Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện Gia Viễn
4.1.6. Kết quả và hiệu quả sản xuất cây vụ đông
4.1.6.1. Đặc điểm chung của các hộ điều tra
Bảng 4.10 cho thấy quy mô sản xuất cây vụ đông của huyện Gia Viễn chỉ ở mức độ vừa và nhỏ chứ khơng có mơ hình lớn. Chủ hộ có độ tuổi bình qn khơng cao, chủ yếu là những người còn ở tuổi lao động. Sản xuất vụ đông đã được đẩy mạnh trong chín năm trở về đây. Trung bình số lao động trong sản xuất nơng nghiệp dao động 3,79 đến 4,08 lao động/hộ. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy với quy mơ đất canh tác như hiện nay thì lượng lao động của các hộ hồn tồn có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất cây vụ đơng nói riêng.
Diện tích bình qn canh tác cây vụ đông của hộ năm 2016 ở quy mô sản xuất nhỏ đạt tỷ lệ cao hơn so với quy mô sản xuất vừa. Tỷ lệ này cho ta thấy hiện còn một số lượng đất đai còn bị lãng phí sau khi thu hoạch lúa mùa.
Bảng 4.10: Thông tin chung về hộ sản xuất
STT Chỉ tiêu ĐVT QMSX
Lớn Vừa Nhỏ BQ 1 Số hộ điều tra Hộ 72 48 120 2 Tuổi chủ hộ BQ Tuổi 48 43 46 3 Số năm đi học BQ của chủ hộ Năm 11,26 9,78 10,26 4 Số năm sản xuất vụ đông Năm 8,88 8,61 8,9 5 Số nhân khẩu BQ hộ Người 4,6 3,9 4,4 6 Số lao động thực tế tham gia sản
xuất NN BQ hộ Lao động 4,08 3,18 3,79 7 Diện tích BQ cây vụ đông năm
2016 của hộ: Sào 3,29 6,00 3,46 - Ngô - Khoai lang - Khoai tây Sào Sào Sào 0,97 1,44 0,86 1,92 2,79 1,29 1,18 1,43 0,84 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2016)
Bảng 4.11 cho ta thấy về lao động, mặc dù những năm gần đây huyện Gia Viễn đã có nhiều cố gắng chuyển lao động nơng nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp nhưng qua nghiên cứu chúng tôi thấy với quy mơ đất canh tác như hiện nay thì lực lượng lao động của các hộ hồn tồn có thể đáp ứng được u cầu phát triển sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất vụ đơng nói riêng. Bình qn 1 hộ có hơn 3 lao động nơng nghiệp và bình qn mỗi lao động nơng nghiệp có gần 1,58 sào đất canh tác.
Quy mô về vốn bằng tiền bình quân của mỗi hộ đạt 4,26 triệu đồng. Mặc dù vốn lưu động được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nhưng rõ ràng nếu có ưu thế sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong mở rộng, phát triển sản xuất vụ đông.
Bảng 4.11 Điều kiện sản xuất của các nhóm hộ năm 2016
(tính bình qn 1 hộ)
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
1. Đất đai
- Diện tích canh tác ha 0,231 - Diện tích có khả năng sản xuất vụ đơng (*) ” 0,182 - Diện tích cây vụ đơng (**) ” 0,117
- Tỷ lệ (*) /(**) % 62,35
2. Lao động
- LĐ nông nghiệp ” 3,08
- Số năm đi học của chủ hộ năm 8,92 - DT canh tác/LĐNN ha/lđ 0,056
3. Vốn bằng tiền tr.đ 4,26
4. Phân tổ hộ điều tra theo quy mơ diện tích đất có khả năng sản xuất vụ đông
> 0,2 ha % 15,57
0,15 - 0,2 ha % 54,23
0,07 - 0,15 ha % 25,03
< 0,07 ha % 3,05
Nguồn: Số liệu điều tra, (2016) 4.1.6.2. Kết quả sản xuất cây vụ đông
Người dân đã đẩy mạnh việc tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, nhất là kỹ thuật về giống cây trồng, biện pháp thâm canh vào sản xuất; thực hiện nghiêm chỉnh khung lịch thời vụ, theo đúng quy trình được hướng dẫn.
Cây trồng vụ đông chủ lực của huyện là: Ngô, Khoai lang, Khoai tây. Diện tích, năng suất và sản lượng của 3 loại cây trồng trên luôn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu cây trồng vụ đơng, trong đó Ngơ chiếm diện tích lớn nhất những sản nâng suất và sản lượng lại khơng ít hơn so với Khoai lang và Khoai tây. Trong khi đó, các loại khác chiếm diện tích ít hơn và năng suất và sản lượng cũng kém hơn.
Bảng 4.12. Tình hình sản xuất một số loại cây vụ đơng năm 2016 Các loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất Các loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất
(tạ/ha) Sản lượng (tấn) Ngơ 138 32,5 8772,66 Khoai tây 56 128,1 8781,92 Khoai lang 104 85,7 10098,40 Ớt 50 175,10 6500,00 Bí xanh 48 146,4 3672,44 Cây trồng khác - - -
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2016) 4.1.6.3. Chi phí sản xuất ở các hộ điều tra
Cây vụ đơng là cây trồng thích hợp với điều kiện đất đai và khí hậu của địa bàn nên được các hộ chú trọng đầu tư hơn các cây ngắn ngày khác. Nghiên cứu mức độ đầu tư vật chất, lao động cho sản xuất cây vụ đông trên 3 đối tượng cây trồng vụ đơng chính của huyện là ngơ, khoai tây, khoai lang, chúng ta sẽ thấy rõ hơn mức độ đầu tư cho sản xuất cây vụ đơng của các nhóm hộ trên địa huyện.
