Phần 2 .Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất cây vụ đông
2.2.4. Các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước liên quan đến phát
phát triển cây vụ đông
Các chủ trương của Đảng và Nhà nước
Ngay từ những năm 1986, Đảng và Nhà nước đã ban hành Quyết định số 252-CT ngày 6-10-1986 về khuyến khích sản xuất vụ đơng. Năm 1987, quyết định của chủ tịch hội đồng Bộ trưởng số 287 – CT ngày 09/10/1987 về chính sách khuyến khích sản xuất vụ đơng ở các tỉnh phía Bắc quy định rõ mọi người có thể mượn những diện tích mà cơ sở không sử dụng hết để gieo trồng các cây vụ đơng. Những diện tích này phải được quy hoạch gọn và quy định rõ những loại cây trồng và thời gian phải thu hoạch để trả lại đất cho hợp tác xã và nông trường gieo trồng vụ đông đúng thời vụ. Những đơn vị và cá nhân mượn đất sản xuất vụ đơng được hưởng tồn bơ sản phẩm thu hoạch được, không giao nộp cho cơ sở cho mượn đất, các chi phí làm đất, tưới nước, phịng trừ sâu bệnh… do tập thể hỗ trợ (nếu có), người mượn đất sản xuất phải thanh tốn tiền cho tập thể. Đất làm vụ đơng phải đóng thuế nơng nghiệp. Sản phẩm vụ đơng phải đưa vào cân đối ăn chia. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm phải bố trí đủ số vật tư (bao gồm đạm, lân, ka li, thuốc phòng trừ sâu bệnh…) cho sản xuât vụ đông và phải cung ứng ngày từ đầu vụ cho sản xuất vụ đơng. Có chế độ thu mua hoặc được quyền tự tiêu thụ sản phẩm. Trường hợp tiêu thụ khó khăn thì các tổ chức Nhà nước có chức năng phải tổ chức tiêu thụ cho người sản xuất để khuyến khích sản xuất. Các sản phẩm xuất khẩu trong vụ đơng có chính sách khuyến khích riêng.
Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, điều đó được thể hiện ở các Nghị quyết của Đảng. Nghị quyết 6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là động viên cao độ và tổ chức tồn dân, tồn qn, đẩy mạnh sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, nhằm trước hết bảo đảm vững chắc lương thực và thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiếu dùng và tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu… Ra sức đẩy mạnh sản xuất lúa bằng thâm canh tăng vụ và sử dụng hết diện tích, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long và ĐBSH. Tập trung đầu tư về thủy lợi, phân bón, thuốc trừ sâu, sức kéo để đưa năng suất lên nhanh ở những vùng có khối lượng lớn về lương thực. Phải hết sức đẩy mạnh sản xuất vụ đông ở các tỉnh miền bắc”. Từ khi có những nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về phát triển sản xuất cây vụ đơng, diện tích, năng suất và sản lượng được tăng nhanh, kể cả hàng hóa nội vùng và ngoại vùng. Đặc biệt hội nghị triển khai nghị quyết 6 của Bộ Chính trị ngày 12 và 13/3/1999 “về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn” là cột mốc đánh giá sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Chính phủ tới phát triển nơng nghiệp hàng hóa. Ngồi ra Nhà nước cịn ban hành nhiều chủ trưởng, chính sách hỗ trợ nơng nghiệp hàng hóa phát triển. Trong thời gian qua Nhà nước đã hướng dẫn nông dân “sản xuất phải gắn với thị trường, làm ra những mặt hàng với số lượng, chất lượng và thời gian mà thị trường cần để có thể tiêu thụ và đạt hiệu quả”.
Đại hội IX lần nữa khẳng định việc tăng vụ, tăng sản lượng lương thực, thực phẩm nâng cao giá trị sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai với một số định hướng phát triển sản xuất cây vụ đông như sau: Thực tế trong những năm qua tuy sản lượng lương thực, thực phẩm không ngừng tăng nhanh nhưng giá trị sản phẩm lại liên tục giảm, vì vậy cần thiết phải xây dựng, phát triển sản xuất một số cây vụ đơng có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là những cây xuất khẩu; phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm nâng cao khả năng phục vụ sản xuất, nâng cao giá trị thương phẩm, qua đó mở rộng thị trường tại chỗ và tích cực mở rộng thị trường mới, hướng vào thị trường xuất khẩu; đưa công nghệ sinh học, các giống lúa ngắn ngày có chất lượng cao vào sản xuất, kết hợp và bố trí mùa vụ thích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất vụ đông; quy hoạch vùng sản xuất theo hướng chun mơn hóa, kết hợp với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm cây vụ đông.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khằng định: “phát triển sản xuất cây thực phẩm, sản xuất thành những vùng chuyên canh hóa, những vành đai quanh các thành phố, các khu công nghiệp, đồng thời phát triển mạnh kinh tế các nông hộ”. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định “Phát triển nơng nghiệp tồn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Mở rộng diện tích áp dụng cơng nghệ cao để năng xuất chất lượng các loại rau, màu, cây ăn quả, cây cơng nghiệp có lợi thế”.
