quyền xã có thơng báo đến các thơn. Người dân khi tham gia sản xuất sẽ tuân thủ nghiêm túc lịch thời vụ mà chính quyền thơng báo.

Hộp 4.1 Nghe đài truyền thanh, xem bảng tin để biết lịch gieo trồng Sau khi thu hoạch vụ lúa xong, chúng tôi thường chờ nghe tin từ đài truyền thanh xã thơng báo hoặc thì xem bảng tin ở đầu các xóm để đăng ký giống cho vụ tiếp và biết được lịch gieo trồng. Một số vụ chúng tôi không nắm được lịch gieo trồng nên gieo trồng muộn, dẫn đến ảnh hưởng đến năng suất cây vụ đơng.

 Khoa học kỹ thuật

Khoa học kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất thông qua công tác khuyến nông. Cán bộ khuyến nông cơ sở đã phát huy được vai trị của mình trong cơng tác tun truyền, vận động, xây dựng mơ hình trình diễn. Các giống lúa ngắn ngày, có năng suất, chất lượng cao ngày càng được đưa vào sản xuất, mơ hình trồng rau an tồn được xây dựng các xã Gia Phương, Gia Trung,...

Hộp 4.2 Dự lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây ngơ

Tôi đã tập huấn nhiều lần về kỹ thuật chăm sóc các cây vụ đơng. Vụ vừa rồi tôi được cán bộ hướng dẫn rất kỹ cách chăm sóc cây ngơ để đạt năng xuất cao đó là: sau khi gieo 5 ngày tiến hành kiểm tra đông ruộng để dậm lại những chỗ không mọc để đảm bảo đủ ố cây, đảm bảo năng suất. Khi ngô mọc đều khoảng 3 lá thì kiểm tra tỉa lá ở những bụi mọc quá dày, tỉa định kỳ (lần 2) khi cây được 4-5 lá. Nếu tỉa định kỳ muộn sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Tôi thực hiện đúng và đạt hiệu quả cao, năng suất và sản lượng ngô tăng lên nhiều.

Bà Trần Thị Hương – thôn Điềm Khê, xã Gia Thắng

Ngoài ra, cán bộ khuyến nơng xã cịn kết hợp với Trạm khuyến nông huyện Gia Viễn mở các lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng sản xuất cây trồng vụ đông, ứng dụng khoa học kỹ thuật. Thông qua hệ thống đài truyền thanh huyện, các xã hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, giới thiệu các mơ hình điển hình.

Năm 2016 huyện Gia Viễn tổ chức được hơn 30 lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc cây trồng, ứng dụng khao học kỹ thuật với hơn 2.300 lượt người tham dự. Thông qua hệ thống đài truyền thanh huyện, các xã hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, giới thiệu các mơ hình điển hình, cách làm hay để mọi người học tập và làm theo, để nâng cao năng suất cây trồng.

4.2.4. Vai trị của Nhà nước và chính quyền địa phương

Nhóm này bao gồm các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp đối với phát triển sản xuất vụ đông như hỗ trợ vay vốn, bao tiêu sản phẩm, đào tạo lao động, chuyển giao khoa học kỹ thuật,... Đây là các chính sách ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế của hộ dân, là công cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp có hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp cũng như trong vụ đơng.

Trong những năm qua tỉnh Ninh Bình cũng như Gia Viễn đã ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích hỗ trợ cho việc phát triển sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất cây vụ đơng nói riêng như chính sách đất đai, quy hoạch sản xuất mơ hình cánh đồng mẫu lớn, chính sách khuyến nơng,.... Theo điều tra từ các hộ 83,56% các hộ được hỏi đều cho rằng quyết định lựa chọn cây vụ đơng để trồng của gia đình là do quy hoạch của nhà nước. Từ các chính sách, chủ trương của nhà nước giúp cho người dân có điều kiện tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật mới và có vốn mở rộng sản xuất. Trong các chính sách hỗ trợ cho phát triển vụ đơng của huyện thì chính sách hỗ trợ về giống và vốn ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất vụ đông của các hộ dân.

