Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện Gia Viễn
4.1.3. Phát triển hình thức tổ chức sản xuất cây vụ đơng
Cây vụ đông từ lâu đã được người dân huyện Gia Viễn quan tâm phát triển. Tuy nhiên, phải đến năm 2011 khi tỉnh Ninh Bình có kế hoạch phát triển tồn dân cây vụ đơng trên tồn tỉnh thì cây vụ đơng mới được các cấp, các nghành địa phương coi trọng.
Đến năm 2013 với những kết quả tích cực từ cây vụ đơng mang lại đã tạo động lục cho nhiều hộ dân phát triển các loại cây trồng vụ đơng. Trong đó cây ớt, ngơ, khoai tây được được địa phương trồng tương đối nhiều trên diện tích đất màu cũng như đất 2 lúa. Trong thời gain này cùng với sự suy thối kinh tế, các doanh nghiệp khơng mạnh dạn đầu tư vào nông nghiệp nhưng vẫn giữ nguyên diện tích canh tác. Tỷ lệ phần trăm của hộ nông dân tăng lên trong năm 2016 là do nhiều hộ dân tự đầu tư và chuyển đổi hệ thống cây trồng.
Bảng 4.5 Tỷ lệ diện tích cây vụ đơng thuộc các tổ chức giai đoạn 2014 - 2016
TT Cây vụ đông
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Hộ dân HTX DN Hộ dân HTX DN Hộ dân HTX DN 1 Ngô 12,43 37,78 49,79 14,35 45,67 39,98 70,20 29,8 - 2 Khoai tây 23,32 - 76,68 45,23 - 54,77 100 - - 3 Khoai lang 100 - - 100 - - 100 - - 4 Ớt 26,73 - 73,27 100 - - 100 - - 5 Bí xanh - 84,38 15,62 - 68,72 31,28 67,72 - 32,28 6 Cây trồng khác 100 - - 100 - - 100 - - Nguồn: Niên giám thống kê huyện Gia Viễn, (2016)
Từ năm 2015 đến nay ngồi cây ngơ và cây bí xanh thì các loại cây khác hầu như chỉ có các hộ dân sản xuất. Các HTX chỉ tham gia vào việc cung ứng vật tư đầu vào. Các doanh nghiệp nông nghiệp trong những năm gần đây đầu tư khơng hiệu quả nên đã rút vốn. Điển hình như doanh nghiệp đầu tư trồng khoai tây trên địa bàn xã Gia Thắng, Gia Tiến, đến năm 2015 hầu hết khoai tây khơng tìm được đầu ra…
Trong những năm gần đây, xu hướng lao động nông nghiệp ngày càng giảm, trong khi đó việc dồn điền tạo ra những cánh đồng mẫu lớn đòi hỏi các hộ dân liên kết lại với nhau. Thực tế ở các xã trên địa bàn huyện Gia Viễn đã hình thành các Tổ hợp tác. Hoạt động của Tổ hợp tác ở huyện Gia Viễn chủ yếu
hướng vào mục đích giúp đỡ, tương trợ nhau trong sản xuất và đời sống như: trao đổi kinh nghiệp sản xuất, hỗ trợ nhau về giống mới, kỹ thuật mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất trồng trọt; cung cấp thông tin và tiêu thụ sản phẩm.
Về mặt kinh tế, các Tổ hợp tác đã thúc đẩy sản xuất trên địa bàn các xã phát triển, tận dụng nguồn lực (đất đai, vốn, lao động...) tại địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho các hộ thành viên, đồng thời tạo tiền đề cho cung cách làm ăn mới, hướng sản xuất tời thị trường. Về mặt xã hội, các tổ hợp tác là mơ hình tự trợ giúp và tương trợ lẫn nhau để cùng thốt khỏi đói nghèo và vươn lên đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu kinh tế, xã hội, đề cao tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.