Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.4. Phương pháp phân tích thơng tin
3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mơ tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn.
Trên cơ sở tài liệu đã được tổng hợp lại thành các nhóm, theo loại hình chúng tơi đã sử dụng các chỉ tiêu bình quân, số tương đối để so sánh, đánh giá mức độ phát triển cây vụ đơng của huyện. Mơ tả tình hình sản xuất của các hộ trong huyện, để thấy được thực trạng sản xuất tại địa phương. Trong đó phương pháp phân tổ thống kê là chủ yếu; Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu; Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.
Phân tổ thống kê được sử dụng để nghiên cứu xu hướng thay đổi của hiệu quả kinh tế sản xuất vụ đông khi các yếu tố liên quan thay đổi để từ đó tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất vụ đông của các hộ. Các tiêu thức phân tổ như sau:
- Tiêu thức nguyên nhân: quy mô đất đai, lao động, mức đầu tư… - Tiêu thức kết quả: Thu nhập hỗn hợp.
3.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh
Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng rộng rãi nhất là để phân tích các hiện tượng tự nhiên - xã hội, để đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay khơng hiệu quả, từ đó tìm ra được các định hướng và giải pháp tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Khi so sánh phải xác định số gốc để tiến hành, do vậy có nhiều dạng so sánh khác nhau: Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng rộng rãi nhất là để phân tích các hiện tượng tự nhiên - xã hội, để đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả, từ đó tìm ra được các định hướng và giải pháp tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Khi so sánh phải xác định số gốc để tiến hành, do vậy có nhiều dạng so sánh khác nhau:
- So sánh số liệu của đơn vị này với số liệu của đơn vị khác tương đương giúp ta biết được mặt mạnh, mặt yếu của đơn vị này với đơn vị kia.
- So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước giúp ta thấy được nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của hiện tượng.
Sử dụng để làm rõ sự khác nhau về kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cây vụ đơng giữa các nhóm hộ, giữa các chân đất và giữa các công thức luân canh.
So sánh diện tích, năng suất, sản lượng cây vụ đơng của huyện Gia Viễn qua các năm và của huyện Gia Viễn với tỉnh Ninh Bình.