Để sản xuất vụ đông đạt hiệu quả kinh tế cao, Phịng Nơng nghiệp & PTNT huyện đã phối hợp với UBND các xã mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây vụ đông cho nông dân, thực hiện kịp thời chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với cây vụ đông. Đồng thời phát huy vai trị của các hợp tác xã, thực hiện cơng tác dịch vụ phục vụ sản xuất, liên hệ tìm nguồn, hợp đồng với các cơng ty, doanh nghiệp có uy tín để cung ứng giống kịp thời, đảm bảo số lượng, chất lượng. Xây dựng và củng cố kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thủy lợi nội đồng, tu sửa nạo vét kênh mương đáp ứng tưới tiêu ngay từ đầu vụ, dự thính, dự báo tình hình sâu bệnh giúp cho nơng dân n tâm đầu tư sản xuất.

Hiện nay, huyện Gia Viễn đang tích cực chỉ đạo các xã, Hợp tác xã nông nghiệp đôn đốc nông dân đẩy nhanh khâu làm đất trồng các cây hàng hóa có giá trị như khoai sọ, ớt xuất khẩu… tiếp tục duy trì và phát triển các loại cây trồng truyên thống, qua đó góp phần tăng giá trị trên 1ha đất canh tác, và giúp nhân dân hăng hái phát triển kinh tế hộ ngay trên chính mảnh ruộng của mình, phấn đấu hồn thành diện tích cây vụ đơng theo kế hoạch đã đề ra.

Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại bất cập trong việc lên kế hoạch và triển khai thực hiện chính sách như: Ban hành chính sách chưa đồng bộ, chưa có tính ổn định lâu dài; người sản xuất khơng có thơng tin kịp thời để tiếp cận chính sách; việc ban hành chính sách cịn mang tính giải pháp tình thế nên chưa có sự chủ động; nguồn vốn để thực thi các chính sách cịn khó khăn, hạn chế,... Trong q trình thực hiện các chính sách cịn chồng chéo, sai đối tượng hưởng lợi hay thực hiện chính sách lỏng lẻo, không hiệu quả lâu dài. Các chính sách về thị trường hầu như chưa hề được quan tâm, chủ yếu chỉ quan tâm đến đầu vào,

người dân khó tiếp cận với các chính sách từ đó ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn.

4.2.5. Thị trường

Thị trường là yếu tố đảm bảo sự tồn tại của quá trình sản xuất nơng nghiệp. Thị trường quyết định quy mô cũng như hướng sản xuất của người nơng dân, nói cách khác là quyết định sản xuất với số lượng bao nhiêu và theo tiêu chuẩn chất lượng nào. Trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay, người dân tự do lựa chọn các hình thức sản xuất và hàng hóa mà thị trường cần, từ đó tùy thuộc vào điều kiện của vụ đông mà lựa chọn phương án hợp lý nhất.

Trong sản xuất cây vụ đông tại Gia Viễn , giai đoạn 2011 - 2016 cho thấy giá các vật tư nông nghiệp chủ yếu liên tục tăng qua các năm, bình quân trong giai đoạn này giá đạm tăng 14,07%, kali tăng 13,62% và lân tăng 10,30% mỗi năm. Đặc biệt từ 2013 đến 2016 giá lân tăng đến 23%, giá đạm tăng 18% mỗi năm (Biểu đồ 2). Biến động của thị trường đầu vào đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định duy trì và mở rộng quy mô của người sản xuất vụ đông. Mặc dù không đủ số liệu để đánh giá biến động của giá sản phẩm vụ đơng trong cùng thời kỳ nhưng nhìn chung là mức tăng khơng tương xứng với giá đầu vào. Xu hướng trên có ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định đầu tư sản xuất cây vụ đông của các hộ. 0 10 20 30 40 50 60 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Đạm Lân Kali

Biểu đồ 4.2 Biến động giá một số vật tư nông nghiệp giai đoạn 2011-2016 Năm

4.2.5.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm cây vụ đông của các hộ điều tra

Lợi thế lớn của huyện Gia Viễn là có thị trường tiêu thụ sản phẩm cây vụ đơng khá lớn và ổn định là Tuyên Quang và Hà Nội. Với đội ngũ thương lái đông đảo, nhiều điểm thu gom và mối quan hệ truyền thống với các trong tâm phân phối nông sản tại các địa phương này, chắc chắn trong nhiều năm tới nếu khai thác tốt đây vẫn là những thị trường đầy hứa hẹn cho sản phẩm cây vụ đơng.

