Phát triển đầu tư cho sản xuất cây vụ đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 75 - 78)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện Gia Viễn

4.1.4. Phát triển đầu tư cho sản xuất cây vụ đông

4.1.4.1. Đầu tư về lao động

Cùng với sự tăng lên về số lượng các loại hình sản xuất thì số lượng lao động chính tham gia trồng cây vụ đơng cũng tăng lên qua các năm.

Bình quân trong giai đoạn 2014-2016, tốc độ tăng trưởng bình quân lao động sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện Gia Viễn là 0,77%/năm, cao hơn khi so sánh với tăng trưởng lao động tồn ngành nơng nghiệp (0,64%/năm) và ngành trồng trọt là 0,67%/năm.

Tính riêng trong năm 2016, số lượng lao động hoạt động trong ngành nơng nghiệp là 44.245 người, trong đó lao động trong ngành trồng trọt là 32.890 người, chiếm 60,6% tổng số lao động nông nghiệp. Cơ cấu lao động tham gia sản xuất cây vụ đông chiếm 49,5% với số lượng là 16.905 người.

Bảng 4.6. Tình hình phát triển lao động sản xuất cây vụ đông huyện Gia Viễn giai đoạn 2014 - 2016

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So Sánh (%) 15/14 16/15 BQ Tổng số LĐ nông nghiệp 43.556 43.818 44.245 100,49 100,79 100,64 - Lao động ngành trồng trọt 32.455 32.678 32.890 100,69 100,65 100,67 - Lao động trồng cây vụ đông 16.498 16.632 16.905 100,51 101,03 100,77

Theo điều tra các hộ sản xuất, bình quân lao động cho sản xuất cây vụ đông khoảng 2-3 lao động/hộ, chủ yếu là lao động không đi làm ở địa phương khác, ngoài ra hộ cũng tranh thủ nguồn lao động nhàn rỗi tham gia vào sản xuất.

Tuy nhiên, đối với nguồn lực lao động đang có tại các nơng hộ cũng chưa tận dụng và khai thác hết vì quy mơ sản xuất là khá nhỏ. Lao động trong nơng nghiệp nói chung là lao động hoạt động theo kiểu mùa vụ, thời gian lao động nhỏ hơn rất nhiều so với thời gian sản xuất, chính vì vậy việc tìm thêm việc làm hoặc mở rộng quy mô sản xuất để tận dụng và khai thác hiệu quả thời gian nhàn rỗi của lao động nơng nghiệp là điều cần thiết, cũng là góp phần nâng cao thu nhập cho lao động nông nghiệp. Đây là vấn đề cần đưa ra những giải pháp hợp lý từ phía chính quyền địa phương, đặc biệt là Phịng Nơng nghiệp & PTNT huyện Gia Viễn.

4.1.4.2. Đầu tư về đất đai

Đất đai là yếu tố quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp nói chung, sản xuất cây vụ đơng nói riêng. Đất sản xuất của huyện được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là đất được giao khốn, ngồi ra cịn có diện tích đất vườn của gia đình với số lượng khơng nhiều.

Bảng 4.7 thể hiện biến động trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp huyện Gia Viễn giai đoạn 2014-2016. Trong vịng 3 năm, diện tích trồng cây vụ đơng đã tăng đáng kể với 85ha, đạt tốc độ tăng trưởng là 0,7%/năm, đây là dấu hiệu khả quan cho ngành sản xuất cây vụ đông của huyện trong thời gian tới.