Các chính sách của Nhà nước về phát triển cây rau quả nói chung và cây vụ đơng nói riêng
- Chính sách thuế
+ Quyết định số 09/2000/QĐ-TTg ngày 15/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ về “một số chính sách và biện pháp khuyến khích tiêu thụ sản phẩm cơng nghiệp” quy định ngồi diện miễn giảm theo chính sách đã ban hành, kể từ năm 2001, còn được xét miễn giảm khi gặp rủi ro về thị trường và giá cả, cắt giảm thuế đối với nhiều mặt hàng vật tư, phân bón, giống cây trồng khi thị trường những mặt hàng này có những biến động lớn bất lợi cho người nơng dân. Cụ thể là nếu giá các loại phân bón trên thế giới tăng quá cao chính phủ sẽ giảm thuế nhập khẩu phân bón xuống 0% để ổn định giá phân bón trong nước. Qua đó chi phí sản xuất cùng giảm nếu thị trường đầu vào cho sản xuất nơng nghiệp có những biển đổi quá lớn.
+ Thông tư số 95/2004/TT-BTC cũng quy định các tổ chức, cá nhân thuê đất đầu tư phát triển vùng nguyên liệu rau quả được miễn , giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định tại Thông tư số 112/2003/TT-BTC ngày 19/11/2003 hướng dẫn việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2003 đến năm 2010 theo Nghị định số 129/2003/NĐ-Chính phủ ngày 3/11/2003 của Chính phủ.
- Chính sách phát triển khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất mới: Nhận thức rõ vai trò của khoa học cơng nghệ, Chính phủ đã chủ trương: tăng cường, nghiên cứu, áp dụng những thành quả mới nhất của khoa học công nghệ; nâng cao dân trí, đào tạo bồi dưỡng nhân lực tại chỗ, cung cấp kịp thời các tri thức khoa học và cơng nghệ hiện đại, các quy trình sản xuất tiên tiến, các thông tin về thị trường tiêu thụ; cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề ở nông thôn; tạo lập, phát triển thị trường và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nơng thơn; hồn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới tổ chức quản lý, tạo việc làm, tăng thu nhập, tích lũy cho nơng dân.
+ Quyết định số 09/2003/QĐ-TTg đã đưa ra nhiều chính sách về hỗ trợ phát triển cơng nghệ về giống, chăm sóc bảo vệ cây trồng vật ni, bảo quản, chế biến, theo đó:
Về giống, đảm bảo trên 70% giống được dùng trong sản xuất là giống tiến bộ kỹ thuật. Phần lớn giống tốt phải được sản xuất trong nước. Khuyến khích việc nghiên cứu lai tạo và ứng dụng giống ưu thế lai. Đầu tư đảm bảo yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất cho công tác nghiên cứu tạo giống mới và sản xuất giống gốc. Bố trí đủ kinh phí cần thiết để nhập khẩu nguồn gien và giống tiến bộ kỹ thuật phục vụ công tác nghiên cứu, lai tạo giống mới và để nhân nhanh giống tốt phục vụ sản xuất đại trà. Mở rộng từng bước việc áp dụng ký thuật di truyền trong công tác tạo giống cây trồng, vật ni có hiệu quả kinh tế cao, song phải đảm bảo tính đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, giống hiện nay vẫn là khâu yếu nhất, chưa đủ các loại giống tốt và giá rẻ, đảm bảo chất lượng để cung cấp cho người sản xuất, việc kiểm tra chất lưuợng giống còn nhiều yếu kém đã tác động xấu đến năng suất và chất lượng.
Về chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi: Đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học trong chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật ni, trong đó cần đặc biệt quan tâm phát triển các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học, các lạo hình cơng nghệ phục vụ sản xuất các sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch. Đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng các biện pháp tổng hợp, có hiệu quả về phòng trừ sâu bệnh, dịch gây hại nguy hiểm đối với chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Về bảo quản, chế biến: Nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại để bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản nhằm giảm được tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị hàng hóa, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và đa dạng hóa các các sản phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Trước mắt phải đẩy nhanh q trình đổi mới cơng nghệ đối với các cơ sở sản xuất hiện có và sử dụng cơng nghệ mới tiên tiến đối với các cơ sở sản xuất xây dựng mới, phù hợp nhu cầu thị hiếu của từng thị trường xuất khẩu hàng hóa.
+ Ngày 03/11/2003 Bộ Nông nghiệp và PTNN đã thành lập Trung tâm Khuyến nông quốc gia. Trung tâm Khuyến nông quốc gia hiện nay là đầu mối cho các hoạt động khuyến nơng với kinh phí năm 2004 lên đến 90 tỷ đồng. Trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu cây vụ đơng, chính sách khuyến nơng có tác dụng
tạo giống mới có năng suất cao, chất lượng thích ứng với nhu cầu thị trường. Nghiên cứu và hướng dẫn áp dụng các biện pháp sản xuất có hiệu quả cho người dân như: chọn giống, xử lý đất, phòng trừ sâu bệng tổng hợp... để nâng cao chất lượng sản phẩm vụ đông. Mặc dù vậy, hoạt động khuyến nơng cịn hạn chế do chưa được triển khai trên diện rộng, chậm triển khai tới các vùng sản xuất hàng hóa hoặc triển khai với hiệu quả chưa cao.
+ Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nơng sản hàng hóa thơng qua hợp đồng, theo đó Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký hợp đồng tiêu thụ nơng sản hàng hóa với người sản xuất, hợp tác xã, hộ nông dân, trang trại, đại diện hộ nông dân nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nơng sản hàng hóa để phát triển sản xuất ổn định và bền vững. Hợp đồng sau khi ký kết là cơ sở pháp lý để gắn trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp giữa người sản xuất nguyên liệu và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến và xuất khẩu theo các quy định của hợp đồng.
+ Ngày 14/01/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ, đây là một trong những quyết định quan trọng liên quan đến phát triển thị trường.
+ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết: Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nơng nghiệp, nông dân và nông thôn.