Bảng 4.15. Tình hình tiêu thụ sản phẩm cây vụ đơng của các hộ

Diễn giải

Kênh trực tiếp

Kênh gián tiếp

Thu gom bán buôn Đại lý bán lẻ SL (kg) CC (%) SL (kg) CC (%) SL (kg) CC(%) SL (kg) CC (%) SL (kg) CC (%) SL (kg) CC(%) Ngô 153,91 21,09 468,51 64,20 107,35 14,71 Khoai lang 5,06 10,92 16,94 36,58 24,31 52,50 Khoai tây 36,01 2,20 1472,59 89,97 128,16 7,83

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ, (2016)

Người nông dân huyện Gia Viễn tiêu thụ sản phẩm vụ đơng dưới 2 hình thức là kênh trực tiếp và kênh gián tiếp. Kênh trực tiếp là các hộ bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng, kênh gián tiếp là các hộ bán sản phẩm cho các đối tượng trung gian là tư thương mua buôn và đại lý bán lẻ. Nghiên cứu cho thấy hầu hết sản phẩm vụ đông được tiêu thụ qua kênh trung gian, tiêu thụ qua kênh trực tiếp là tương đối nhỏ.

Đối với cây khoai tây sản phẩm được tiêu thụ qua thu gom bán buôn là lớn nhất chiếm tới 89,97%. Ở cây khoai lang sản phẩm tiêu thụ chủ yếu qua đại lý bán lẻ chiếm 52,50%. Và cây ngô gần như toàn bộ sản phẩm được bán qua người thu gom bán buôn tỷ lệ lên tới 64,20%.

4.2.5.2. Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra trong sản xuất cây vụ đông của các hộ điều tra

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu về nguồn cung giống và thị trường tiêu thụ sản phẩm của các hộ để từ đó đánh giá thực trạng thị trường đầu vào và thị trường đầu ra cho tiêu thụ sản phẩm cây vụ đông. Kết quả được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.16. Thị trường đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm vụ đông của các hộ của các hộ

Chỉ tiêu Tỷ lệ hộ (%)

1. Nguồn cung giống

- HTX hỗ trợ 83,84 - Mua ở đại lý 97,42 - Gia đình tự có 13,21 2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm - Trong xã /thị trấn 8,87 - Các xã/thị trấn khác trong huyện 44,25 - Các huyện khác 40,35 - Tỉnh khác 6,53

Nguồn: Tính tốn từ số liệu điều tra hộ, (2016)

Như vậy có thể thấy, nguồn giống mặc dù đã được chính quyền địa phương đầu tư nhưng dường như vẫn chưa mang lại hiệu quả cao như mong đợi của người dân. Theo điều tra các hộ dân cho thấy nguồn cung giống họ đến tử cả ở đại lý bán giống và được HTX hỗ trợ chiếm tỷ lệ lần lượt là 97,42 % và 83,84%.

Đối với thị trường tiêu thụ sản phẩm vụ đông: Thị trường các xã, thị trấn khác trong huyện chiếm tỷ lệ cao nhất đạt 44,25%, tiếp theo là thị trường các huyện khác chiếm 40,35%, chủ yếu là huyện Vĩnh Tường thu mua dưa chuột xuất khẩu, ngô và thành phố Vĩnh Yên tiêu thụ các mặt hàng rau củ vụ đông. Thị trường tỉnh khác chủ yếu là Hà Nội, Phú Thọ, Tuyên Quang tiêu thụ các sản phẩm bí xanh, rau củ đạt tỷ lệ 6,53%. Tiêu thụ nội bộ trong xã, thị trấn đạt 8,87%.