Bảng 4.7. Thực trạng phát triển đất sản xuất cây vụ đông huyện Gia Viễn giai đoạn 2014 – 2016 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So Sánh (%) 15/14 16/15 BQ Tổng số đất sản xuất NN 9.057 9.925 9.925 109,58 100,00 104,79 - Đất trồng cây hàng năm 8.016 8.462 8.390 105,56 99,15 102,36 - Đất trồng cây vụ đông 6.065 6.138 6.150 101,20 100,20 100,70

Nguồn: Phịng Nơng nghiệp & PTNT huyện Gia Viễn, (2016) Điều tra các nông hộ cho thấy, phần lớn các hộ không thuê lao động mà tận dụng lao động gia đình ở mọi độ tuổi, mọi lúc rảnh rỗi, lao động chủ yếu sử

dụng kinh nghiệm tích lũy, có một số ít được tham gia các lớp tập huấn quy trình sản xuất mới. Sản xuất cây vụ đông trên địa bàn chủ yếu do hộ gia đình tiến hành. Thực tế hình thức tổ chức sản xuất này có ưu thế là các hộ có thể chủ động trong bố trí sản xuất, tận dụng lao động của gia đình mình, nhưng việc sản xuất thường manh mún và không thành vùng tập trung.

Phần lớn diện tích đất các hộ dân đang sử dụng vào mục đích trồng cây vụ đơng là loại đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ nên rất phù hợp với điều kiện sinh trưởng, phát triển của cây. Có thể coi đây là một lợi thế để tiến tới phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung. Tuy nhiên, do đất sản xuất của hộ thường ít, lại phân tán nên việc đầu tư thâm canh cũng như mở rộng quy hoạch vùng sản xuất gặp nhiều khó khăn.

4.1.4.3. Đầu tư về vốn sản xuất

Có thể thấy rằng vốn là yếu tố ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất kinh doanh của người dân ở địa bàn, nhất là các hộ nông dân sản xuất cây vụ đông. Hiện các nông hộ ở đây vẫn sản xuất theo phương thức truyền thống (sản xuất ngoài đồng ruộng) nên đòi hỏi về trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất khơng nhiều. Vì thế lượng vốn cơ bản sử dụng để đầu tư chủ yếu vẫn là của gia đình.

Bên cạnh đó, khả năng đáp ứng về vốn của người sản xuất trên địa bàn còn thấp do đa phần người lao động làm kinh tế trên địa bàn chủ yếu là dựa vào sản xuất nơng nghiệp, vốn tích lũy được thấp chỉ đủ cho sinh hoạt gia đình, chưa có đủ vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

Bảng 4.8. Thực trạng nguồn vốn đầu tư sản xuất cây vụ đông huyện Gia Viễn giai đoạn 2014 – 2016

Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 TĐ TTBQ (%/năm) Tống số vốn đầu tư Tr. đồng 8.530 10.712 9.693 6,60 Trong đó: -Nhà nước % 5,86 5,41 5,14 -6,34 -Doanh nghiệp % 0,35 0,3 0,41 8,23 -Nông dân % 93,79 94,29 94,49 0,37 +Tự có % 93,79 94,29 94,45 0,35 +Đi vay % 0 0 0 0,00

Phân tích bảng 4.8. cho thấy:

Vốn đầu tư cho sản xuất cây vụ đông vẫn chủ yếu là của các nơng hộ, bình quân một hộ bỏ vốn từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng, chủ yếu đầu tư một phần về giống, phân bón, thuốc BVTV, bơm nước, làm đất. Tuy nhiên, mức tăng trưởng lại khá thấp, chỉ với 0,35%/năm, do một bộ phận lớn nông hộ không chú trọng đầu tư vào mở rộng diện tích sản xuất.

Vốn nhà nước chiếm phần nhỏ trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển. Trong giai đoạn 2014 – 2016, chỉ tiêu này có xu hướng giảm rõ rệt, cụ thể giảm 6,34%/năm, nhưng lại là tác nhân không thể thiếu được, nguồn vốn này được đầu tư hỗ trợ về giống, giao thông, thuỷ lợi và tổ chức các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho các hộ sản xuất, dùng từ nguồn ngân sách hàng năm của huyện.

Các doanh nghiệp đầu tư vốn chủ yếu là hỗ trợ về giống, đối với vùng ký kết hợp đồng và chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn đầu tư (0,41%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)