Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Chọn mẫu là phương pháp tiến hành nghiên cứu, thu thập thông tin từ một bộ phận thu nhỏ của mẫu tổng thể nghiên cứu, song lại có khả năng suy rộng ra cho tổng thể đối tượng nghiên cứu, phù hợp với các đặc trưng và cơ cấu của tổng thể.
Trong nghiên cứu chọn mẫu, khảo sát không nhiều các đơn vị nghiên cứu nên thường được áp dụng trong điều kiện hạn chế về thời gian. Dữ liệu được xử lý, phân tích nhanh nên thơng tin thu được từ điều tra chọn mẫu có tính thời sự, cập nhật. Chi phí cho cơng tác tổ chức nghiên cứu giảm, do đó, nghiên cứu chọn mẫu tiết kiệm được nhân lực, vật lực và tài chính.Có thể mở rộng nội dung nghiên cứu hoặc đi sâu tìm hiểu mặt nào đó của hiện tượng.
Gia Viễn là một huyện nằm ở cửa ngõ phía bắc tỉnh Ninh Bình. Đây là huyện có địa hình phức tạp với đủ cả rừng núi, đồng bằng, hồ đầm, sơng bãi. Địa hình huyện được phân thành ba vùng rõ rệt: vùng đồng bằng, vùng núi đá vôi và vùng bán sơn địa.
+ Vùng đồng bằng chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp thường xun song đất có độ phì cao, địa hình tương đối bằng phẳng phù hợp cho việc trồng lúa, rau màu và các cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Vùng núi đá vôi chủ yếu là các núi đá nằm xen kẽ nhau.
+ Vùng bán sơn địa vừa có nhiều núi, vừa có những khoảng đất rộng bằng. Với 21 đơn vị hành chính (20 xã và một thị trấn), phát triển sản xuất vụ đơng có lợi thế trên 2 vùng đất đồng bằng và vùng bán sơn địa. Do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên chúng tôi lựa chọn điểm điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên các tác nhân trên địa bàn tồn huyện theo tính chất, quy mơ, đặc
điểm,…của các vùng đặc trưng. Kết quả nghiên cứu chúng tôi thu được sẽ được tổng hợp và suy rộng cho tổng thể nghiên cứu một cách hợp lý.Vì thế nghiên cứu được tiến hành trên 2 vùng đất với các xã có tính chất đại diện cho thực trạng phát triển sản xuất vụ đông là: Gia Tiến, Gia Thắng, Gia Phương.