Từ phân tích trên ta có thể thấy:

- Thị trường tiêu thụ các sản phẩm vụ đơng đa dạng, sản phẩm vụ đơng ít bị ứ đọng. Một số sản phẩm cây trồng vụ đơng như bí xanh, dưa bao tử được thu mua tận nơi sản xuất.

- Chưa hình thành một hệ thống thị trường mang tính hàng hóa cao, chưa có sự liên kết mạnh mẽ giữa người dân với các doanh nghiệp thu mua, chế biến sản phẩm. Việc tiêu thụ mới chỉ chú ý đến thị trường nội địa.

- Vai trị của các tổ chức chính quyền đồn thể trong việc tạo điều kiện cho hộ dân phát triến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vụ đơng có nơi có lúc chưa kịp thời, chưa phát huy sức mạnh tổng thể.

4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY VỤ ĐÔNG Ở HUYỆN GIA VIỄN ĐÔNG Ở HUYỆN GIA VIỄN

4.3.1. Định hướng

Cùng với việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, cơ quan ban ngành các cấp về đổi mới và phát triển nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ hội nhập, huyện Gia Viễn chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, từng bước thực hiện cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn, khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Qua phân tích phát triển sản xuất cây trồng vụ đông tại huyện Gia Viễn , tỉnh Ninh Bình chúng tơi nhận thấy cịn nhiều vấn đề hạn chế cần được xem xét một cách nghiêm túc, giải quyết phù hợp với định hướng phát triển của địa phương trong thời gian tới.

Dựa trên cơ sở thực tiễn trên địa bàn huyện Gia Viễn cũng như chủ trương của tỉnh, bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời gian vừa qua, phát triển vụ đông được định hướng như một vụ chính, quan trọng và là một mắt xích cốt lõi trong chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, tái cơ cấu ngành trồng trọt.

Phát triển sản xuất vụ đông huyện Gia Viễn theo hướng sản xuất hàng hoá, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo đánh giá. Tiền đề cơ bản cho sự phát triển là thị trường tiêu thụ, trong đó chú trọng giữ vững các thị trường truyền thống và chủ động mở rộng thị trường mới mà huyện có khả năng.

Phát triển sản xuất vụ đông theo hướng tái cơ cấu ngành trồng trọt nhăm nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Khơng chú trọng mở rộng diện tích mà chú trọng thâm canh các cây trồng có đầu ra, dễ bảo quản, có ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Bố trí hợp lý cơ cấu giữa nhóm cây trồng ưa ấm và ưa lạnh, đa dạng hóa cây trồng, mở rộng diện tích sản xuất các loại rau đậu áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt VietGAP.

4.3.2. Đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất cây vụ đông

Với chủ trương nâng cao giá trị và phát triển bền vững, tiếp tục thực hiện chủ trương tổ chức sản xuất vụ đông theo hướng tập trung, theo quy hoạch để đảm bảo thuận lợi cho tổ chức các khâu dịch vụ sản xuất; mở rộng quy mô, đối tượng, chủng loại giống cây trồng có giá trị cao mang đặc trưng, thế mạnh của địa phương gắn liền với đặc điểm của sản xuất vụ đông, đảm bảo cung cấp lượng thực phẩm lớn tiêu dùng và thương mại, có tính cạnh tranh và lợi thế cao.

Dựa vào kết quả nghiên cứu được, chúng tôi đề xuất một số giải pháp như sau:

4.3.2.1. Thay đổi nhận thức của các hộ về sản xuất vụ đông

Tiếp cận này xuất phát từ đánh giá ở trên là hiện có một bộ phận khơng nhỏ các hộ chưa nhận thức đầy đủ vị trí của sản xuất vụ đông trong việc nâng cao thu nhập của hộ. Quan điểm này dẫn đến vụ đông vẫn chưa nhận được sự đầu tư thoả đáng cả về vật chất và công sức của các hộ. Giải pháp tốt nhất cho vấn đề này theo chúng tơi là cần phát huy vai trị tuyên truyền, tập hợp của các tổ chức đồn thể trong nơng thơn để lồng ghép nội dung phát triển sản xuất vụ đơng của gia đình hội viên vào các phong trào hoạt động và trong sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)