Bảng 4.13 Chi phí sản xuất cây vụ đơng năm 2016 của các hộ dân Đơn vị tính: Nghìn đồng Đơn vị tính: Nghìn đồng Diễn giải Ngơ Khoai Lang Khoai tây Tổng chi phí trung gian 540,34 257,02 440,75
- Giống 70,84 84,94 44,00 - Đạm 171,16 53,35 120,78 - Lân 68,75 14,47 50,40 - Kali 100,39 38,04 47,48 - BVTV, trừ cỏ 34,82 44,22 51,04 - Làm đất 88,88 0 0 - Thuê lao động 0 16,50 110,55 - Chi phí khác 5,50 5,50 16,5
Nhìn chung với 3 loại cây trồng trên chi phí cho sản xuất khoai lang là thấp nhất, ngơ chi phí cao nhất. Bình quân trên diện tích một sào cây ngơ và khoai tây có mức đầu tư chi phí là tương đối cao, ở ngơ là 540,34 nghìn đồng, khoai tây là 440,75 nghìn đồng. Trong khi đó chi phí của cây ngơ là tương đối thấp 257,02 nghìn đồng/1 sào. Đầu tư về các phân bón chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các yếu tố đầu vào. Ở cây khoai tây và cây khoai lang chi phí mua đạm là lớn nhất lên đến 171,16 nghìn đồng/ 1 sào ngơ và 120,78 nghìn đồng/1 sào khoai tây. Cịn đối với khoai lang chi phí lớn nhất lại là chi phí mua giống ở mức 84,94 nghìn đồng/ 1 sào khoai lang.
Nhận xét chung về tình hình đầu tư chi phí :
Qua kết quả điều tra về tình hình đầu tư chi phí sản xuất của bốn loại cây trồng vụ đông đề tài lựa chọn, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
Đối với cả cây ngũ cốc và rau, chi phí về cây giống của thường ở mức cao nhất, bởi lẽ phần lớn các hộ nông dân đều trồng tại thời điểm này, giá cây giống đã bị đẩy lên và cao hơn nhiều so với vụ chính.
Chi phí về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đối với sản xuất vụ đơng thường có xu hướng tăng dần về lượng, đây là do đặc tính sinh trưởng của cây vụ đông tạo nên, thời tiết càng phức tạp thì cây vụ đơng càng khó phát triển, việc chăm sóc về dinh dưỡng và sâu bệnh cần phải tăng cường hơn.
Chi phí sản xuất cây trồng vụ đông thường luôn cao hơn về chi phí sử dụng phân hố học và thuốc bảo vệ thực vật, nhưng về chi phí sử dụng phân bón, chi phí về lao động nhìn chung khơng khác biệt.
Trên thực tế, chi phí về vật dụng phục vụ cho sản xuất cây trồng vụ đơng cịn cao hơn rất nhiều, nhưng ở đây người sản xuất mới chỉ dừng lại ở mức chi phí nhất định (bảo vệ hỗ trợ cây khỏi tác động ngoại cảnh), chưa chú trọng nên chi phí về khoản này dường như không đáng kể.
4.1.6.4. Hiệu quả kinh tế sản xuất cây vụ đông
- Cây ngô: Cây ngơ là cây có hiệu quả kinh tế thấp nhất trong 3 loại cây trồng được chọn để điều tra. Mặc dù diện tích sản xuất lớn, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp của cây ngô không phải là thấp nhưng do chi phí q cao nên cây ngơ khơng đem lại hiệu quả cao bằng các cây còn lại. Mặc dù hiêu quả kinh tế của cây ngô không cao như những cây trồng khác nhưng cây ngô vẫn được trồng phổ biến ở huyện Gia Viễn là do:
Thứ nhất, đặc điểm của cây ngơ có thể ni trồng và chăm sóc, thời gian sinh trưởng ngắn và chủ động được thời vụ khi gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi.
Thứ hai, ngô là một trong những cây trồng dễ tính, khơng u cầu cao về kỹ thuật. Một nguyên nhân quan trọng nữa là sản phẩm ngô hạt được sử dụng ngày càng phổ biến để kết hợp với các thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Do vậy sản xuất ngơ có ý nghĩa lớn trong việc giảm giá thành chăn nuôi của các hộ.
- Cây khoai lang: Mặc dù các chỉ tiêu về GO, VA, MI cây khoai lang là khơng cao bằng 2 cây trồng cịn lại nhưng bù lại chi phí cho sản xuất cây khoai lang là tương đối thấp nên hiệu quả kinh tế mà cây khoai lang mang lại vẫn cao hơn cây ngô.
- Cây khoai tây: Ta có thể thấy cây khoai tây ở Gia Viễn đang đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong 3 loại cây đã nghiên cứu các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế theo thu nhập, hiệu quả kinh tế theo ngày công đều cao hơn rất nhiều so với 2 cây trồng kia, thường cao hơn gấp đôi, gấp 3 lần.
Bảng 4.14. Hiệu quả kinh tế sản xuất cây trồng vụ đơng chính
Chỉ tiêu ĐVT Ngơ Khoai
lang Khoai tây Kết quả sản xuất - GO đ 1605,43 933,59 3477,22 - IC đ 540,34 257,02 440,75 - VA đ 1065,09 676,57 3036,47 - MI đ 987,11 620,36 2663,89 Hiệu quả kinh tế theo IC
- GO/IC Lần 2,97 3,63 7,89
- VA/IC Lần 1,97 2,63 6,89
- MI/IC Lần 1,83 2,41 6,04
Hiệu quả kinh tế theo ngày công
- GO/L đ 24,79 25,33 48,25
- VA/L đ 13,95 15,10 39,63
- MI/L đ 12,67 14,87 38,06